Thứ ba, 15/04/2025
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bổ sung, hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc chuyển tiền quốc tế

Sau khi Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến bổ sung từ các hội viên và chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc chuyển tiền quốc tế, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam dự kiến ban hành và triển khai ngay trong quý 1/2025.
Bộ quy tắc chuyển tiền
TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - Trưởng ban soạn thảo Bộ Quy tắc

Ngày 07/02/2025, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam họp Ban soạn thảo xây dựng Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam (gọi tắt là Bộ quy tắc chuyển tiền quốc tế) để tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trước khi ký ban hành chính thức.

Tham dự cuộc họp có TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - Trưởng ban soạn thảo Bộ quy tắc chuyển tiền quốc tế. Ngoài ra, cuộc họp còn có sự tham gia của đại diện các ngân hàng trong Ban soạn thảo và Tổ giúp việc.

Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Ban soạn thảo cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp (ngày 11/12/2023, ngày 10/1/2024, ngày 15/4/2024, ngày 23/7/2024 và ngày 18/9/2024) để tiếp thu ý kiến giải trình và thống nhất xây dựng đề cương, hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc.

Căn cứ đề nghị của ngân hàng hội viên, ngày 24/10/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có công văn số 432/HHNH-PLNV báo cáo Thống đốc và đề xuất xây dựng Bộ Quy tắc và Thực hành thống nhất chuyển tiền ra nước ngoài. Ngày 10/11/2023, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 8743/NHNN-QLNH thống nhất chủ trương và giao Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đầu mối phối hợp với các ngân hàng hội viên, Nhóm công tác ngân hàng (BWG) và các đơn vị liên quan trong Ngân hàng Nhà nước xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc.

Đây là Bộ Quy tắc hết sức cần thiết cho các ngân hàng trong bối cảnh giao dịch chuyển tiền nước ngày càng tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc ban hành Bộ quy tắc sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 phía: Giúp các ngân hàng thực hiện thống nhất với khách hàng trên phạm vi toàn quốc, qua đó giảm thiểu các rủi ro liên quan, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng thuận lợi trong việc kiểm soát, nhằm hạn chế tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp.

Trên cơ sở pháp lý ban hành Bộ Quy tắc, căn cứ chức năng và nhiệm vụ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam quy định tại Quyết định thành lập, Điều lệ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, căn cứ Công văn số 8743/NHNN-QLNH ngày 10/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ quy tắc sẽ được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành để thống nhất thực hiện sau khi đã lấy ý kiến của các ngân hàng hội viên, báo cáo xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát …).

Theo đại diện Ban soạn thảo, Bộ Quy tắc do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành theo thể thức văn bản là Quyết định do Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ký trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Đây không phải là văn bản quy định pháp luật, tuy nhiên sẽ là cơ sở để các Ngân hàng thống nhất thực hiện như một Thông lệ thị trường. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đã có những Quy định nguyên tắc và thực hành thống nhất mặc dù không phải là văn bản quy định pháp luật, nhưng đã được áp dụng rộng rãi như: Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC (UCP 600), án lệ ở Việt Nam được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua và được công bố theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử…

Bộ quy tắc chuyển tiền
Quang cảnh buổi họp

Trong quá trình xây dựng Bộ Quy tắc, Hiệp hội Ngân hàng, Ban soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) tổ chức nhiều cuộc họp lấy ý kiến về Đề cương chi tiết, dự thảo Bộ Quy tắc. Trên cơ sở đó, Ban soạn thảo đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo và lấy ý kiến của các Ngân hàng hội viên đối với dự thảo lần 1, lần 2. Sau khi xây dựng dự thảo lần 3, Ban soạn thảo tiếp tục xin ý kiến và làm việc với Vụ Quản lý ngoại hối để hoàn thiện và xây dựng dự thảo lần 4.

Đến ngày 30/9/2024, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có văn bản xin ý kiến của 4 Bộ, ngành liên quan (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao) và 4 đơn vị của Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Pháp chế, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Cục Phòng chống rửa tiền) đối với dự thảo lần 4 Bộ Quy tắc. Về cơ bản các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước thống nhất với nội dung dự thảo Bộ Quy tắc và đề nghị rà soát, chỉnh sửa một số nội dung để đảm bảo chặt chẽ hơn. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất sự cần thiết ban hành Bộ quy tắc, các Bộ ngành khác cũng có một số ý kiến (chủ yếu về kỹ thuật) cho Ban soạn thảo.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của 8/8 Bộ, ngành và các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã họp với Ban soạn thảo để tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo lần 4.

Sau khi xin ý kiến các thành viên Hội đồng, Ban soạn thảo sẽ có văn bản xin ý kiến CLB Pháp chế Ngân hàng. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ ký Quyết định ban hành Bộ Quy tắc.

Dự kiến, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ ban hành Bộ Quy tắc ngay trong quý 1/2025.

Hiệp hội Ngân hàng sẽ phối hợp với một số đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác truyền thông, có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng hội viên về việc thực hiện thống nhất theo Bộ Quy tắc.

PV

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 4

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 4

    Mỹ: Lạm phát bất ngờ giảm tốc, thị trường lao động vẫn mạnh mẽ nhưng thâm hụt thương mại kỷ lục; Trung Quốc: Đối phó với thuế đối ứng trong nguy cơ giảm phát; Trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ lao động qua đào tạo tiếp tục tăng, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm... Đây là những thông tin chính trong Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 2 tháng 4/2025.

  • Sacombank và Mastercard đồng hành phát triển giao thông xanh tại TP. Hồ Chí Minh

    Sacombank và Mastercard đồng hành phát triển giao thông xanh tại TP. Hồ Chí Minh

    Sáng 11/4, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Mastercard chính thức ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - một giải pháp thanh toán không tiền mặt hiện đại, thân thiện với môi trường, dành cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

  • SHB năm thứ ba liên tiếp được Global Finance (Hoa Kỳ) vinh danh

    SHB năm thứ ba liên tiếp được Global Finance (Hoa Kỳ) vinh danh

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính bền vững khi lần thứ ba liên tiếp được Tạp chí Global Finance (Hoa Kỳ) vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất Việt Nam năm 2025”.

  • HDBank Thái Bình khai trương trụ sở mới theo mô hình “Siêu thị tài chính”

    HDBank Thái Bình khai trương trụ sở mới theo mô hình “Siêu thị tài chính”

    Sáng 11/4/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thái Bình (HDBank Thái Bình) đã tổ chức lễ khai trương trụ sở mới tại số 5 Quang Trung, phường Quang Trung, TP. Thái Bình.

  • Ngân hàng điện tử CF-eBank: Nâng cao vị thế cho Quỹ tín dụng nhân dân

    Ngân hàng điện tử CF-eBank: Nâng cao vị thế cho Quỹ tín dụng nhân dân

    Trong bối cảnh khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin, phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế và xã hội, làm thay đổi nhận thức, thói quen và phương thức sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó có ngành Ngân hàng. Ngân hàng điện tử là một trong những xu hướng tất yếu, mang tính khách quan và không thể thiếu trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

  • PVcomBank tài trợ 1 tỷ đồng xây dựng “Tuyến đường Gốm sứ kỳ quan thế giới”

    PVcomBank tài trợ 1 tỷ đồng xây dựng “Tuyến đường Gốm sứ kỳ quan thế giới”

    Với mong muốn gìn giữ, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống và đồng hành cùng sự phát triển của giáo dục, vừa qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã trao tài trợ 1 tỷ đồng cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) nhằm chung tay xây dựng công trình nghệ thuật “Tuyến đường Gốm sứ kỳ quan thế giới” trong khuôn viên nhà trường.

  • Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải thực hiện thường xuyên, liên tục

    Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải thực hiện thường xuyên, liên tục

    Ngày 11/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong Ngành Ngân hàng năm 2025. Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú chủ trì hội nghị.

  • Tín dụng Quý 1/2025 của TP.HCM tăng 1,39%

    Tín dụng Quý 1/2025 của TP.HCM tăng 1,39%

    Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 cho biết, đến cuối Quý 1/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TPHCM (số liệu thực tế) đạt 3,998 triệu tỷ đồng, tăng 1,39% so với cuối năm 2024 và tăng 11,82% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao, nếu so với cùng kỳ 2024 chỉ tăng 0,96% và cùng kỳ 2023 là 1,25%.

  • Vì sao Cake by VPBank trở thành ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam có lãi?

    Vì sao Cake by VPBank trở thành ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam có lãi?

    Trải qua 2 lần thất bại, Cake by VPBank mới được hình thành vào đầu năm 2021. Chỉ sau 3 năm Cake đã trở thành ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam có lãi trong năm 2024 và được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” đầu năm nay.

  • Bac A Bank ưu đãi khách hàng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip

    Bac A Bank ưu đãi khách hàng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip

    Từ 01/06/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) sẽ chính thức ngừng giao dịch với thẻ ghi nợ công nghệ từ và thay thế hoàn toàn bằng thẻ Chip Contactless hiện đại, bảo mật, để thực hiện theo Thông tư số 1099/NHNN-TT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay