Thứ bảy, 18/01/2025
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với nhóm công tác của IFC

Ngày 12/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tiếp nhóm công tác của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) do bà Nina Mocheva - chuyên gia cấp cao lĩnh vực tài chính dẫn đầu, để thảo luận về tái cấu trúc nợ ngoài (OWC) tòa tại Việt Nam và việc xây dựng sổ tay hướng dẫn liên quan.
Hiệp hội Ngân hàng
TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Tại buổi làm việc, bà Nina Mocheva, chuyên gia cấp cao lĩnh vực tài chính của IFC cảm ơn Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã dành thời gian tiếp đoàn công tác. Đồng thời cho biết, sau hội thảo Bàn tròn thảo luận về OWC do IFC phối hợp với VNBA tổ chức ngày 19/9/2023 và buổi làm việc về vấn đề này vào ngày 21/11/2023, IFC rất quan tâm đến phản hồi của các tổ chức tín dụng (TCTD), đồng thời có ý tưởng xây dựng sổ tay hướng dẫn thủ tục OWC.

Theo bà Nina Mocheva, OWC là một khái niệm mới tại Việt Nam, trước khi xây dựng sổ tay để thực hiện dàn xếp nợ ngoài tòa thì phải xây dựng quy chế tái cấu trúc nợ ngoài tòa. Từ quy chế đó, để sử dụng trong quá trình dàn xếp nợ hoặc là tái cấu trúc nợ ngoài tòa án khi cần. Tuy nhiên, đây chỉ là quy chế thứ cấp, trong trường hợp có tranh chấp thì bổ sung thêm lựa chọn cơ chế hòa giải hay trọng tài.

Bà Nina Mocheva cũng cho biết, một số nước đã áp dụng thành công quy chế tái cấu trúc nợ ngoài tòa như Malaysia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cùng hầu hết các nước ở châu Âu.. Theo đó, nguyên tắc cốt lõi trong quy chế tái cấu trúc nợ ngoài tòa không thay đổi ở các quốc gia. Tuy nhiên, phương án lựa chọn lại có thể thay đổi theo đặc thù của từng quốc gia khác nhau.

Việc tái cấu trúc nợ ngoài tòa là quá trình xây dựng thỏa thuận chung giữa chủ nợ và con nợ (thương lượng tập thể nhằm đưa ra thỏa thuận chung) để giúp con nợ có điều kiện tái cơ cấu tránh trường hợp bị đổ vỡ hoặc phá sản. Quá trình này được gọi là quá trình xử lý kỹ thuật trong ngành tài chính để tạo ra khung thỏa thuận chung ngoài tòa án để giúp con nợ không mất khả năng thanh toán và có thêm cơ hội được tiếp tục hoạt động kinh doanh và phát triển. 

bà Nina Mocheva
Bà Nina Mocheva - chuyên gia cấp cao lĩnh vực tài chính của IFC

Trên cơ sở đó, IFC đã xây dựng được đề cương chi tiết tài liệu hướng dẫn về xử lý nợ ngoài tòa án. Trong đó, bao gồm các phần như: Giới thiệu chung về tái cơ cấu nợ ngoài tòa án và tài liệu hướng dẫn về tái cơ cấu nợ; Điều khoản định nghĩa; Điều kiện để bên nợ được thực hiện việc tái cơ cấu nợ; Mở thủ tục tái cơ cấu nợ; Thời gian tạm đình chỉ; Thực hiện hợp đồng tái cơ cấu nợ; Các nguyên tắc khác; Một số điều khoản khác; Phụ lục;...

Đại diện IFC cho rằng, nguyên tắc cốt lõi của OWC tương đồng nhau ở các quốc gia, song vẫn có những biện pháp, phương án lựa chọn dựa trên đặc thù của mỗi quốc gia khác nhau, đồng thời mong muốn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hỗ trợ thành lập tổ công tác/ban chỉ đạo xây dựng sổ tay hướng dẫn OWC.

Bà Nina Mocheva đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hỗ trợ tổ chức các buổi tập huấn cho các TCTD về OWC, trong đó, có tổ chức dàn xếp mô phỏng lại các trường hợp xảy ra trong thực tiễn để các nội dung OWC được tiếp cận một cách hiệu quả nhất.

Tại buổi tiếp, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng đã bày tỏ vui mừng và chào đón đoàn công tác IFC, đánh giá cao vai trò của tái cấu trúc nợ ngoài tòa và cho rằng cách thức này sẽ góp phần xử lý nợ xấu và giải quyết những tranh chấp đơn thuần giữa các TCTD với các TCTD, các TCTD với khách hàng hiệu quả hơn.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, cho biết, VNBA cũng rất quan tâm đến việc xây dựng sổ tay hoặc quy chế tái cấu trúc nợ ngoài tòa. Tuy nhiên, hiện các TCTD tại Việt Nam chưa dành sự quan tâm đúng mức.

Theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hầu hết các TCTD đều xử lý tranh chấp tại tòa và luôn coi việc xử lý tại tòa là một trong những quyết định cuối cùng. Việc triển khai xử lý nợ ngoài tòa vẫn chưa phổ biến và chưa có được sự đồng thuận cao từ các TCTD tại Việt Nam.

Nguyên nhân là do các TCTD chưa hiểu hết được quy trình, cũng như nội dung thực hiện vì chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về xử lý tranh chấp ngoài tòa.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, việc xử lý nợ ngoài tòa sẽ góp phần xử lý nợ xấu và giải quyết những tranh chấp đơn thuần hiệu quả hơn.

quang cảnh
Quang cảnh buổi làm việc giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và đoàn công tác của IFC

TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng đề nghị IFC cần phải tham vấn Ngân hàng Nhà nước khi xây dựng để cho sổ tay hoặc quy chế tái cấu trúc nợ ngoài tòa khi hoàn thành mang tính khả thi cao. Đồng thời, mong muốn tuyên truyền, phổ biến rộng rãi sổ tay hoặc quy chế tái cấu trúc nợ ngoài tòa tới các TCTD và toàn xã hội.

Ngoài ra, TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng khẳng định, trong quá trình xây dựng sổ tay hoặc quy chế, VNBA sẽ tích cực hỗ trợ IFC, để có phương án hiệu quả, sát với thực tiễn và phù hợp theo pháp luật Việt Nam.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay