Thứ năm, 03/07/2025
   

Xu hướng NIM của hệ thống ngân hàng Quý 1/2024

NIM (Net Interest Margin - Biên lãi ròng) của ngân hàng tiếp tục gặp nhiều khó khăn trước nhu cầu tín dụng thấp và khả năng tăng trưởng tín dụng khó khăn của các nhóm ngân hàng, trong bối cảnh phải cân bằng về quản trị rủi ro. Tăng trưởng tín dụng chậm khiến các ngân hàng gặp khó trong việc duy trì thu nhập lãi thuần. Dù chi phí lãi đầu vào đã giảm đáng kể, việc lãi suất đầu ra còn giảm mạnh hơn đã ảnh hưởng tiêu cực đến mức NIM của toàn ngành.

Theo ước tính, NIM ngành ngân hàng trong Quý 1/2024 đã giảm xuống 3,4% từ mức 3,73% của cùng kỳ 2023. Xu hướng giảm NIM hiện tại chủ yếu do tăng trưởng tín dụng thấp và việc các ngân hàng phải cắt giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, vốn đang gặp nhiều khó khăn về dòng tiền và thanh khoản.

ngân hàng

ngân hàng

Trước bối cảnh NIM của ngành đang sụt giảm, các ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau cũng ghi nhận những diễn biến khác nhau về NIM:

+ Nhóm ngân hàng quốc doanh có thu nhập lãi thuần bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng trưởng tín dụng chậm lại trong những tháng đầu năm. Dù nhóm ngân hàng này thu hút được nguồn vốn giá rẻ và chiếm gần 50% nguồn tiền gửi của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay thấp để chọn lọc các khách hàng tốt của nhóm là yếu tố chính khiến NIM của nhóm luôn ở mức trung bình ngành. Trong khi đó, với chính sách duy trì lãi suất thấp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh, mức YEA (biên thu nhập lãi) của ngân hàng lại càng giảm trong 4 quý gần đây, nhưng mức COF (biên chi phí lãi) đồng thời cũng giảm sâu khi lãi suất tiền gửi thấp, dẫn đến NIM của nhóm gần như đi ngang so với quý trước.

+ Với những ngân hàng tập trung vào việc thúc đẩy các khoản cho vay tệp khách hàng doanh nghiệp, tín dụng sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn. Từ đó, thu nhập từ lãi được cải thiện và duy trì NIM ổn định. Xét về khía cạnh chi phí vốn, những ngân hàng phát triển hệ sinh thái khách hàng doanh nghiệp cũng có mức CASA tốt hơn nhờ vào chiến lược tăng trưởng CASA từ việc tiếp tục đẩy mạnh giải ngân dư nợ cho vay cho các hệ sinh thái. Với cách làm này, các khoản giải ngân đối với doanh nghiệp sẽ luôn được luân chuyển trong hệ thống để thanh toán cho nhà cung cấp cũng tồn tại trong hệ thống ngân hàng ban đầu. Đồng thời, thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý dòng tiền chuyên sâu và tiện ích thanh toán dành cho khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng trong nhóm dễ thu hút được nguồn tiền gửi CASA cũng như tận dụng nguồn tiền lớn và nhàn rỗi của các doanh nghiệp.

+ Nhóm ngân hàng chuyên cho vay cá nhân sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức tăng trưởng tín dụng. Một phần do tiêu dùng chưa có nhiều động lực tăng trưởng sau đại dịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ dao động ở mức tăng trưởng trung bình từ 7 - 9%. Bên cạnh đó, nhu cầu đi vay mua nhà ở cũng còn tương đối thấp, khiến tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của hộ gia đình bị chậm lại. Mặt khác, diễn biến tổng tiền gửi của nền kinh tế bị sụt giảm trong những tháng đầu năm gây áp lực tăng lãi suất huy động, trong đó nhóm ngân hàng chuyên cho vay cá nhân thiếu lợi thế về nguồn vốn CASA khiến mức chi phí vốn của nhóm tăng cao. Từ đó, mức NIM trở nên mỏng hơn.

+ Các ngân hàng khác, với quy mô tài sản nhỏ hơn, vốn không có lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn giá rẻ. Đồng thời, mức YEA của nhóm này cũng nằm ở mức cao, khiến cho NIM mỏng hơn đáng kể từ mức 2,63% ở Q1/2023 xuống 2,27% tại Q1/2024. Do phần lớn thu nhập của các ngân hàng nhóm này đều từ hoạt động tín dụng, mức NIM mỏng hơn cũng đồng nghĩa lợi nhuận của nhóm ngân hàng này đã bị ảnh hưởng đáng kể.

* Mức NIM phân hóa giữa các nhóm ngân hàng:

Sự phân hóa không chỉ diễn ra giữa các nhóm ngân hàng, các ngân hàng trong một nhóm cũng có sự khác biệt về mức NIM. Điều này phản ánh những chiến lược mà ngân hàng đang áp dụng cũng như sự điều chỉnh chiến lược của ngân hàng trước diễn biến NIM sụt giảm ngày càng trở nên phổ biến. Theo ước tính NIM của 27 NHTM niêm yết, tại Q1/2024, có hơn 15 ngân hàng giảm NIM so với Q4/2023, trong khi phần còn lại có NIM tăng nhẹ.

+ NIM được duy trì tương đối ổn định ở các ngân hàng quốc doanh, giữa các ngân hàng cũng không có sự phân hóa đáng kể. Tại Q1/2024, Vietcombank có NIM tốt nhất nhóm, đạt 3,07%, do tập trung phát triển danh mục cho vay bán lẻ. VietinBank tăng trưởng NIM nhờ định hướng mở rộng tệp khách hàng doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, NIM của BID sụt giảm đáng kể so với 2 ngân hàng còn lại, đặc biệt đáng chú ý khi tăng trưởng tín dụng của BID cũng tăng rất chậm trong quý vừa qua.

+ Các ngân hàng chuyên cho vay doanh nghiệp có khả năng duy trì NIM tốt hơn. Bất kể lãi suất cho vay có khả năng vẫn giảm để hỗ trợ cho sự phục hồi của doanh nghiệp, nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao nhất hệ thống là lợi thế cạnh tranh giúp NIM của các ngân hàng trong nhóm duy trì được mức NIM từ 3 - 5%. HDBank và Techcombank có NIM tăng tích cực so với quý trước và nằm ở mức tốt nhất nhóm. Không chỉ CASA, 2 ngân hàng này còn chứng kiến mức tăng trưởng tín dụng trên 6% trong Q1 vừa qua. Ngược lại, MBBank đang giảm tỷ lệ CASA cũng như tín dụng tăng trưởng thấp khiến NIM sụt giảm.

+ Đối với các ngân hàng chuyên cho vay cá nhân như ACB và VIB, việc duy trì NIM trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh hiện tại. Mảng cho vay cá nhân vẫn đối mặt nhiều khó khăn, bao gồm sự thận trọng của người tiêu dùng trong việc vay nợ. Điều này dẫn đến phần lớn các ngân hàng trong nhóm đều giảm NIM, đặc biệt khi lãi suất cho vay giảm mạnh với những gói kích cầu tín dụng của các ngân hàng hiện tại. Tuy nhiên, những diễn biến tại TPBank lại có sự đối lập. Dù NIM của TPBank chỉ nằm ở mức trung bình trong nhóm, đây là ngân hàng duy nhất trong nhóm có sự cải thiện rõ rệt về NIM. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng đã cải thiện đáng kể tỷ lệ CASA trong Q1/2024, ở mức 24,44% so với 22,67% của cùng kỳ.

+ Đối với nhóm khác, ngoại trừ Nam A Bank, hầu hết các ngân hàng trong nhóm đều giảm NIM tương đối mạnh so với cùng kỳ. Việc mất lợi thế trong chi phí vốn cũng như tăng trưởng tín dụng chưa có định hướng chiến lược rõ ràng làm NIM của nhóm nằm ở mức thấp nhất hệ thống. Tại Q1/2024, chỉ có Nam A Bank và SaigonBank có NIM trên 3%. Các ngân hàng còn lại đều thấp hơn rất xa so với mức trung bình ngành.

Việc NIM giảm sẽ khiến các ngân hàng gặp áp lực trong việc duy trì lợi nhuận. Đó là lý do tại sao nhiều ngân hàng thương mại lớn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn cho năm 2024, đặc biệt là các ngân hàng chuyên cho vay cá nhân. Mức NIM phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng, từ những ngân hàng tư nhân chuyên cho vay cá nhân và doanh nghiệp đến các ngân hàng quốc doanh cho thấy những tương quan giữa NIM và các chiến lược kinh doanh. Việc duy trì và cải thiện NIM sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý chi phí vốn và chiến lược của từng ngân hàng.

VPĐD TP.HCM

  • VDB đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án

    VDB đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án

    Sáng 30/6/2025, tại Hải Phòng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án, diễn ra từ ngày 30/6 đến 3/7. Lớp học thu hút sự tham gia của 164 học viên trực tiếp và 674 học viên trực tuyến tại 112 điểm cầu trên toàn hệ thống.

  • SaiGonBank chung tay chăm lo sức khỏe và học tập cho trẻ em vùng cao Đắk Lắk

    SaiGonBank chung tay chăm lo sức khỏe và học tập cho trẻ em vùng cao Đắk Lắk

    Với tinh thần sẻ chia trách nhiệm xã hội và tiếp nối truyền thống nghĩa tình, ngày 28/6/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaiGonBank) đã đồng hành cùng chương trình thiện nguyện “Khám bệnh, phát thuốc - Trao tặng nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập” tại xã Ea Kiết và xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

  • VietABank vào Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025

    VietABank vào Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025

    Ngày 27/6/2025, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vinh dự được xướng tên trong Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10) tại Lễ công bố và vinh danh do Báo Đầu tư phối hợp cùng Viet Research tổ chức.

  • BIDV đồng hành nhà bán hàng TikTok phát triển kinh doanh số

    BIDV đồng hành nhà bán hàng TikTok phát triển kinh doanh số

    Ngày 25/6/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phối hợp với nền tảng thương mại điện tử TikTok tổ chức hai sự kiện chuyên biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hướng đến cộng đồng nhà bán hàng đang kinh doanh trên nền tảng này.

  • Agribank ủng hộ 2 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

    Agribank ủng hộ 2 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

    Ngày 30/6/2025, tại tỉnh Tuyên Quang, trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đoàn công tác Bộ Tài chính do đồng chí Nguyễn Văn Thắng , Bộ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã trao tặng 2 tỷ đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

  • Hành trình gần một thập kỷ HDBank đồng hành Futsal Việt

    Hành trình gần một thập kỷ HDBank đồng hành Futsal Việt

    Tối 28/6/2025, tại Nhà thi đấu Câu lạc bộ Futsal Quận 8 (TP.HCM), Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2025 đã chính thức khép lại sau hành trình dài gần 5 tháng tranh tài sôi động, đánh dấu năm thứ 9 liên tiếp Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) đồng hành cùng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trong vai trò Nhà tài trợ Kim cương.

  • Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG

    Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG

    Chiều 27/6/2025, tại Hà Nội, Báo Tài chính - Đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức diễn đàn Vietnam Summit 2025: Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai bền vững. Trong khuôn khổ diễn đàn, Vietcombank vinh dự được bình chọn dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo, kinh doanh hiệu quả và dẫn đầu ESG Việt Nam Xanh năm 2025.

  • Sacombank 4 năm liền được vinh danh dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn

    Sacombank 4 năm liền được vinh danh dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn

    Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.

  • Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

    Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

    Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng luôn hướng nguồn tín dụng vào các lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ vừa vừa

  • Quyết liệt triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn Hà Nội

    Quyết liệt triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn Hà Nội

    Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động kinh doanh những tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp những tháng cuối năm 2025 của các Chi nhánh khu vực TP. Hà Nội.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay