Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN trên cơ sở kết quả thanh tra,giám sát để phù hợp với thực tiễn, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.
Theo đó, Dự thảo Thông tư gồm 5 Điều, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-NHNN; (2) Ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN để góp phần hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến hết ngày 31/12/2023; (3) Điều 2 quy định về điều khoản chuyển tiếp nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng và khách hàng được tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng đó hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng trên kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chỉ được thực hiện khi nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này; (4) Điều 3 quy định về điều khoản thi hành; (5) Điều 4 quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Theo thuyết minh dự thảo, thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trên cơ sở đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát việc các tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp để kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN. Đồng thời, tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đầy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó giao Ngân hàng Nhà nước rà soát các quy định liên quan đến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.
Bên cạnh đó, qua kết quả thanh tra, giám sát hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng cho thấy phát sinh tiềm ần rủi ro đối với một số mục đích phát hành trái phiếu, việc giám sát sử dụng tiền thu từ trái phiếu của doanh nghiệp phát hành đúng mục đích tại phương án phát hành...
Cụ thể, chưa có quy định điều kiện phát hành trái phiếu về năng lực tài chính, cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các khoản phát hành trái phiếu chưa chặt chẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông qua việc phát hành nhằm mục đích đặt cọc, góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh, bồ sung vốn lưu động...
Ngoài ra, một số doanh nghiệp phát hành và các doanh nghiệp liên quan thực hiện tăng vốn lớn trong thời gian ngắn để chứng minh năng lực tài chính. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thuê trả tiền hàng năm chưa đủ điều kiện để nhận làm tài sản bảo đảm, hợp đồng thế chấp chưa công chứng và chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ trái phiếu có tài sản bảo đảm lớn nhưng thực tế chất lượng tài sản bảo đảm không cao.
Dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi doanh nghiệp phát hành mất khả năng thanh toán. Do đó, việc sửa đổi, bố sung Thông tư số 16/2021/17-NHNN là cần thiết và cần được sớm ban hành nhằm phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng, góp phần kiểm soát chặt chế rủi ro, tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng.
Chi tiết Dự thảo Thông tư xem tại đây và bản thuyết minh xem tại đây.