Chủ nhật, 22/12/2024
   

VNBA mời hội viên góp ý dự thảo Nghị định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có công văn gửi Tổng Giám đốc các tổ chức hội viên mời góp ý đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Theo Công văn số 7013/BCT-TCT ngày 05/07/2024 của Bộ Công Thương về việc lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Bộ Tài chính đánh giá, qua hơn ba năm thực hiện Nghị định 132 đã phát huy được kết quả thiết thực nhưng cũng còn những hạn chế nhất định. Trong đó, các doanh nghiệp có kiến nghị, hoạt động vay vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đây cũng là hoạt động kinh doanh thông thường (hoạt động cấp tín dụng) của ngân hàng. Doanh nghiệp và ngân hàng hoàn toàn độc lập với nhau, không có việc kiểm soát, điều hành, góp vốn của ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí lãi vay của doanh nghiệp là chỉ phí thực tế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, việc khống chế và loại chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp trong trường hợp này là không phù hợp. Đặc biệt theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các doanh nghiệp dự án PPP (bao gồm doanh nghiệp dự án BOT) được phép huy động các nguồn vốn hợp pháp (ngoài nguồn vốn chủ sở hữu) lên đến 85% tổng mức đầu tư dự án (không: bao gồm phần vốn Nhà nước tham gia dự án PPP), chi phí lãi vay theo cơ cấu vốn vay nêu trên được cơ quan Nhà nước phê duyệt trong phương án tài chính thu hồi vốn, do đó khi doanh nghiệp dự án PPP bị khống chế chỉ phí lãi thì ảnh hưởng đến phương án tài chính thu hồi vốn mà doanh nghiệp đã được phê duyệt.

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định về 03 loại hình (Công ty con, Công ty kiểm soát và Công ty liên kết của tổ chức tín dụng) về bản chất được xác định là các bên có quan hệ liên kết với tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đối chiếu các quy định nêu trên tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định về các bên có quan hệ liên kết tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì còn một số quy định chưa đồng bộ, thống nhất.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là cần thiết để đảm bảo phù hợp các quy định pháp luật, đồng bộ thống nhất với Luật Các tổ chức tín dụng, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132 nhằm thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã nêu tại Nghị Quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương và Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo quy định pháp luật hiện hành như: Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Luật thuế TNDN số 14/2008/QHI2 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN. Đồng thời, cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam khi tham gia Diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Ngoài ra, đảm bảo rõ ràng, minh bạch trong chính sách, khả năng thực thi cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý thuế cùng đồng bộ, thống nhất với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng về việc xác định các bên có quan hệ liên kêt với tô chức tín dụng.

Cụ thể, Dự thảo Nghị định có 3 Điều, gồm: Điều 1, sửa đổi điểm a, điểm b, điểm d và bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định 132 quy định về các bên liên kết; Điều 2, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 Nghị định 132 quy định về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 3, tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành.

Chi tiết dự thảo Nghị định và dự thảo tờ trình quý hội viên xem tại đây. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị các Tổ chức hội viên tham gia ý kiến đối với Dự thảo Nghị định này.

Văn bản góp ý của quý hội viên (bao gồm cả file word) xin gửi về Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam theo địa chỉ email: phamthivananh3110@gmail.com trước ngày 25/07/2024 để tổng hợp gửi Bộ Công Thương (Điện thoại liên hệ: 0904431189 – Ms Vân Anh).

Rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của quý hội viên.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay