Thứ bảy, 18/01/2025
   

Hoạt động của các TCTD hội viên khu vực phía Nam tuần từ 22/01/2024 đến ngày 26/01/2024

Tổng hợp thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, khu vực phía Nam, từ ngày 22/01 đến 26/01/2024, cho thấy, các TCTD đã tăng cường áp dụng các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo phát triển an toàn, bền vững. Đồng thời, các TCTD triển khai nhiều gói cho vay ưu đãi để hỗ trợ khách hàng, tổ chức những chương trình an sinh xã hội, thiện nguyện thiết thức và lan tỏa lối sống xanh tới cộng đồng...
ngân hàng
Hoạt động của các TCTD hội viên khu vực phía Nam tuần từ 22/01/2024 đến ngày 26/01/2024
1. Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank)

Ngân hàng Bản Việt vừa công bố báo cáo tài chính Q4 và cả năm 2023. Đến 31/12/2023, tổng tài sản BVBank đạt gần 88.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2022, vượt kế hoạch năm 2023 (86.600 tỷ đồng). Tổng huy động vốn tăng gần 10%, đạt 79.700 tỷ đồng, trong đó, huy động vốn từ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế đạt gần 67.200 tỷ đồng, chiếm 84,3% và tăng 13% so với 2022.

Dư nợ tín dụng đạt gần 58.000 tỷ đồng, tăng gần 14% so cùng kỳ. Năm 2023, BVBank bước đầu chuyển dịch thành công sang phân khúc cho vay khách hàng cá nhân, đưa tỷ trọng cho vay cá nhân trung bình từ 54% giai đoạn 2019 - 2022 lên 70%. Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tính đến 31/12/2023 ghi nhận 1.915 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 2,79% lên 3,31%.

Tổng thu nhập cả năm đạt 1.755 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với năm 2022. Để chia sẻ với khách hàng, BVBank đã tiên phong đưa ra các gói ưu đãi về lãi suất và thực hiện các biện pháp giảm lãi, trong khi đó chi phí vốn đầu vào tăng cao từ Q4/2022 đã dẫn đến thu nhập lãi thuần bị ảnh hưởng, giảm gần 14% (đạt 1.500 tỷ đồng). Tuy vậy, tổng số khách hàng đã tăng gấp đôi so với 2021. Đến Q4/2023, thu nhập lãi thuần tăng tốc trở lại, đạt 428 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ và tăng 8% so Q3, là cơ sở giúp ngân hàng vững tin về kết quả kinh doanh phục hồi trong năm 2024.

Thu nhập lãi thuần từ dịch vụ đạt 54 tỷ đồng, giảm 48% so 2022 do ảnh hưởng từ nguồn thu từ bảo hiểm liên kết. Nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối đạt 22 tỷ đồng, giảm 48% do biến động tỷ giá. Năm 2023, ngân hàng lãi 122 tỷ đồng nhờ doanh số mua bán trái phiếu tăng gần gấp đôi. Lãi từ hoạt động khác đạt gần 78 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước, nhờ tăng thu hồi các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng.

Chi phí hoạt động trong năm 2023 tăng 14% lên mức 1.407 tỷ đồng, riêng Q4 tăng 28%. Mức tăng này chủ yếu do chi phí đầu tư vào mở rộng mạng lưới với số lượng đơn vị kinh doanh tăng gần 50% so với 5 năm trước đó. BVBank đẩy mạnh trích lập dự phòng trong quý cuối năm, với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 135 tỷ đồng, tăng 34% so cùng kỳ. Lũy kế cả năm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gần 280 tỷ đồng, tăng 23% so năm 2022.

Kết thúc năm 2023, lợi nhuận trước thuế của BVBank chỉ đạt gần 72 tỷ đồng, giảm 84% so với năm 2022. Tổng nhân sự đến cuối năm là 2.568 người, tăng 10% so với đầu năm. Thu nhập bình quân của nhân viên là 21,22 triệu đồng/người/tháng.

Tuy vậy, với định hướng “thận trọng và tăng trưởng có chọn lọc”, đồng thời chấp nhận hy sinh lợi nhuận để đồng hành cùng khách hàng và xây dựng sự phát triển bền vững trong tương lai được kỳ vọng sẽ mang lại giá trị trong dài hạn trên con đường trở thành ngân hàng bán lẻ “hướng đến khách hàng” của BVBank.

2. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank)

Ngày 19 - 20/1/2023, trong khuôn khổ chương trình “Tết đồng bào”, đoàn cán bộ nhân viên HDBank đã tham gia chuỗi hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí; Hội chợ Tết 0 đồng; tặng sổ Bảo hiểm xã hội… Ước tính khoảng 1.000 bà con nghèo huyện Phù Yên đã nhận được quà tặng nhu yếu phẩm, được khám bệnh, nhận thuốc miễn phí và thẻ Bảo hiểm xã hội miễn phí… từ HDBank.

Trước đó, HDBank đã thực hiện chuỗi hoạt động an sinh xã hội trên cả nước: Từ tháng 1/2021, HDBank đã thực hiện chuỗi hành trình sẻ chia yêu thương tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước, như: trao tặng 08 căn nhà tình thương và 500 phần quà tại 4 huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, TP. Long Khánh tỉnh Đồng Nai; 01 căn nhà tình thương và 50 phần quà cho tỉnh Hoà Bình; 04 căn nhà tình thương và 200 phần quà cho huyện Hải Hậu, Nam Định; 01 nhà ăn tại trường mầm non và 05 nhà tình thương cho TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang; 100 phần quà cho bà con nghèo tỉnh Quảng Trị,… với tổng trị giá gần 3,3 tỷ đồng.

Ngày 16/12/2023, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, HDBank đã đồng hành cùng chương trình “Mùa xuân cho em”, trao quà và kinh phí hơn 01 tỷ đồng cho “Quỹ vì trẻ em Việt Nam”. Trong năm 2023, HDBank đã có nhiều chương trình ý nghĩa, như trao kinh phí thực hiện 2.000 ca phẫu thuật mắt đục thuỷ tinh thể; hàng ngàn thẻ Bảo hiểm y tế; tặng hàng trăm suất học bổng; xây dựng hàng trăm căn nhà tình thương, đại đoàn kết; thăm hỏi, tặng quà tại các Trung tâm Bảo trợ trẻ em… trên cả nước với tổng kinh phí gần 42 tỷ đồng.

3. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Ngân hàng Quốc tế công bố kết quả kinh doanh hợp nhất trước kiểm toán cho năm 2023 với doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng tốt, hiệu quả kinh doanh vượt trội, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và uy tín thương hiệu ở top đầu ngành.

Kết thúc năm 2023, VIB đạt tổng doanh thu hơn 22.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2022, trong đó thu nhập từ lãi đạt hơn 17.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi chiếm 22% doanh thu, với sự đóng góp tích cực của mảng thẻ tín dụng, bảo hiểm, ngoại hối và các khoản thu từ nợ đã xử lý rủi ro.

Chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát tốt ở mức 6.600 ngàn tỷ đồng, chỉ tăng 7% so cùng kỳ trong bối cảnh VIB đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, thương hiệu, mạng lưới chi nhánh và con người. Hệ số CIR (chi phí/doanh thu) giảm chỉ còn 30%, mức tốt nhất từ trước tới nay và ở top đầu ngành. Nhờ đó, lợi nhuận trước dự phòng tín dụng đạt trên 15.500 tỷ đồng, tăng 31% so cùng kỳ năm 2022.

 Ngân hàng chủ động trích lập dự phòng tới hơn 4.800 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so năm 2022. Kết thúc năm 2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.700 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 25%, duy trì hiệu quả sinh lời top đầu ngành.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản VIB đạt gần 410.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt hơn 267.000 tỷ đồng, tăng 14,2%, sử dụng toàn bộ hạn mức tín dụng được NHNN cấp đầu năm và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng trung bình toàn hệ thống. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, chỉ ở mức 2,2% so với mức đỉnh 2,62% vào cuối Q1 và đang có xu hướng tiếp tục giảm.

Cuối năm 2023, tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại VIB đạt trên 85% tổng danh mục cho vay, trên 90% dư nợ bán lẻ là cho vay có tài sản đảm bảo. Trong hơn 4 năm qua, dư nợ cho vay các hoạt động và lĩnh vực như: BOT, năng lượng tái tạo, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu bất động sản đều bằng không. Danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp tại VIB cũng ở nhóm thấp nhất thị trường, chỉ chiếm 0,3%.

Tại ngày 31/12/2023, tổng huy động vốn đạt 283.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng gần 237.000 tỉ đồng, tăng 18% so đầu năm. Huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tăng 21%, trong đó CASA cũng tăng 33% so đầu kỳ. VIB cũng thực hiện huy động trên nhiều kênh khác: huy động thành công thêm 280 triệu đô la Mỹ từ các định chế tài chính lớn trên thế giới với các đối tác hàng đầu như UOB, Maybank…, nâng tổng nguồn vốn huy động quốc tế trong năm 2023 đạt gần 400 triệu USD, là ngân hàng Việt Nam duy nhất thực hiện thành công khoản vay hợp vốn trong năm.

Tại ngày 31/12/2023, các chỉ số quản trị đều được được duy trì ở mức an toàn và tối ưu, với hệ số an toàn vốn CAR (Basel II) ở mức 11,7% (so với quy định là trên 8%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 27% (quy định dưới 30%), hệ số cho vay trên huy động (LDR) đạt 73% (quy định là dưới 85%), tỉ lệ dự trữ thanh khoản (MLH) là 18% (quy định là trên 10%) và chỉ số Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR) theo chuẩn mực Basel III đạt 115% (quy định trên 100%).

Trong Q4/2023, VIB tiếp tục nhận được xếp hạng từ NHNN, với mức xếp hạng tổng thể nằm ở nhóm cao nhất ngành ngân hàng. VIB là một trong số ít ngân hàng thương mại có xếp hạng cao nhất bởi NHNN trong 3 năm liên tiếp, dựa theo các tiêu chí minh bạch do NHNN đưa ra. Theo đó, VIB tiếp tục được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở nhóm cao nhất ngành, trên 16%.

Năm 2019, VIB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai thành công 3 trụ cột của chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II. Đến 8/2023, VIB tiếp tục được NHNN lựa chọn cùng với 9 ngân hàng thương mại khác tham gia Ban chỉ đạo triển khai chuẩn mực vốn Basel II nâng cao và Basel III. Song song, VIB là ngân hàng duy nhất, cùng với một NHTM cổ phần khác đã hoàn tất và phát hành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) từ năm 2019, sớm hơn yêu cầu của Bộ tài chính 6 năm.

4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiếp tục thông báo về việc chấm dứt hoạt động và giải thể 01 Phòng Giao dịch tại Hà Nội: Phòng giao dịch Liễu Giai - Chi nhánh Cầu Giấy, từ ngày 25/01/2024.

Như vậy, từ tháng 6/2023 đến nay, SCB đã giải thể hoạt động 55 PGD tại các tỉnh thành, riêng tại TP.HCM là 34 PGD.

5. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương vừa công bố BCTC hợp nhất Q4/2023 và cả năm 2023.

Riêng Q4, nguồn thu chính của Ngân hàng tăng 5% so với cùng kỳ, được gần 222 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng. Đáng chú ý, nguồn thu khác mang về khoản lãi gần 168 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 13 tỷ đồng. Đây chính là nguồn thu đột biến kéo tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý lên 252 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Ngân hàng không thuyết minh cụ thể khoản thu nhập khác đến từ đâu nhưng thông thường, khoản mục này sẽ được ghi nhận từ các khoản thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, chuyển nhượng vốn. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Saigonbank cũng ghi nhận năm 2023 thu về gần 190 tỷ đồng các khoản nợ đã được xử lý, bù đắp bằng nguồn rủi ro.

Mặc dù Saigonbank đã dành ra hơn 168 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần cùng kỳ, Ngân hàng vẫn lãi trước thuế hơn 84 tỷ đồng, gấp 92 lần so với số lãi 910 triệu đồng cùng kỳ 2022.

Lũy kế cả năm 2023, Saigonbank lãi trước thuế hơn 332 tỷ đồng, tăng 40% so với năm trước, vượt gần 11% kế hoạch năm (300 tỷ đồng).

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản Ngân hàng tăng 14% so với đầu năm, lên mức 31.500 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tiền gửi tại NHNN tăng đột biến lên 3.759 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ ghi nhận 885 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 7% lên mức 19.967 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng tăng đến 15%, ghi nhận 23.556 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu Ngân hàng tính đến 31/12/2023 là 404 tỷ đồng, xấp xỉ đầu năm. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm đến 57% tổng số nợ xấu với 232 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ 2,12% đầu năm xuống còn 2,03%.

6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Mới đây, Sacombank kết hợp với FPT Smart Cloud triển khai Tổng đài chăm sóc khách hàng thế hệ mới theo mô hình tổng đài thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giao tiếp, tương tác với khách hàng, hiện thực hóa mục tiêu không có tin nhắn và cuộc gọi nhỡ.

Sacombank là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng AI vào hotline tổng đài 24/7 - 1800 5858 88 với vai trò là một trợ lý ảo thông minh, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng thông qua các từ khóa và đưa ra phản hồi chính xác bằng giọng điệu tự nhiên giống con người. Toàn bộ quá trình, khách hàng chỉ cần tương tác bằng giọng nói và không cần bấm chọn phím như thông thường. Trong giai đoạn đầu, trợ lý ảo của tổng đài Sacombank sẽ hỗ trợ xử lý yêu cầu khóa dịch vụ khẩn cấp, đồng thời hướng dẫn khách hàng trải nghiệm tự xử lý các yêu cầu liên quan đến dịch vụ thẻ như kích hoạt thẻ, mở/khóa thẻ do sai PIN, tạo lại số lần giao dịch, thanh lý thẻ, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi giao dịch. Trong trường hợp gặp phải các yêu cầu phức tạp, trợ lý ảo sẽ tự động điều hướng cuộc gọi đến bộ phận hỗ trợ phù hợp.

Sacombank cũng ứng dụng AI vào các Chatbot hỗ trợ khách hàng trên website www.sacombank.com.vn và Fanpage Sacombank. Chatbot của Sacombank vận hành 24/7, có khả năng tự động xử lý nhiều nhu cầu của khách hàng như cung cấp thông tin về các sản phẩm thẻ, khoản vay; tư vấn thẻ tín dụng, lãi suất; hướng dẫn mở/khóa thẻ... Ngoài ra, Chatbot luôn sẵn sàng tư vấn, trò chuyện một cách gần gũi, tự nhiên với khách hàng. 

FPT Smart Cloud - thành viên thứ 8 thuộc tập đoàn FPT, là công ty công nghệ cung cấp nền tảng ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Computing) vươn tầm thế giới, với FPT.AI và FPT Cloud là hai sản phẩm chủ đạo.

- Sacombank mới đây triển khai giải pháp tích hợp mã QR đa năng ngay trên máy POS giúp tối ưu hóa quy trình thanh toán cho các cửa hàng. Mã QR động chứa đầy đủ thông tin thanh toán như: số tiền, số tài khoản…, khách mua hàng chỉ cần dùng ứng dụng ngân hàng đang sử dụng để quét mã QR là thanh toán được ngay, không cần nhập số tiền.

Ở mảng chấp nhận thanh toán, ngoài hệ thống POS lên đến 170.000 máy trên toàn quốc thì Sacombank còn tiên phong trong việc cung cấp và liên tục nâng cấp các phương thức thanh toán hiện đại như Tap to Phone, NFC, QR Code, Samsung Pay, Google Pay hay Apple Pay nhằm mang đến những trải nghiệm thanh toán linh hoạt, liền mạch cho mọi khách hàng.

7. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết HĐQT về kế hoạch kinh doanh năm 2024 dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua.

Về kết quả kinh doanh năm 2023, Eximbank cho biết lợi nhuận trước thuế đạt 2.720 tỷ đồng, giảm gần 27% so với năm 2022. Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản Ngân hàng đạt 201.399 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Huy động vốn và dư nợ tín dụng đạt lần lượt 158.329 tỷ đồng (tăng 6,5%) và 140.524 tỷ đồng (tăng 7,6%). Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đạt 2,7%, tăng so với mức 1,8% cuối năm 2022.

Eximbank đề ra kế hoạch năm 2024 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.180 tỷ đồng, tăng 90% so với kết quả đạt được năm 2023. Mục tiêu đến cuối năm 2024, tổng tài sản tăng 11% lên mức 22.102 tỷ đồng. Huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng lần lượt 10,5% và 14,6%, lên mức 16.670 tỷ đồng và 20.476 tỷ đồng.

Trên sàn HOSE, cổ phiếu EIB luôn gây chú ý khi ghi nhận lượng giao dịch thỏa thuận lớn. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, có hơn 108 triệu cp EIB được sang tay với tổng giá trị gần 2.079 tỷ đồng, tương đương 19.207 đồng/cp.

- HĐQT Eximbank vừa quyết định bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc, thành viên HĐQT giữ chức Phó Chủ tịch nhiệm kỳ VII (2020 - 2025). Ông Lộc từng giữ vị trí Tổng Giám đốc Eximbank, sau đó xin nghỉ vì lý do cá nhân và muốn tập trung thời gian thực hiện tốt vai trò thành viên HĐQT. Thời hạn bổ nhiệm dựa theo nhiệm kỳ của HĐQT nhiệm kỳ VII (2020 - 2025). Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/01/2024.

Ông Trần Tấn Lộc sinh năm 1969, là Tiến sĩ Kinh tế và từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Eximbank: Phó Phòng, Trưởng Phòng, Trợ lý Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thường trực, Quyền Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc. Sau đó, HĐQT Eximbank quyết định miễn nhiệm ông Trần Tấn Lộc và bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó TGĐ thường trực đảm nhiệm Quyền Tổng Giám đốc trong thời gian 1 năm.

8. Công ty Cổ phần Zion (ZaloPay)

ZaloPay và Ngân hàng CIMB Việt Nam vừa hợp tác ra mắt sản phẩm Gửi Tiết Kiệm với mức lãi suất hấp dẫn, đồng thời cho phép người dùng rút gốc từng phần mà không ảnh hưởng lợi tức của phần gửi còn lại.

Đây là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trực tuyến được cung cấp bởi Ngân hàng CIMB Việt Nam thông qua nền tảng ZaloPay. Sản phẩm ra mắt với mức lãi suất vượt trội, thuộc top đầu thị trường hiện nay với 3 mức hấp dẫn: 5,9%, 6% và 6,1%/năm tương ứng với các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Ngân hàng CIMB Việt Nam thỏa thuận hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi cho khách hàng vào ngày đáo hạn; với khoản tiền gửi tối thiểu từ 500.000 đồng đến tối đa 50.000.000 đồng.

Đây cũng là sản phẩm mới nhất, mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số của Ngân hàng CIMB, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn để vừa tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, vừa chủ động quản lý được dòng tiền.

9. Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance)

- Mới đây, Shinhan Finance được Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) vinh danh là “Đơn vị tiêu biểu trong hoạt động khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng (TTTD) 2023” trong Hội nghị Tổng kết hoạt động TTTD năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 được tổ chức tại Hà Nội. Dịp này, CIC đã công bố Quyết định vinh danh cho 25 TCTD thực hiện tốt hoạt động TTTD. Shinhan Finance nằm trong Top 10 “Đơn vị tiêu biểu trong hoạt động khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng 2023”. Đây là lần thứ 2 Shinhan Finance đón nhận bằng khen từ CIC.

Tại Hội nghị, lãnh đạo một số Vụ, Cục, đơn vị của Ngân hàng Nhà nước đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tế phối hợp, đưa ra kiến nghị, đề xuất, giải pháp để nâng cao hoạt động phối hợp giữa CIC và các đơn vị trong thời gian tới.

Trong năm 2023, Shinhan Finance đã đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn khách hàng bảo mật thông tin người dùng, khuyến nghị người dân đề cao cảnh giác khi bị tiếp cận bởi tín dụng đen, góp phần hỗ trợ nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ.

- Shinhan Finance đã đồng hành cùng Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Tạp chí Công Thương (Bộ Công Thương) tổ chức Cuộc thi "Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử" năm 2023. Đây là hoạt động thường xuyên theo chỉ đạo của Bộ Công Thương về nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời đại số hóa.

Sau hơn 1 tháng triển khai từ ngày 10/11 đến 16/12, thông qua 3 vòng thi, Cuộc thi đã lan tỏa đến 10 trường Cao đẳng, Đại học, với 10.000 người tham gia, 05 trường vào vòng chung kết. Vòng chung kết đã thu hút 1.000 cổ động viên và 30 đơn vị báo đài đưa tin.

Đồng thời, Shinhan Finance còn tích cực lan tỏa tinh thần nhân ái, lối sống xanh vì cộng đồng thông qua các hoạt động: chương trình chia sẻ, tái sử dụng đồ dùng cũ; hiến máu nhân đạo; 2 chương trình thường niên “Tủ sách của những ước mơ” và “Dự án Good Hallyu” đã được tổ chức tại nhiều tỉnh thành trong hơn 6 năm qua.

VP TPHCM

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay