Thứ năm, 14/11/2024
   

Hiệp hội Ngân hàng sơ kết hoạt động 9 tháng

Sáng 22/10/2021, Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2021 dưới sự điều hành của ông Trần Văn Tần, Phó Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội và ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng.

Sáng 22/10/2021, Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2021 dưới sự điều hành của ông Trần Văn Tần, Phó Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội và ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Cơ quan Thường trực có sự hiện diện của các ông, bà đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước; đại diện Bộ Tư pháp; lãnh đạo Ủy ban Chính sách, Ủy ban Công nghệ thuộc Hội đồng Hiệp hội, Trưởng các Ban, đơn vị Cơ quan Thường trực, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế, Câu lạc bộ Công nghệ Tài chính; Câu lạc bộ Xử lý nợ và Chi hội Thẻ ngân hàng cùng 42 điểm cầu tổ chức hội viên.

Hiep hoi Ngan hang so ket hoat dong 9 thang 1 Ong Tan

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Văn Tần, Phó Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội nêu rõ:  Việc tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2021 đối với nhóm hội viên là ngân hàng là cách làm mới nhằm tập trung thời gian và trí tuệ để trao đổi, thảo luận sâu về các nội dung được hội viên của từng nhóm cũng như Hiệp hội quan tâm. Thời gian qua, trên cơ sở xác định đúng mục tiêu, phương hướng hoạt động, đổi mới toàn diện các mặt công tác, chấn chỉnh lại tác phong, lề lối làm việc, với ý chí quyết tâm cao, Hiệp hội Ngân hàng vừa tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ VII, đồng thời nỗ lực, xử lý kịp thời những công việc phát sinh, hoàn thành một khối lượng lớn công việc, được các cơ quan quản lý và các tổ chức hội viên ghi nhận đánh giá tích cực.

Hiep hoi Ngan hang so ket hoat dong 9 thang 1 Ong Hai

Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Tư pháp, trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam “Về thành tích trong hoàn thiện thể chế về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, ghi nhận đóng góp tích cực của Hiệp hội Ngân hàng trong việc tham gia xây dựng quy phạm pháp luật nói chung và quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm nói riêng.

Hiep hoi Ngan hang so ket hoat dong 9 thang 1 Ong Hung

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đã trình bày báo cáo kết  quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2021, được thể hiện trên các mặt: (i) Làm tốt công tác cầu nối, hỗ trợ TCHV tham gia xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý; Tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách, giải đáp pháp luật; tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện cơ chế chính sách, hỗ trợ về nghiệp vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức hội viên; (ii) Hỗ trợ thiết thực cho các TCHV trong việc thực hiện tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu, thực hiện đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, các vấn đề liên quan hoạt đến khởi kiện và thi hành án,...; (iii) Về cơ chế hợp tác, kết nối, hỗ trợ, chăm sóc hội viên trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ XII từng bước được củng cố và nâng cao; (iv) Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước: (v) Tăng cường hỗ trợ các TCHV phát triển nguồn nhân lực. (vi) Quan tâm và đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế với Hiệp hội Ngân hàng các nước ASEAN, Hiệp hội Ngân hàng và các tổ chức quốc tế khác và đang khởi động quá trình gia nhập Hiệp hội Ngân hàng Châu Á…

Những kết quả rất đáng ghi nhận

Trong 9 tháng đầu năm 2021, với mong muốn góp phần chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng các tổ chức hội viên vượt qua đại dịch Covid-19, thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng với vai trò cầu nối liên kết, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức hội viên, đã bám sát, lắng nghe, tập hợp ý kiến, hỗ trợ và phản ánh kịp thời với Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý khác nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động của các tổ chức hội viên, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động, cụ thể trên 6 :

1. Làm tốt công tác cầu nối, hỗ trợ TCHV tham gia xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý; Tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách, giải đáp pháp luật; tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện cơ chế chính sách, hỗ trợ về nghiệp vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức hội viên: đã tham gia góp ý đối với nhiều dự thảo vản bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng (góp ý 7 Luật, 03 Nghị định, 21 Thông tư là những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng); Tập chung đề xuất với Chính phủ, Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động, tạo nguồn lực cho ngân hàng hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 (đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông, nhà mạng giảm cước phí viễn thông (SMS); đề nghị Tổ chức thẻ quốc tế giảm phí giao dịch Thẻ,...). Hiệp hội Ngân hàng có nhiều văn bản kiến nghị, đề xuất gửi các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, đánh giá, xử lý tháo gỡ các vướng mắc kịp thời và nhiều đề xuất, kiến nghị đã được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm giải quyết, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hội viên an tâm điều hành hoạt động (Các văn bản đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc tính thuế VAT đối với dịch vụ L/C; Giải pháp về phát triển ngân hàng số, chuyển đổi số,...); Kịp thời giải quyết vướng mắc của tổ chức hội viên trong thực hiện các vụ án, tranh chấp khởi kiện ra Tòa, Thi hành án (117 vụ án trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã gửi Tòa án; 42 vụ thi hành án gửi Cục Thi hành án TP. Hồ Chí Minh,...).

2. Hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức hội viên trong việc thực hiện tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu, thực hiện đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, các vấn đề liên quan hoạt đến khởi kiện và thi hành án,... thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo,... để tạo điều kiện cho các hội viên chia sẻ, trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động và đề xuất giải pháp xử lý: Tổ chức gần 20 tọa đàm, hội thảo về cơ cấu giãn nợ, giảm lãi suất, giảm phí; Thông tư 01, 03, 14; Xếp loại tổ chức tín dụng; Mua bán trái phiếu...

3. Về cơ chế hợp tác, kết nối, hỗ trợ, chăm sóc hội viên trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ VII từng bước được củng cố và nâng cao: Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức hội viên để động viên, chia sẻ hoặc phối hợp, hỗ trợ kịp thời theo nhu cầu của hội viên; Đồng hành, trách nhiệm, chia sẻ khó khăn với các tổ chức hội viên, đồng thời kêu gọi hội viên thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Năm 2021, Hội đồng Hiệp hội cũng đã kịp thời quyết định tiếp tục giảm 10% mức đóng hội phí cho hội viên. Bên cạnh đó duy trì việc tiếp nhận ý kiến đánh giá hằng năm của các tổ chức hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng, nhằm rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp khắc phục, cải thiện hoạt động tốt hơn. Hiện nay, Cơ quan Thường trực đang rà soát, đánh giá và hướng tới chỉnh sửa, bổ sung các quy định, quy chế hoạt động với các cơ chế phù hợp hơn.

4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước: Trong 9 tháng đầu năm, Hiệp hội Ngân hàng đã đổi mới giao diện Website, hỗ trợ hiệu quả cho công tác truyền thông; Chú trọng tiếp cận các tổ chức hội viên, nắm bắt nhanh và kịp thời những vấn đề mới, tăng cường lượng bài viết có chất lượng, thu hút bài viết của những cộng tác viên tại các tổ chức hội viên để có được những bài mang tính thực tiễn cao, phản ánh kịp thời khó khăn vướng mắc, tình hình hoạt động, việc làm được của tổ chức hội viên nhằm tuyên truyền, bảo vệ, nhân rộng gương điển hình và định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động ngân hàng. Đồng thời phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài ngành để thực hiện tuyên truyền, phổ cập cơ chế chính sách.

5. Tổ chức thực hiện tốt công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế: thể hiện tốt vai trò đại diện các tổ chức hội viên tham gia các hoạt động với tư cách thành viên Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, mở rộng giao lưu, hợp tác với Hiệp hội Ngân hàng các nước và đối tác quốc tế khác nhằm hỗ trợ tổ chức hội viên kết nối, giao lưu, trao đổi, học hỏi và hợp tác khi cần thiết và phù hợp.

6. Tăng cường hỗ trợ các tổ chức hội viên phát triển nguồn nhân lực thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo với nội dung thiết thực, sát với nhu cầu của các tổ chức hội viên, đổi mới hình thức đào tạo trực tuyến phù hợp với giai đoạn ảnh hưởng dịch Covid-19, với chất lượng giảng viên được tổ chức hội viên đánh giá cao. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2021, đã phát hành bài giảng E-Learning về Bộ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng và gửi tổ chức hội viên để áp dụng thực hành.

Hiep hoi Ngan hang so ket hoat dong 9 thang 1 anh Hoi vien

Đồng thuận, đồng lòng vì mục tiêu chung

Hiệp hội Ngân hàng hiện có tổng số 74 tổ chức hội viên bao gồm 61 hội viên chính thức, 9 hội viên liên kết và 4 hội viên danh dự trong đó nhóm các tổ chức hội viên là ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi và công ty VAMC (gọi chung là nhóm Ngân hàng) gồm có 42 tổ chức hội viên gồm 7 Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, 28 Ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh, 2 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 3 định chế tài chính khác (VDB, BHTG, VAMC).

Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, nhất là trong đợt bùng phát lần thứ 4, đặt ra không ít thách thức, khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và các ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng luôn phải nỗ lực thực hiện phòng, chống dịch bệnh đảm bảo an toàn cho ngân hàng và cán bộ, nhân viên của mình, vừa tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả, thông suốt, bên cạnh đó, với tinh thần và trách nhiệm cao đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, triển khai tích cực các chính sách hỗ trợ, ủng hộ thiết thực đối với ngành y tế và xã hội trong công tác phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh.

Tính đến ngày 7/10/2021, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) ước đạt 10.915 nghìn tỷ đồng, tăng 5,37% so với cuối năm 2020 và tăng 11,24% so với cùng kỳ năm 2020. Dư nợ  tín dụng đối với nền kinh tế đạt 9.913 nghìn tỷ đồng, tăng 7,84% so với cuối năm 2020, tăng 14,01% so với cùng kỳ. Quy mô và chất lượng hoạt động của các ngân hàng hội viên cũng tiếp tục tăng đáng kể, luôn giữ vị trí chủ chốt trên thị trường tiền tệ, tín dụng, quản lý khối tài sản xã hội rất lớn với tổng tài sản đến nay chiếm gần 90% toàn ngành (khoảng  gần 13 triệu tỷ đồng); Năng lực tài chính của các ngân hàng hội viên được củng cố, tổng vốn điều lệ đến đầu tháng 10 của các ngân hàng hội viên đạt 518.225 tỷ, thời gian tới, nhiều ngân hàng đang có kế hoạch hoặc đã được NHNN phê duyệt kế hoạch tăng vốn điều lệ, do vậy, dự kiến đến cuối năm 2021, tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng sẽ tăng đáng kể.

Công tác cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai quyết liệt và đạt kết quả tích cực. Nhờ các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ theo Nghị quyết 42 cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, đến cuối tháng 9/2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng là gần 2% hầu hết các ngân hàng đều đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trong đó ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 2,5%, và ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 0,39%. Năng lực tài chính của các ngân hàng được củng cố; chất lượng quản trị, điều hành từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế. Việc triển khai Chuẩn mực vốn Basel II, III tiếp tục được tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn. Tính đến nay có khoảng 20 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn Basel II trong đó 15 ngân hàng đã công bố hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II (VIB, Vietcombank, VPBank, TPBank, SeABank, Techcombank, MB, ACB, MSB, SHB, HDBank, LienVietPostBank, Viet Capital Bank, Shinhan Việt Nam, NamÁ Bank), một số ngân hàng đã bắt đầu áp dụng quy chuẩn nâng cao và có những bước chuẩn bị để hướng tới Basel III như VIB, SHB, MSB, TPBank, HDBank, MB,... trong đó TPBank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III và IFRS 9 và sẽ triển khai toàn diện cả hai chuẩn mực quốc tế quan trọng này ngay từ quý IV năm nay.

Các nguồn thu ngoài tín dụng được đẩy mạnh phát triển - đặc biệt là các hoạt động dịch vụ theo hướng số hóa, thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều tổ chức tín dụ đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, đảm bảo an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như xác thực sinh trắc học; thanh toán qua mã QR; Tokenization; mPOS. Đặc biệt từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư cho phép sử dụng eKYC thì dịch vụ ngân hàng đã sẵn sàng tiệm cận với khách hàng, nhất là khách hàng ở vùng sâu, vùng xa... Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chú trọng hợp tác toàn diện với các đối tác chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh quy mô và nâng tỷ trọng thu nhập phí dịch vụ,  như bảo lãnh,  thư tín dụng (L/C), bán chéo sản phẩm và gia tăng tiện ích cho khách hàng. Rủi ro tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa nợ quá hạn/nợ xấu phát sinh, đồng thời quyết liệt triển khai các giải pháp thu hồi nợ tồn đọng, quản lý rủi ro, phòng, chống, ngắn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hường bởi dịch Covid-19:

Để tiếp tục hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, các tổ chức tín dụng đã đưa ra nhiều phương án, giải pháp hỗ trợ khách hàng cụ thể, kịp thời hơn, như: Triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực ưu tiên (hàng không, thu mua lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long...), gói hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay; Chủ động đánh giá ảnh hưởng của thị trường và các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; xử lý nghiêm những đơn vị, cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định trong quá trình thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Tích cực triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Thông tư  01, Thông tư 03, Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước. Đến ngày 27/9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ 23/01/2020 là khoảng 531.000 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng đã chủ động chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp bằng việc miễn giảm các loại phí, lãi vay đến nay là lần thứ tư, mức giảm lãi cao nhất đến 3%/năm, giảm 1% trong năm 2020 và giảm thêm 0,66% trong 8 tháng đầu năm 2021. Đến cuối tháng 9/2021 các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng, tổng số tiền lãi miễn giảm hạ cho khách khoảng 27.000 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 5,2 triệu tỷ đồng cho 800.000 khách hàng. Đặc biệt 16 ngân hàng (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng giảm lãi lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/9/2021 là 11.813 tỷ đồng, đạt 57,31% so với cam kết. Riêng 04 ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục cam kết dành thêm 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay và thực hiện miễn toàn bộ phí dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16. Đồng thời triển khai đồng loạt việc miễn, giảm nhiều các loại phí như: phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, phí rút tiền tại ATM, phí thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại... Ước tính tổng số phí mà các tổ chức tín dụng giảm cho khách hàng trong thời gian qua khoảng 1.759 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, 3 ngân hàng là SeaBank, MSB, SHB đã ký Hợp đồng tín dụng tài trợ và thực hiện giải ngân tổng số tiền 4.000 tỷ đồng cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vay vốn theo cơ chế tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Công tác hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, làm công tác an sinh xã hội: Hệ thống TCTD ngoài việc chủ động hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua việc miễn giảm lãi, phí… còn thực hiện hàng loạt các chương trình hỗ trợ để thực hiện công tác an sinh xã hội, đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống Covid-19, đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai dự án xanh, dự án bảo vệ môi trường, đồng thời đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể đóng góp vào Quỹ vaccine phòng Covid của Chính phủ hơn 800 tỷ đồng qua 02 đợt phát động; Ủng hộ các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh.., bệnh viện tuyến đầu trong việc điều trị, chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19; Hỗ trợ khẩn cấp cho TPHCM và các tỉnh phía Nam như: tặng xe cứu thương, khẩu trang y tế, mua máy thở oxi, bộ xét nghiệm nhanh Covid-19; máy truyền dịch, máy theo dõi bệnh nhân cùng giường hồi sức và các thiết bị, vật tư y tế cấp thiết,... Ngoài ra, hỗ trợ tiền trang bị công cụ học tập trực tuyến cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg với tổng trị giá 40 tỷ đồng,…

Hiep hoi Ngan hang so ket hoat dong 9 thang 1 ket qua

Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2021

Thời gian còn lại của năm 2021 không nhiều và còn nhiều việc phải làm. Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và các tổ chức hội viên nói riêng. Trên tinh thần lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các tổ chức hội viên về những tồn tại, vướng mắc để khắc phục, xử lý, Hội nghị đã nhất trí triển khai các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2021: Đối với Hiệp hội (i) Bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Quốc Hội, Ngân hàng Nhà nước; chủ động đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý trong việc xây dựng, sửa đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách. (ii) Tiếp cận, gần gũi, sâu sát, nắm bắt, chia sẻ khó khăn của các tổ chức hội viên. (iii) Đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị trực thuộc và 2 ủy ban chuyên môn tập trung nghiên  cứu, hỗ trợ các vấn đề lớn tổ chức hội viên quan tâm. (iv) Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông. (v) Chú trọng phát triển các hình thức hỗ trợ tổ chức hội viên thông qua cải tiến, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đa dạng hóa các hình thức hội thảo, tọa đàm. (vi) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan liên quan tổ chức các sự kiện tôn vinh tổ chức hội viên đạt hiệu quả cao trong hoạt động. (vii) Kết nối các tổ chức hội ngành nghề, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, hỗ trợ tổ chức hội viên phát triển thị phần. (viii) Hỗ trợ thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương, đã phương trong nước, quốc tế và khu vực. (ix) Đổi mới phương thức, văn hóa, lề lối làm việc, nâng cao năng lực, trình độ và kiến thức cán bộ, nhân viên Cơ quan thường trực. Đối với tổ chức hội viên: (i) Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, triển khai đồng bộ các giải pháp thao gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19. (ii) Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021. (iii) Tham gia tích cực trong việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội Ngân hàng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay