Thứ hai, 23/12/2024
   

Shinhan Finance cảnh báo nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa tiếp tục đưa ra cảnh báo với khách hàng nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội. Theo đó, các đối tượng lừa đảo hay sử dụng những chiêu “gài bẫy” nhằm lừa đảo hay móc túi người dùng khi tham gia tìm việc làm thêm, kiếm thu nhập trên mạng

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa tiếp tục đưa ra cảnh báo với khách hàng nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội. Theo đó, các đối tượng lừa đảo hay sử dụng những chiêu “gài bẫy” nhằm lừa đảo hay móc túi người dùng khi tham gia tìm việc làm thêm, kiếm thu nhập trên mạng xã hội, các hội nhóm kín,…

> Ngân Lượng cảnh báo lừa đảo

Cảnh báo nạn “tín dụng đen” giả mạo các công ty tài chính được cấp phép

Danh sách công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam

Cảnh giác với đối tượng giả mạo SHB Finance

Cảnh báo website và tổng đài mạo danh Mcredit

FE Credit cảnh báo thủ đoạn mạo danh công ty tài chính chiếm đoạt tài sản

Shinhan Finance canh bao nguy co bi lua dao tren mang xa hoi

Cụ thể, các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội hay sử dụng các bài đăng, với cụm từ: kiếm tiền đơn giản, được làm việc tại nhà, thu nhập tốt, hoa hồng cao, lương trả ngay trong ngày,…

Trong khi, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, các tổ chức tài chính cũng liên tục đẩy mạnh việc truyền thông cho khách hàng về các chiêu trò lừa đảo tinh vi của các đối tượng xấu nhưng nhiều người vẫn sa vào “bẫy” lừa đảo, dẫn đến tình trạng “mất tiền” mà chẳng biết đòi ai.

“Bẫy” với lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao”

Thông thường, các đối tượng lừa đảo hay dùng “chiếc bẫy ngọt ngào” để “dụ con mồi” sa lưới. Các con mồi thường được tiếp cận thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Zalo,… Nội dung của các bài đăng “câu dẫn” thường là tuyển dụng cộng tác viên tăng tương tác cho Tiktok, tuyển dụng cộng tác viên tăng like, bình luận trên các kênh mạng xã hội và nhận được hoa hồng ngay sau mỗi nhiệm vụ. “Mẹ bỉm sữa”, sinh viên, người kiếm việc bán thời gian tại nhà, người muốn kiếm thêm thu nhập sau giờ hành chính,… là những đối tượng thường được nhắm tới.

Sau khi đã tiếp cận thành công, các đối tượng sẽ hướng dẫn người tham gia làm nhiệm vụ xem video TikTok bằng cách tải một app, website trung gian. Tại đây, với mỗi nhiệm vụ tăng tương tác (tăng lượt yêu thích cho một video/một tài khoản mạng xã hội…), người tham gia sẽ nhận được phần tiền hoa hồng trung bình từ 10,000VND - 20,000VND, khoản tiền này sẽ được chuyển ngay vào tài khoản ngân hàng/tài khoản dự trữ tại ứng dụng nhận nhiệm vụ của họ.

Như vậy, với các chiêu trò tưởng chừng như vô hại này, các đối tượng lừa đảo đã bước đầu lấy được lòng tin của người tham gia, chuẩn bị cho các màn kịch tiếp theo.

Lấy lòng tin để lừa khách hàng

Ngoài nhiệm vụ tương tác, các đối tượng lừa đảo tiến hành đưa ra loạt các nhiệm vụ tăng “hoa hồng”. Theo đó, người chơi sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền theo yêu cầu để từ những lần thực hiện nhiệm vụ tăng tương tác tiếp theo sẽ được nhân tiền hoa hồng gấp 2, gấp 3,… Cùng với số tiền tăng lên tại mỗi yêu cầu của nhiệm vụ chuyển tiền, người tham gia có được cơ hội nhân “hoa hồng” thậm chí gấp 10, 20 lần so với số tiền “hoa hồng” ban đầu.

Trải qua vài lần giao dịch thành công, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi các thông báo “hệ thống gặp vấn đề” hoặc “đã trả thưởng nhưng thông tin tài khoản của người tham gia không đúng” và yêu cầu tạm ứng một khoản tiền gọi là “phí ký quỹ tạm thời”, hoặc “phí bù đơn”… kèm văn bản cam kết số tiền với con dấu và chữ ký giả mạo của Công ty tài chính uy tín, với hứa hẹn bảo tồn vốn, hoặc bồi thường 300% vốn đã bỏ ra.

Với tâm lý muốn có tiền thưởng và lấy lại tiền vốn nhanh, nhiều người đã chuyển tiền và bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền từ vài triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng.

Nâng cao cảnh giác, phòng chống lừa đảo

Trước những chiêu trò lừa đảo ngày một tinh vi, Shinhan Finance khuyến cáo khách hàng luôn cẩn trọng khi tìm kiếm công việc trên mạng xã hội, các hội nhóm… và “thuộc lòng” các mẹo hữu ích sau: Thường xuyên cập nhật những thông tin, hình thức lừa đảo biến tấu mới nhất trên các kênh báo chí và truyền thông chính thống; Bật chế độ nhận thông báo và thường xuyên kiểm tra các thông báo từ email, hệ thống thông báo thuộc ứng dụng của các ứng dụng tài chính, ngân hàng; Chủ động tìm hiểu thông tin, các dịch vụ được cung cấp thuộc đơn vị cung ứng việc làm bán thời gian trực tuyến/ các đơn vị thuộc nhiệm vụ chuyển tiền; Đối chiếu và liên hệ ngay với các tổng đài chăm sóc khách hàng, số hotline của Shinhan Finance ngay khi phát hiện bản thân đang gặp phải một trong các dấu hiệu lừa đảo nêu trên.

Khi khách hàng nhận thấy đang có nguy cơ giao dịch với những tổ chức, cá nhân lừa đảo, hoặc nghi ngờ đang bị tiếp cận bởi kẻ lừa đảo, hãy luôn ưu tiên trình báo với Cơ quan Công an điạ phương.

(Nguồn: Shinhan Finance)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay