Thứ bảy, 18/01/2025
   

Tiếp tục góp ý xây dựng Dự thảo Bộ quy tắc thực hành thống nhất về chuyển tiền quốc tế

Sáng 15/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức cuộc họp góp ý hoàn thiện việc xây dựng Dự thảo Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về kiểm tra chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền quốc tế của khách hàng cá nhân, đồng thời kiện toàn nhân sự Ban soạn thảo và Tổ giúp việc. Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng chủ trì cuộc họp

Đây là cuộc họp lần thứ 3 sau khi Ban soạn thảo đã xây dựng và hoàn thành Dự thảo lần 1 vào cuối tháng 2/2024, với nhiều ý kiến đóng góp của Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Giao dịch chuyển tiền quốc tế là lĩnh vực hết sức phức tạp, vừa mang tính thông lệ quốc tế, vừa mang tính chất cụ thể của từng trường hợp giao dịch.

Tại Việt Nam, việc thực hiện chuyển tiền thực hiện theo Thông tư 20/2022/TT-NHNN Hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, còn có Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

Theo đó, việc đưa ra được thông lệ chung sẽ góp phần giúp các ngân hàng thống nhất thực hiện, qua đó tránh được các rủi ro liên quan đến quy trình chuyển tiền quốc tế.  

TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Minh Ngọc.

Phát biểu tại cuộc họp, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến tham gia tương đối đầy đủ cho Dự thảo lần 1. Các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát những chi tiết, điều khoản còn thiếu hoặc gặp khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thì cùng tiếp tục họp bàn để chỉnh sửa, bổ sung cho Dự thảo.

TS Nguyễn Quốc Hùng cũng đề nghị, khi đã hoàn thành Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về kiểm tra chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền quốc tế của khách hàng cá nhân chung cho các ngân hàng thì các ngân hàng không nên tạo thêm bộ quy tắc riêng của từng ngân hàng.

Quang cảnh cuộc họp Hoàn Thiện về Bộ quy tắc thực hành thống nhất về chuyển tiền quốc tế
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Minh Ngọc.

Trao đổi tại cuộc họp, đại diện Ban soạn thảo Bộ Quy tắc cho biết, sau khi thành lập, Ban soạn thảo và Tổ giúp việc đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu, tổng hợp ý kiến góp ý từ các tổ chức tín dụng để xây dựng sơ bộ dự thảo Bộ quy tắc.

Góp ý cho dự thảo Bộ Quy tắc tại cuộc họp, đại diện các tổ chức tín dụng đã thảo luận về một số nội dung có thể gây "khó" trong thực tiễn giao dịch chuyển tiền quốc tế, như: xác định người cư trú và không cư trú; chuyển tiền một chiều ra nước ngoài; chuyển tiền cho cá nhân đang ở nước ngoài; chuyển tiền du lịch; chuyển tiền chu cấp du học; chuyển tiền cho khoá học ngắn hạn dưới 3 tháng; phí và lệ phí; nguồn tiền tiết kiệm...

Đây là những nội dung quan trọng và cần có sự thống nhất trong triển khai thực tiễn. Vì vậy, đại diện các tổ chức tín dụng đề nghị, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc để có quy định chung cho các tổ chức tín dụng đê thực hiện.

Kết luận cuộc họp, TS. Nguyễn Quốc Hùng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các tổ chức tín dụng hội viên. Đồng thời, đề nghị các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát các vướng mắc trong hoạt động giao dịch chuyển tiền quốc tế tại mỗi đơn vị, sau đó gửi kiến nghị đề xuất bằng văn bản về Ban soạn thảo để tiếp tục hoàn thiện.

Bên cạnh đó, tiếp tục lấy ý kiến từ các tổ chức tín dụng, chuyên gia, các vụ, cục Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tham vấn từ Bộ Tư pháp, Toà án và Viện Kiểm sát nhằm ban hành được Bộ Quy tắc thống nhất, bao quát, sát với thực tiễn nhất, để phù hợp, tuân thủ hệ thống quy định pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, Ban soạn thảo và Tổ giúp việc sẽ tiến hành kiện toàn nhân sự, với việc bổ sung thêm đại diện Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và sớm ban hành Bộ Quy tắc, với mục tiêu hoàn thành và ban hành Bộ quy tắc vào khoảng tháng 6/2024.

T.Đ
  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay