Thứ bảy, 23/11/2024
   

Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

Tại Thông báo số 445/TB-VPCP ngày 1/10/2024 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các NHTMCP về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng yêu cầu NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội.

Trước mắt, triển khai ngay các nhiệm vụ sau để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ, khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để kịp thời, chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay; Xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong tháng 9/2024 đối với kiến nghị của các NHTMCP tại cuộc họp về việc sửa đổi, ban hành quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn...

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tuần qua, NHNN đã lấy ý kiến các bên liên quan dự thảo thông tư mới quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Đối tượng áp dụng tại thông tư này gồm: TCTD, khách hàng của TCTD trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố gặp khó khăn trong việc trả nợ do thiệt hại bởi bão số 3. Dự thảo Thông tư quy định xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quá ngày 31/12/2026.

Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão
Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo các ngân hàng đánh giá, các nội dung tại Dự thảo thông tư đã xử lý phần lớn vấn đề mà khách hàng có thể chịu thiệt hại, ảnh hưởng bởi bão số 3. Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025 là hợp lý tức là khách hàng có thêm khoảng hơn 1 năm để thu xếp các nguồn tiền trả nợ, đồng thời giúp khách hàng có dòng tiền để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống. Trường hợp muộn nhất kỳ hạn trả nợ của khách hàng đến cuối năm 2025 vẫn tiếp tục được gia hạn kéo dài đến năm 2026. Như vậy cũng đủ thời gian cho khách hàng hồi phục.

Cùng với việc lấy ý kiến Dự thảo Thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Hà Thu Giang cho biết, NHNN sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng quyết định về khoanh nợ, thời gian khoanh nợ tối đa là 2 năm, nguồn lãi trả trong thời gian khoanh nợ sẽ do ngân sách địa phương bố trí. Trong trường hợp địa phương gặp khó khăn thì sẽ có báo cáo cụ thể để có chính sách hỗ trợ từ phía trung ương. Đối với những khoản vay theo gói vay ưu đãi nông nghiệp, nông thôn, đã có cơ chế đầy đủ từ trước đó, các TCTD sẽ vận dụng theo cơ chế để thực hiện. Sau khi có Quyết định của Chính phủ và Thông tư mới được ban hành, NHNN tiếp tục có những chỉ đạo, đôn đốc triển khai trên toàn hệ thống và khảo sát, đánh giá tại từng địa phương.

Tuy ngành Ngân hàng đang dành mọi nguồn lực, cơ chế để hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, một số ngân hàng chủ động hy sinh lợi nhuận giảm lãi suất cho khách hàng... nhưng giới chuyên môn nhận định, cơn bão gây thiệt hại rất lớn nên những hỗ trợ trên chưa đủ để trợ giúp người dân, doanh nghiệp sớm hồi phục. Theo báo cáo của các TCTD, đến ngày 25/9 dư nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại 26 tỉnh, thành phố đã lên tới 65.000 tỷ đồng, với hơn 94.000 khách hàng bị ảnh hưởng.

Để có nguồn lực đủ mạnh, kịp thời mang tính toàn diện hơn cần phải có sự phối hợp từ chính sách khác, nhất là chính sách tài khóa thông qua nhiều giải pháp như miễn, giảm thuế; triển khai gói hỗ trợ lãi suất mới, ngân sách cấp bù nguồn lực từ các chương trình trước đây vẫn còn chưa sử dụng hết; một số chương trình hỗ trợ dựa trên chính sách chung tại địa bàn, địa phương nơi bị ảnh hưởng nặng; rút ngắn thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được các chính sách hỗ trợ...

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay