Thứ năm, 29/05/2025
   

Ký Giao ước thi đua và Thỏa thuận tăng cường hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng Nhà nước và 5 ngân hàng thương mại

Tại Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” ngành Ngân hàng gắn với thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, sáng 27/5 đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua và Thỏa thuận tăng cường hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và 5 ngân hàng thương mại: VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MB.
Lễ ký kết Giao ước thi đua và Thỏa thuận tăng cường hợp tác toàn diện giữa NHNN và 5 ngân hàng thương mại
Lễ ký kết Giao ước thi đua và Thỏa thuận tăng cường hợp tác toàn diện giữa NHNN và 5 ngân hàng thương mại

Trong hành trình chuyển đổi số, các ngân hàng thương mại đang đóng vai trò tiên phong không chỉ trong đổi mới công nghệ mà còn trong lan tỏa tri thức số đến toàn dân.

Trình bày tham luận tại Hội nghị, bà Phùng Nguyễn Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, ngân hàng có “triết lý” đào tạo khách hàng thông qua giao diện trực quan, thân thiện với mọi người sử dụng, ngôn ngữ dễ hiểu, thao tác tự nhiên, giúp khách hàng có thể làm quen và sử dụng thành thạo ngay từ lần đầu.

Bà Phùng Nguyễn Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank
Bà Phùng Nguyễn Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank

Đồng thời, ngân hàng cũng có đa dạng hình thức hướng dẫn cho khách hàng để phổ cập ngân hàng số hiệu quả. Trên kênh online, ngân hàng hỗ trợ qua website, Fanpage, ứng dụng VCB Digibank, chatbot. Qua kênh điện thoại, đó là tổng đài hỗ trợ 24/7, chatbot hỗ trợ 24/7. Ngân hàng cũng có nhân viên hỗ trợ tại quầy giao dịch, tài liệu và video hướng dẫn, hỗ trợ dịch vụ ngân hàng số tận nơi làm việc của khách hàng.

Đại diện Vietcombank đề xuất cần đẩy mạnh định hướng, hỗ trợ chính sách nhằm thúc đẩy phổ cập ngân hàng số đến toàn dân; tăng cường liên kết với các đơn vị để lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” toàn quốc; hỗ trợ cơ chế thử nghiệm (sandbox) để các ngân hàng chủ động, sáng tạo và cải tiến sản phẩm, dịch vụ phục vụ người dân.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao, Phó Tổng giám đốc BIDV nhấn mạnh: Ngân hàng coi phong trào Bình dân học vụ số không chỉ là nhiệm vụ nội bộ mà còn là cam kết lan tỏa tri thức số đến từng khách hàng, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thành thị, vùng nông thôn để không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình tiếp cận dịch vụ tài chính số.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao, Phó Tổng giám đốc BIDV
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao, Phó Tổng giám đốc BIDV

BIDV tập trung phát triển vệ sinh thái số toàn diện, đưa ngân hàng số đến gần hơn với khách hàng. Với khách hàng cá nhân, BIDV tập trung hóa xóa rào cản công nghệ bình dân phục vụ ngân hàng số và thông qua thiết kế các trải nghiệm thật đơn giản, dễ dùng, minh bạch và hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Cùng với đó, BIDV đưa ngân hàng số đến gần với người dùng bằng việc xây dựng thiết kế hệ sinh thái dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu đời sống hằng ngày từ giao dịch tài chính, thanh toán điện nước cho đến thanh toán các dịch vụ công và các giải pháp quản lý tài chính cá nhân được tư vấn bởi AI. Tất cả hội tụ trên nền tảng BIDV Smartbanking phục vụ hơn 22 triệu khách hàng…

Đối với khách hàng doanh nghiệp, BIDV cung cấp hạ tầng tài chính số mạnh mẽ, ngân hàng không chỉ cấp vốn mà cùng khách hàng đi qua các thời điểm bản lề trong hành trình phát triển. Do đó, BIDV trở thành một đối tác đồng hành kiến tạo, cung cấp các nền tảng số cho khách hàng doanh nghiệp, giúp cho các đối tác nâng cao về năng lực quản trị, tư duy số, vận hành đường bộ đến chiến lược phát triển doanh nghiệp…

Đối với VietinBank, tôn chỉ chuyển đổi số đó là thay đổi toàn diện tư duy, mô hình kinh doanh, phương thức làm việc thông qua số hóa, ứng dụng công nghệ và dữ liệu. Cụ thể, ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng giám đốc VietinBank chia sẻ, mô hình tổ chức thích ứng chuyển đổi với tư duy khách hàng là trung tâm, ngân hàng cũng thành lập các nhóm, đội về chuyển đổi số; xây dựng các trung tâm năng lực mới CoE; lan tỏa văn hoá chuyển đổi từ trụ sở chính đến chi nhánh, đổi mới cách nghĩ, cách làm.

Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng Giám đốc VietinBank
Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng Giám đốc VietinBank

Cùng với đó là số hoá sản phẩm dịch vụ, đưa tối đa sản phẩm dịch vụ lên kênh số, nâng cao trải nghiệm thông qua phân cụm khách hàng, tìm ra các điểm nghẽn trong hành trình trải nghiệm. Đồng thời, Vietinbank cũng số hoá quy trình vận hành tác nghiệp, xây dựng kiến trúc doanh nghiệp chuyển đổi số.

Ông Ân Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc VIB đã chia sẻ về sáng kiến chuyển đổi số trong công tác xây dựng và quản lý chính sách, quy định nội bộ đang được VIB triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực quản trị và vận hành của ngân hàng. Theo lãnh đạo VIB, từ thực tiễn vận hành, VIB nhận thấy nhiều tồn tại như chính sách nội bộ còn thiếu tính hệ thống, chồng chéo, vận hành thủ công và chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn kinh doanh và thay đổi của pháp luật.

Ông Ân Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc VIB
Ông Ân Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc VIB

Để khắc phục điều này, VIB đã triển khai sáng kiến số hóa chính sách với 5 trụ cột cốt lõi: Cụ thể, việc đánh số định danh và quản lý phiên bản giúp hoạch định hệ thống chính sách chặt chẽ, dễ truy vết và loại bỏ nhầm lẫn. Ứng dụng Intranet phân quyền cá nhân đảm bảo truy cập bảo mật, tăng tính minh bạch và trách nhiệm, số hóa quy trình ban hành văn bản. Giải mã văn bản pháp luật bằng AI giúp hỗ trợ cập nhật chính sách sát thực tiễn và đúng luật, tăng hiệu suất xử lý văn bản.

Cùng với đó là rà soát tự động và đóng dấu kiểm soát, bảo đảm chính sách luôn được cập nhật và chuẩn hóa, tăng cường cơ chế giám sát chất lượng văn bản. Ngoài ra, thúc đẩy cơ chế phản biện và soát xét chặt chẽ nhằm thúc đẩy văn hóa tranh biện và hợp tác, nâng cao chất lượng văn bản.

Ông Vũ Thành Trung - Phó Chủ tịch HĐQT MB
Ông Vũ Thành Trung - Phó Chủ tịch HĐQT MB

Riêng đối với câu chuyện an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo mật đối với hệ thống cũng như khách hàng, MB đặc biệt nâng cao năng lực an ninh, an toàn thông tin và năng lực quản trị của đội ngũ nhân sự. Phó Chủ tịch HĐQT MB - ông Vũ Thành Trung đã chia sẻ tại Hội nghị về mô hình phát triển đội ngũ chuyên gia tại ngân hàng. Theo đó, MB đặt ra quy định về năng lực, cấp độ cần có đối với mỗi nhân sự, đồng thời có lộ trình nghề nghiệp cụ thể, phù hợp với từng nhân sự. MB chú trọng tuyển dụng dựa trên năng lực thực tế (skill-based hiring), ngân hàng đề cao việc học tập chủ động, lấy tự học làm trung tâm, áp dụng mô hình 70 - 20 - 10, tức là 70% học từ công việc thực tế, 20% học từ môi trường đồng nghiệp, 10% học qua các khóa đào tạo, chứng chỉ.

Theo SBV
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay