Theo Công văn số 4251/BCT-TTTN ngày 19/06/2024 của Bộ Công Thương về việc lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 158/2006/NĐ-CP và Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực hiện 18 năm thực hiện Nghị định số 158/2006/NĐ-CP, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP để xây dựng Nghị định thay thế kế thừa những nội dung hợp lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế tiến tới hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phát triển bền vững.
Theo Bộ Công thương dự thảo được xây dựng trên cơ sở Mẫu số 01 mục I Phụ lục I “Mẫu văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới, văn bản quy phạm pháp luật thay thế” ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP. Vì vậy, dự thảo Nghị định được xây dựng gồm 16 Chương, 140 Điều, quy định về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Trong đó, chương I (Những quy định chung), có 05 Điều, từ Điều 1 đến Điều 5, quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, các hành vi bị cấm trong hoạt động sở giao dịch hàng hóa, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hàng hóa tương lai.
Chương II (Sở giao dịch hàng hóa), có 06 Mục, 29 Điều, từ Điều 6 đến Điều 34, quy định về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa, thẩm quyền và trình tự cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa, các điều chỉnh về giấy phép, điều lệ hoạt động, thay đổi về cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa, quyền và trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa, Ủy ban kiểm soát Sở giao dịch hàng hóa, liên thông giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
Chương III (Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa), có 02 Mục, 21 Điều, từ Điều 35 đến Điều 55, quy định về đăng ký hoạt động kinh doanh hàng hóa tương lai, thành viên của Sở giao dịch hàng hóa.
Chương IV (Tổ chức thanh toán bù trừ hàng hóa tương lai và tổ chức giao nhận hàng hóa), có 07 Điều, từ Điều 56 đến Điều 62, quy định về tổ chức thanh toán bù trừ hàng hóa tương lai, chức năng của tổ chức thanh toán bù trừ hàng hóa tương lai, quyền của tổ chức thanh toán bù trừ hàng hóa tương lai, nghĩa vụ của tổ chức thanh toán bù trừ hàng hóa tương lai, tổ chức giao nhận hàng hoá, quyền của tổ chức giao nhận hàng hoá, nghĩa vụ của tổ chức giao nhận hàng hoá.
Chương V (Hoạt động giao dịch hàng hóa tương lai), có 03 Mục và 22 Điều, từ Điều 63 đến Điều 84, quy định về niêm yết và giao dịch hàng hóa tương lai, giao dịch hàng hóa tương lai, ủy thác giao dịch hàng hóa tương lai.
Chương VI (Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động của giao dịch hàng hóa), có 04 Điều, từ Điều 85 đến Điều 88, quy định về nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động mua bán hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
Chương VII (Quản lý người môi giới hàng hóa tương lai), có 04 Điều, từ Điều 89 đến Điều 92, quy định về người môi giới hàng hóa tương lai, quyền và trách nhiệm của người môi giới hàng hóa tương lai, hợp đồng thực hiện nghiệp vụ môi giới hàng hoá tương lai, chấm dứt hợp đồng thực hiện nghiệp vụ môi giới hàng hoá tương lai.
Chương VIII (Quản lý đào tạo nghiệp vụ kinh doanh và nghiệp vụ môi giới hàng hoá tương lai), có 06 Điều, từ Điều 93 đến Điều 98, quy định về chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo nghiệp vụ môi giới hàng hoá tương lai, hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận cơ sở đào tạo nghiệp vụ môi giới hàng hoá tương lai, chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ môi giới hàng hoá tương lai.
Chương IX (Xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động Sở giao dịch hàng hóa), có 02 Điều, từ Điều 99 đến Điều 100, quy định về các dịch vụ xếp hàng tín nhiệm trong hoạt động Sở giao dịch hàng hóa, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.
Chương X (Công bố thông tin), có 07 Điều, từ Điều 101 đến Điều 107, quy định về đối tượng công bố thông tin, nguyên tắc công bố thông tin, công bố thông tin của Sở giao dịch hàng hóa, Công bố thông tin của thành viên Sở giao dịch hàng hoá, Công bố thông tin của cổ đông lớn, nhóm người có liên quan của Sở giao dịch hàng hóa, Công bố thông tin của người nội bộ của Sở giao dịch hàng hoá, Công bố thông tin của Nhóm nhà đầu tư nước ngoài.
Chương XI (Chế độ báo cáo), có 02 Điều, từ Điều 108 đến Điều 109, quy định về chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa, chế độ báo cáo của thành viên kinh doanh.
Chương XII (Ký quỹ), có 05 Điều, từ Điều 110 đến Điều 104, quy định về tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ, hồ sơ, trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ, xử lý khoản tiền đã ký quỹ.
Chương XIII (Các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động Sở giao dịch hàng hóa và thị trường hàng hóa tương lai), có 02 Mục và 08 Điều, từ Điều 115 đến Điều 123, quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong quản lý giám sát hoạt động Sở giao dịch hàng hóa, và áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.
Chương XIV (Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp), có 03 Mục và 12 Điều, từ Điều 124 đến Điều 135, quy định về xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp.
Chương XV (Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa), có 03 Điều, từ Điều 136 đến Điều 138, quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chương XVI (Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện), có 02 Điều, từ Điều 139 đến Điều 140, quy định về trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện.
Chi tiết dự thảo Nghị định và dự thảo tờ trình quý hội viên xem tại đây. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị các Tổ chức hội viên tham gia ý kiến đối với Dự thảo Nghị định này.
Văn bản góp ý của quý hội viên (bao gồm cả file word) xin gửi về Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam theo địa chỉ email: hoactq@vnba.org.vn trước ngày 12/07/2024 để tổng hợp gửi Bộ Công Thương (Điện thoại liên hệ: 0913319318 - Ms Quỳnh Hoa).
Rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của quý hội viên.
PLNV