Thứ năm, 04/07/2024
   

Tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán

Ngày 17/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 1822/NHNN-TT về việc yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) khẩn trương, nghiêm túc thực hiện tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán.

Ngày 17/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 1822/NHNN-TT về việc yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) khẩn trương, nghiêm túc thực hiện tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán.

Thu tuc mo tai khoan thanh toan cua doanh nghiep tu nhan 2602163912

Theo văn bản cho biết, qua quá trình theo dõi, phối hợp và nắm bắt thông tin cho thấy tội phạm lừa đảo, gian lận tại Vệt Nam tiếp tục có xu hướng gia tăng thời gian gần đây với nhiều thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Do đó, để góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tội phạm lợi dụng hoạt động thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất họp pháp,...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các TCTD thực hiện kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và phù hợp, khớp đúng của giấy tờ tùy thân với khách hàng mở tài khoản thanh toán.

Đối với trường họp khách hàng mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh, phòng giao dịch: (i) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ tùy thân và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, phù hợp của các thông tin trên giấy tờ tùy thân với khách hàng mở tài khoản thanh toán; (ii) Tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ để xác thực khách hàng như sử dụng thiết bị/ứng dụng chuyên dụng đọc thông tin trong chip của CCCD gắn chip để thu thập và xác thực thông tin, dữ liệu khách hàng mở tài khoản thanh toán phục vụ kiểm tra, đối chiếu xác thực khách hàng trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.

Trong trường hợp khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử: (i) Áp dụng các biện pháp công nghệ để kiểm tra tính họp pháp, hợp lệ của giấy tờ tùy thân của khách hàng và xác thực khớp đúng giữa thông tin yếu tổ sinh trắc học trên giấy tờ tùy thân với dữ liệu sinh trắc học của khách hàng mở tài khoản thanh toán; (ii) Nghiên cứu, sử dụng các giải pháp công nghệ chuyên dụng đọc và xác thực thông tin trong chip của CCCD gắn chip để xác thực khách hàng; (iii) Lưu trữ, bảo quản đầy đủ dữ liệu sinh trắc học của khách hàng theo đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14a Thông tư số 16/2020/TT-NHNN để phục vụ kiểm tra, đối chiếu xác thực khách hàng trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.

Kiểm tra đối chiếu đảm bảo việc sử dụng tài khoản thanh toán tại quầy và trên ứng dụng di động (Mobile App) được thực hiện bởi chính chủ tài khoản thanh toán hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

Việc thực hiện giao dịch qua Mobile App cửa tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử (bao gồm cả tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử đã được TCTD thực hiện nhận biết xác minh thông qua gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản): (i) Áp dụng biện pháp kiểm tra, đối chiếu và xác minh thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo người thực hiện giao dịch trên Mobile App chính là chủ tài khoản thanh toán đó theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14a Thông tư số 16/2020/TT-NHNN; (ii) Nghiên cứu thiết lập các hạn mức giao dịch thanh toán trên Mobile App cần phải xác thực, đối chiếu khớp đúng dữ liệu sinh trắc học của người thực hiện giao dịch trên Mobile App với dữ liệu sinh trắc học của chủ tài khoản thanh toán đã được TCTD lưu trữ khi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng đó.

Đổi với giao dịch qua Mobile App của tài khoản thanh toán được mở tại chi nhánh, phòng giao dịch của các TCTD: Áp dụng các biện pháp kiểm tra, đối chiếu và nhận biết khách hàng để đảm bảo người thực hiện giao dịch trên Mobile App chính là chủ tài khoản thanh toán hoặc người được ủy quyền hợp pháp của chủ tài khoản thanh toán thông qua việc xem xét áp dụng một số biện pháp như: (i) Sử dụng chữ ký số của chủ tài khoản thanh toán; (ii) Đối chiếu dữ liệu sinh trắc học của chủ tài khoản thanh toán (nếu có) với dữ liệu sinh trắc học của người thực hiện giao dịch; (iii) Nghiên cứu thiết lập các hạn mức giao dịch thanh toán trên Mobile App yêu cầu thu thập dữ liệu sinh trắc học của người thực hiện; (iv) Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để thu thập dữ liệu sinh trắc học của người thực hiện giao dịch vượt hạn mức do TCTD thiết lập.

Theo dõi và giám sát chặt chẽ việc thay đổi thiết bị truy cập Mobile App của chủ tài khoản thanh toán: trường hợp khách hàng thay đổi thiết bị (khác với thiết bị đã đăng ký ban đầu ứng dụng ngân hàng di động) để thực hiện giao dịch, TCTD tiến hành xác thực lại khách hàng như xác thực khách hàng lần đầu, trong đó ưu tiên áp dụng giải pháp xác thực khách hàng bằng yếu tố sinh trắc học.

Các TCTD, tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, lưu ý về các vấn đề: (i) Thực hiện nhận biết, cập nhật và xác minh thông tin nhận biết khách hàng; (ii) Rà soát, phát hiện và thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ; (iii) Áp dụng biện pháp đánh giá tăng cường theo quy định.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro đối với mở, sử dụng tài khoản thanh toán và nghiên cứu ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử (Công văn số 5865/NHNN-TT ngày 24/8/2022, Công văn số 7262/NHNN-TT ngày 17/10/2022,…).

Ngoài ra, phải thường xuyên có các thông báo, hướng dẫn, cảnh báo tới khách hàng đầy đủ thông tin về các hành vi bị cấm, hành vi không được thực hiện trong quá trình mở, sử dụng tài khoản thanh toán dưới nhiều hình thức khác nhau: nhân viên ngân hàng tư vấn trực tiếp, công bổ đăng tải trên website, Mobile App, các phương tiện thông tin đại chúng...

Chi tiết văn bản của Ngân hàng Nhà nước xem tại đây.

VNBA NEWS

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay