Thứ năm, 14/11/2024
   

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy xử lý nợ xấu

Để có giải pháp kịp thời giúp các TCTD xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ sớm tổng kết Nghị quyết 42 của Quốc hội để trên cơ sở đó đề xuất trình Quốc hội cho kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 hoặc ban hành Luật xử lý nợ xấu.

Để có giải pháp kịp thời giúp các TCTD xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ sớm tổng kết Nghị quyết 42 của Quốc hội để trên cơ sở đó đề xuất trình Quốc hội cho kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 hoặc ban hành Luật xử lý nợ xấu.

Ngày 04/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới tổ chức tọa đàm trao đổi chính sách về nợ xấu nhằm chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ một số quốc gia trong việc xây dựng khung pháp lý cũng như tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết nợ xấu và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia.

Trong bối cảnh đặc biệt như tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 và đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ nợ xấu tăng đột biến mà bản thân các TCTD không thể tự xử lý trên cơ sở các quy định hiện hành, cần phải có chính sách, cơ chế đặc thù của nhà nước mới xử lý được. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chi những khoản ngân sách khổng lồ để hỗ trợ xử lý nợ xấu.

Tại Việt Nam, với khuôn khổ pháp lý từng bước hoàn thiện xử lý nợ xấu không sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013, Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội, các TCTD đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý nợ xấu hiệu quả.

Hoan thien khung phap ly thuc day xu ly no xau 2

Ông Nguyễn Quốc Hùng- Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm. Ảnh: Bảo Đăng

X lý n xu ti các TCTD đt kết qu tích cc

Đánh giá thực tiễn công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam, T.S Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, tính đến cuối tháng 8/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 1.299,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó giai đoạn 2012-2015 xử lý được 493,1 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 xử lý được 716,67 nghìn tỷ đồng và 8 tháng đầu năm 2021 xử lý được 90,1 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD trong giai đoạn 2016-2020 được duy trì dưới mức 3% và giảm liên tục qua các năm.

Về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14, tổng nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD đến 31/8/2021 là 424,1 nghìn tỷ, đã xử lý được 364,1 nghìn tỷ đồng kể từ 15/08/2017 - 31/08/2021, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 189,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,97% ); Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 94,99 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,09%); Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là 79,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,94%). Tốc độ xử lý trung bình khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, cao hơn 3.630 tỷ đồng/tháng (gấp hơn 2 lần) so với kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2012 – 2017.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực, hơn 70% các khoản nợ xấu được xử lý, đồng thời còn có tác động rất tích cực tới thái độ và trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ hoặc hợp tác thu giữ và phát mại TSBĐ… Do vậy việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu lại các TCTD của toàn hệ thống đã có nhiều tín hiệu tích cực, đạt được kế hoạch thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp hơn 3%.

Hoạt động kinh doanh của các TCTD ngày càng ổn định, phát triển, năng lực tài chính được tăng cường thông qua việc tăng vốn điều lệ hàng năm, kết quả kinh doanh được cải thiện rõ nét, nhiều TCTD mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nên thu nhập ngoài tín dụng có ngân hàng doanh thu chiếm đến 40%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ tháng 2/2020 tới nay đã khiến ngân hàng phải thay đổi nhiều chính sách để phù hợp.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội… nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thu hồi nợ, mua bán nợ cũng như quá trình khởi kiện, đấu giá tài sản, thi hành án. Tại một số địa phương vẫn có tâm lý xử lý nợ xấu là việc của ngành ngân hàng nên lãnh đạo địa phương chưa quyết liệt, sự phối hợp thiếu đồng bộ của các cơ quan hữu quan trên địa bàn khiến việc xử lý nợ xấu, đặc biệt là việc thu giữ tài sản bảo đảm của khách hàng còn khó khăn. Ngoài ra, Nghị quyết 42 còn chưa đầy 1 năm nữa hết hiệu lực; Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 cũng sẽ hết hiệu lực về thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trong khi đó nợ xấu dự báo sẽ có xu hướng gia tăng từ qúy 3 năm 2022 do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Do đó, để có giải pháp kịp thời giúp các TCTD xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ sớm tổng kết Nghị quyết 42 của Quốc hội để trên cơ sở đó đề xuất trình Quốc hội cho kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 hoặc ban hành Luật xử lý nợ xấu.

Đề nghị Chính phủ xem xét ban hành Nghị định cho phép khoanh nợ đối với khoản dư nợ chịu ảnh hưởng COVIDD-19 nặng nề từ 1- 2 năm. Áp dụng như Nghị định 55/NĐ-CP và Nghị định 116/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/NĐ-CP về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đối với trường hợp thiên tai dịch bệnh.

Ngoài ra, cần rà soát các Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật giao dịch điện tử, Luật các TCTD…để sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn, tạo hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của các TCTD nói riêng.

Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký đất đai hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký biến động, đăng bộ sang tên đối với tài sản bảo đảm xử lý nợ xấu. Cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua bán nợ, đồng thời có các chính sách ưu đãi cho các đơn vị mua, xử lý nợ xấu, “chứng khoán hoá” các khoản nợ, nợ xấu để phát hành cho nhà đầu tư. Đồng thời rà soát các qui định tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu, qua đó để giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả và tạo điều kiện phát triển cho thị trường mua bán nợ…

Kinh nghim x lý n xu nước ngoài

Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn từ một số quốc gia về xử lý nợ xấu, ông Karlis Bauze - Chuyên gia Tài chính Cao cấp, Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ nợ xấu ở Serbia là trên 20% năm 2015. Trong năm 2015, nợ xấu bắt nguồn từ 50% dư nợ trong lĩnh vực xây dựng, 40% dư nợ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và 25% dư nợ trong lĩnh vực sản xuất và khai thác khoáng sản.

Tháng 5/2015, chính phủ Serbia thành lập Nhóm công tác xử lý nợ xấu với thành phần là Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Trung ương Serbia và Quỹ bảo hiểm tiền gửi, trong đó Bộ Tài chính là cơ quan điều phối hoạt động của Nhóm công tác. Nhóm công tác đã xây dựng chiến lược dỡ bỏ các rào cản xử lý nợ xấu nhằm nâng cao năng lực xử lý nợ xấu của các ngân hàng, tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ xấu phát triển và thúc đẩy các biện pháp dàn xếp ngoài tòa cũng như cải thiện khung thể chế về xử lý nợ xấu thông qua tòa án và xử lý tài sản thế chấp. Tỷ lệ nợ xấu ở Serbia giảm từ trên 20% ở năm 2015 xuống còn 3,5% trong năm 2021. Sau khi tỷ lệ nợ xấu bước đầu được kiểm soát tốt, Nhóm công tác đã đưa ra sáng kiến ngăn chặn việc hình thành nợ xấu.

Tại Albania, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ dưới 5% vào năm 2007 lên cao nhất là 24,9% vào tháng 9/2014. Tháng 6/2015, Chính phủ Albania thành lập Nhóm công tác xử lý nợ xấu với thành phần là Bộ Phát triển Kinh tế; Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Trung ương Albania. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đóng vai trò quan sát viên; Hiệp hội ngân hàng Albania đóng vai trò tích cực trong quá trình hoạt động của Nhóm công tác.

Dưới sự hỗ trợ của WB và IMF, Nhóm công tác đã đưa ra kế hoạch hành động về xử lý nợ xấu nhằm tháo gỡ những rào cản trong quá trình xử lý nợ xấu và cải thiện khuôn khổ pháp lý. Tỷ lệ nợ xấu ở Albania giảm từ 24,9% ở năm 2014 xuống 8,1% vào năm 2020.

Tại Ukraine, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phá giá tiền tệ nên trong năm 2014-2015, đồng hryvnia của Ukraine mất giá gần 3 lần (giá trị đồng hryvnia giảm từ 8 đến 24 hryvnia đổi lấy 1 USD). Nợ xấu trên 50% trong hơn 2 năm, buộc Ngân hàng Ukraine phải thắt chặt khung chính sách trong nhiều năm. Việc quốc hữu hóa ngân hàng lớn nhất (Privatbank) vào tháng 12/2016 góp phần nhận diện rõ hơn tỷ lệ nợ xấu thực sự ở Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine không thành lập nhóm công tác "truyền thống" về xử lý nợ xấu mà dưới sự hỗ trợ của IMF và WB đã có một số chương trình điều chỉnh kinh tế ở Ukraine để giúp ổn định nền kinh tế.

WB đã chủ động soạn thảo Kế hoạch xử lý nợ xấu và khuyến nghị các cơ quan chức năng. Tuy nhiên mãi tới cuối năm 2019, một tiểu ban, thuộc Hội đồng Ổn định Tài chính quốc gia Ukraine đã được thành lập để xử lý nợ xấu tại các ngân hàng quốc doanh. Ông Karlis Bauze cho rằng, việc xử lý nợ xấu nên thực hiện trong một kế hoạch tổng thể và xử lý nợ xấu càng sớm càng tốt, cần phải làm thực chất, dựa trên nền tảng tái cấu trúc các khoản nợ một cách bền vững. Các tổ chức tài chính quốc tế có thể đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.

Theo chuyên gia của IFC, cần hoàn thiện chính sách để thị trường nợ xấu hoạt động tích cực có khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Việc mở cửa thị trường nợ xấu và tạo môi trường thuận lợi cho việc giao dịch nợ xấu sẽ thu hút các nhà đầu tư, phát triển hệ sinh thái hỗ trợ thị trường nợ xấu (nhà cung cấp dịch vụ xử lý nợ, định giá, pháp lý, kế toán, thuế, v.v.), tạo cơ sở cho nền tảng giao dịch nợ xấu, chứng khoán hoá nợ xấu, giao dịch thứ cấp/cấp ba, cung cấp cơ chế thanh lý nợ xấu hiệu quả trong lĩnh vực tài chính.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay