Thứ ba, 06/08/2024
   

VNBA khai giảng lớp đào tạo kiến thức pháp lý liên quan đến hợp đồng tín dụng

Ngày 3/8/2024, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân Tối cao khai giảng khóa đào tạo trực tuyến với chủ đề: "Kiến thức pháp lý liên quan đến Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp và kỹ năng giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong hoạt động ngân hàng".

Khóa đào tạo nhằm trang bị và nâng cao kiến thức pháp lý về hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cùng với cơ chế và kỹ năng giải quyết tranh chấp tại tòa án cho các cán bộ thuộc các tổ chức tín dụng. Đồng thời, cung cấp kiến thức về cách nhận diện vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực tín dụng, các quy định pháp luật liên quan và các bài học kinh nghiệm để phòng ngừa vi phạm.

Đào tạo kiến thức pháp lý liên quan đến hợp đồng tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), thay mặt Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, chào mừng và trân trọng cảm ơn tất cả các học viên đã dành thời gian tham dự chương trình đào tạo này.

Ông Sơn cho biết, hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải lập bằng văn bản và phải có tối thiểu 14 nội dung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, hợp đồng còn có những nội dung thỏa thuận riêng tùy thuộc vào tổ chức tín dụng và khách hàng. Vì vậy, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng thường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra dẫn đến các tranh chấp phát sinh trong quá trình thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khâu soạn thảo Hợp đồng có vai trò hết sức quan trọng.

Theo ông Sơn, thời gian qua, Hiệp hội nhận được nhiều phản ánh của các TCTD về các tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, trong đó những thỏa thuận chung đã tuân thủ 14 nội dung theo quy định nhưng các thỏa thuận riêng chưa phù hợp dẫn đến khi giải quyết tại Tòa án có nguy cơ vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn phần.

Đặc biệt, các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cần hết sức chặt chẽ, có khả năng thực hiện được, không trái với quy định pháp luật nhằm đảm bảo khi ra tòa, hợp đồng tín dụng và hợp đồng tài sản bảo đảm được giải quyết đồng bộ cùng nhau, tránh trường hợp bị tách riêng để giải quyết dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm.

Thực tế, có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc soạn thảo hợp đồng, gồm: Một là, quy định pháp lý từ các luật chung, luật chuyên ngành, đến các nghị định, thông tư…; Hai là, yếu tố kinh doanh phải phù hợp với thực tiễn; Ba là, khi soạn thảo hợp đồng mẫu thì phải đảm bảo yếu tố công khai, giải thích hợp đồng, tuân thủ quy định về bảo vệ người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu.

Ông Nguyễn Hồng Hải và ông Nguyễn Huyền Cường
Hai giảng viên của khóa đào tạo là ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Huyền Cường, Thẩm phán cấp cao của Tòa án Nhân dân Tối cao.

Chia sẻ tại khóa đào tạo ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp đã khái quát những kiến thức pháp lý liên quan đến Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp và cơ chế, kỹ năng giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Ông Hải cũng lưu ý về một số kỹ năng trong giao kết hợp đồng tín dụng, như: Một là, lưu ý liên quan đến thời hiệu, thỏa thuận lãi, làm sao để hợp đồng không bị vô hiệu; Hai là, chủ thể giao kết hợp đồng cùng những lưu ý với từng đối tượng cụ thể như: Cá nhân, doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân; Ba là những Hợp đồng tín dụng bị vô hiệu và hướng xử lý Hợp đồng tín dụng vô hiệu.

Đối với việc ký kết Hợp đồng thế chấp với tài sản bảo đảm, ông Hải cũng đưa ra một số lưu ý cho các học viên, cụ thể như: Bất động sản (Xem xét vấn đề thẩm định, định giá tài sản thế chấp, hợp đồng công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm…); Động sản; Kỹ năng xây dựng hồ sơ và giải quyết tranh chấp; Hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ, tài liệu, chứng từ gì?; Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng; Các loại phí tố tụng Ngân hàng phải chịu; Cùng kháng cáo, nội dung ủy quyền kháng cáo, rút đơn khởi kiện…

Tại khóa đào tạo, các chuyên gia, giảng viên cũng đã trả lời nhiều câu hỏi của các học viên liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó, bao gồm cả các vấn đề về việc tài trợ vốn có bảo đảm là động sản. Từ đó, các học viên có được kinh nghiệm trong việc xây dựng các bản hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm có chất lượng tốt để tránh rủi ro.

Cũng tại khóa đào tạo, ông Nguyễn Huyền Cường – Thẩm phán cấp cao – Tòa án Nhân dân Tối cao đã chia sẻ, trao đổi với các học viên về những vấn đề thực tiễn nhất liên quan đến tranh chấp trong các vụ án kinh doanh thương mại, tín dụng, ngân hàng. Đồng thời, nêu ra những quan điểm khác nhau giữa Tòa án và các ngân hàng, cùng các vấn đề pháp lý dẫn đến mâu thuẫn trong xử lý tranh chấp tín dụng trong thời gian qua…

Bên cạnh đó, các chuyên gia, giảng viên cũng chia sẻ kinh nghiệm về việc xử lý các vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng cùng bài học kinh nghiệm và các biện pháp phòng tránh cho các ngân hàng. Đặc biệt là các gợi ý cho các ngân hàng khi xác lập hợp đồng, các vấn đề cần lưu ý để từ đó, xem xét đề xuất Tòa án Nhân dân Tối cao phát triển các bản án, quyết định trong lĩnh vực ngân hàng phát triển thành án lệ và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng.

T.Đ

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Lào Cai có lãnh đạo mới

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Lào Cai có lãnh đạo mới

    Ông Đỗ Quang Huy - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Lào Cai được giao phụ trách chi nhánh, thay ông Trương Thanh Xuân, Giám đốc chi nhánh nghỉ hưu theo chế độ.

  • LPBank bổ nhiệm ông Loic Faussier làm Cố vấn Cấp cao Ban Điều hành

    LPBank bổ nhiệm ông Loic Faussier làm Cố vấn Cấp cao Ban Điều hành

    Ngày 05/08/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã tổ chức Lễ Công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Loic Faussier, quốc tịch Pháp, làm Cố vấn Cấp cao Ban Điều hành.

  • 6 tháng, Sacombank hoàn thành 50,4% kế hoạch năm 2024

    6 tháng, Sacombank hoàn thành 50,4% kế hoạch năm 2024

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2024, với kết quả hoàn thành 50,4% kế hoạch năm 2024, có lợi nhuận trước thuế đạt 2.688 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 5.342 tỷ đồng.

  • Bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

    Bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

    Ông Lại Hữu Phước - Trưởng Ban Kiểm soát ngân hàng Vietcombank được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  • Lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV tháng 8/2024

    Lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV tháng 8/2024

    Theo ghi nhận, biểu lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Nhưng vẫn duy trì ổn định, lãi suất huy động cao nhất là 4,7%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

  • Tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng nhẹ

    Tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng nhẹ

    Theo NHNN chi nhánh Hà Nội, tín dụng trên địa bàn Hà Nội trong 7 tháng đầu năm 2024 có xu hướng tăng nhẹ. Trong đó nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng và chấp hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Đến cuối tháng 7/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đạt 5.435.549 tỷ đồng, tăng 1,87% so với 31/12/2023.

  • VietinBank tổ chức sự kiện kết nối kinh doanh toàn cầu

    VietinBank tổ chức sự kiện kết nối kinh doanh toàn cầu

    VietinBank phối hợp với MUFG tổ chức sự kiện "Kết nối kinh doanh toàn cầu 2024" nhằm tạo cơ hội kết nối đối tác, mở rộng kinh doanh.

  • Sacombank miễn phí chuyển tiền quốc tế

    Sacombank miễn phí chuyển tiền quốc tế

    Ngân hàng miễn phí chuyển tiền quốc tế cho mục đích học tập, hỗ trợ sinh hoạt phí du học sinh, không giới hạn số lần gửi, áp dụng đến 30/9.

  • BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn

    BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý II/2024. Theo đó, hoạt động kinh doanh BIDV tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả và bám sát kế hoạch năm; huy động vốn đảm bảo cân đối vốn, tăng trưởng tín dụng tăng khá, chất lượng tín dụng được kiểm soát trong giới hạn, các chỉ tiêu hiệu quả đạt kết quả tích cực so với cùng kỳ năm trước...

  • NAM A BANK - Tín dụng xanh - Ngân hàng phát triển bền vững
    3:44

    NAM A BANK - Tín dụng xanh - Ngân hàng phát triển bền vững

    Phát triển ngân hàng xanh theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank) tiên phong hoàn thành quy trình E&S, xanh hóa vận hành, phát triển cho vay xanh, hướng ý thức xanh vào nhân viên và khách hàng. Nam Á Bank đã phối hợp với GCPF và SGS tư vấn cho khách hàng lấy chứng nhận xanh và hiểu được giá trị của việc bảo vệ môi trường

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay