Thứ ba, 04/02/2025
   

Quyết định 2345: “Chiến dịch lớn” để bảo vệ khách hàng

Tại Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng ngày 4/7, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng khẳng định, xác thực sinh trắc học là thêm 1 lớp bảo vệ nữa, ngân hàng không bỏ một bước bảo mật nào, nên chỉ an toàn hơn cho khách hàng. Đây là một "chiến dịch lớn", là điều bắt buộc phải làm, không thể khác được.
Quyết định 2345: “Chiến dịch lớn” để bảo vệ khách hàng
Quyết định 2345: “Chiến dịch lớn” để bảo vệ khách hàng

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả trên các trụ cột quan trọng: chuyển đổi nhận thức, hoàn thiện thể chế, nâng cấp hạ tầng, ứng dụng khai thác dữ liệu và phát triển các mô hình ngân hàng số; công tác đảm bảo an ninh, an toàn;...

Đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (Mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017 - 2023 đạt trên 100%/năm.

Hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ đồng/ngày (tương đương 40 tỷ USD). Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày. Các công nghệ số mới, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được ứng dụng mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân, doanh nghiệp.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Ngoài ra, ngành Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong công tác phòng chống tội phạm và đặc biệt là đã tiên phong triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06/QĐ-TTg ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, định danh/xác thực chính xác thông tin khách hàng, hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng trên kênh điện tử, bảo lãnh điện tử cũng như góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, tiện lợi mà các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng đem lại, ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật trước nguy cơ bị tấn công mạng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản ngân hàng của người dân, các thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

Để hạn chế, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng trên không gian mạng, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai các nhóm giải pháp chính, gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện; triển khai các giải pháp công nghệ và cơ chế phối hợp; tuyên truyền, cảnh báo phòng, chống tội phạm lừa đảo; phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng, chống lừa đảo qua mạng. Trong đó, ngày 18/12/2023, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345), có hiệu lực từ 1/7/2024.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc cho biết, Quyết định 2345 giải quyết 2 điểm quan trọng, đó là chấm dứt tình trạng mở tài khoản bằng giấy tờ giả; hai là xóa bỏ việc mở tài khoản bằng giấy tờ thật nhưng không phải chính chủ người đó mở. Việc xác thực sinh trắc học theo yêu cầu của Quyết định 2345 sẽ xác định đúng tài khoản, đúng người có căn cước công dân được Bộ Công an cấp.

“Bản chất của Quyết định 2345 là làm sạch tài khoản, loại bỏ các tài khoản sử dụng giấy tờ giả, loại bỏ tài khoản không chính chủ”, Phó Thống đốc khẳng định.

Theo thống kê, tính đến 17 giờ ngày 3/7, có 16,6 triệu tài khoản khách hàng đã được các ngân hàng đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học của Bộ Công an. Theo Phó Thống đốc, con số này tương đương bằng cả 1 năm ngành Ngân hàng mở tài khoản cho khách hàng. Về cơ bản, đa số người có tài khoản có thể xác thực được qua điện thoại có NFC (viết tắt của Near-Field Communication - chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn). Số ít có vướng mắc và được các ngân hàng hỗ trợ tại quầy. Hiện có ngân hàng đã làm xong xác thực 2,6 triệu tài khoản khách hàng.

Theo Phó Thống đốc, việc thực hiện xác thực sinh trắc học là cần thiết, thêm 1 lớp bảo vệ nên chắc chắn là an toàn hơn. Trường hợp khách hàng có làm mất giấy tờ, bị kẻ xấu mang đến ngân hàng giả mạo để lừa đảo tiền cũng khó thực hiện vì có sinh trắc học khuôn mặt để xác nhận chính chủ hay không.

Thời gian tới, nhằm thúc đẩy, tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng, NHNN tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản, Thông tư thay thế, sửa đổi, bổ sung về quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet …; triển khai hiệu quả Quyết định số 2345/QĐ-NHNN nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán nói riêng và sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung.

Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán; đồng thời nâng cấp, phát triển các hạ tầng thanh toán đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, kết nối liền mạch, xuyên suốt với các ngành, lĩnh vực khác (như dịch vụ công, y tế, giáo dục, thương mại điện tử…) và kết nối thanh toán xuyên biên giới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng đa dạng, ngày càng tăng nhanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai hiệu quả Đề án 06, trong đó chú trọng khai thác thông tin Căn cước công dân gắn chip và tài khoản VNeID để định danh, xác thực chính xác thông tin khách hàng và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách tiện lợi, an toàn, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, tội phạm lợi dụng dịch vụ thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo...

  • Ngân hàng TPBank lãi gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024

    Ngân hàng TPBank lãi gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024

    Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, với lợi nhuận trước thuế đạt gần 7.600 tỷ, tăng 36% so với năm 2023 và vượt kế hoạch đề ra.

  • Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank

    Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank

    Sáng ngày 3/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cùng lãnh đạo các đơn vị NHNN thăm và chúc mừng năm mới toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietibank) nhân ngày làm việc đầu tiên của Xuân Ất Tỵ 2025.

  • Ngân hàng SaiGonBank lãi gần 100 tỷ đồng trong năm 2024

    Ngân hàng SaiGonBank lãi gần 100 tỷ đồng trong năm 2024

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaiGonBank, mã chứng khoán: SGB) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 10%, huy động vốn tăng 7,5% và lãi trước thuế hơn 99,3 tỷ đồng.

  • Ngành ngân hàng năm 2024: Góp động lực vào sự phát triển kinh tế đất nước

    Ngành ngân hàng năm 2024: Góp động lực vào sự phát triển kinh tế đất nước

    Năm 2024, với những chính sách và biện pháp kịp thời, ngành ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định vĩ mô, nâng cao lòng tin của nhà đầu tư và củng cố vị thế kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

  • Du xuân không cần mang theo tiền mặt

    Du xuân không cần mang theo tiền mặt

    Lãnh đạo ngân hàng thương mại và các trung gian thanh toán khuyến nghị người dân du xuân thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách thức cà thẻ, quét mã QR, thanh toán một chạm… đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán.

  • HDBank lãi trước thuế hơn 16.700 tỷ đồng

    HDBank lãi trước thuế hơn 16.700 tỷ đồng

    Ngày 24/01/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã công bố báo cáo tài chính quý 4 và năm 2024, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 16.700 tỷ đồng, tăng 28,5% so với 2023, tạo đà vươn mình trong giai đoạn phát triển mới.

  • MB Shinsei thay đổi tên gọi và người đại diện theo pháp luật

    MB Shinsei thay đổi tên gọi và người đại diện theo pháp luật

    Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận về việc thay đổi tên gọi và người đại diện theo pháp luật của Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei.

  • Thủ tướng Chính phủ thăm, chúc mừng năm mới và giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng

    Thủ tướng Chính phủ thăm, chúc mừng năm mới và giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng

    Sáng ngày 03/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ) tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm, chúc Tết và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức và viên chức ngành Ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.

  • Agribank vững tin cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Agribank vững tin cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Tiếp nối những thành quả đã đạt được trong năm 2024, toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vững tin bước sang năm 2025, với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, kế hoạch được giao, tiếp tục cùng đất nước sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

  • ABBank hoàn thành 81% kế hoạch năm 2024

    ABBank hoàn thành 81% kế hoạch năm 2024

    Kết thúc quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng đạt 809 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 81% kế hoạch năm. Đồng thời, số lượng giao dịch qua kênh số tại ABBank cũng có sự bứt phá đáng kể nhờ việc đầu tư nguồn lực nhằm tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay