Thứ hai, 25/11/2024
   

Khai mạc Vietnam - Asia DX Summit 2022: Hợp lực chuyển đổi số

Sáng 25/5, tại Hà Nội, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) chủ đề "Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số" đã chính thức khai mạc.

Sáng 25/5, tại Hà Nội, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) chủ đề "Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số" đã chính thức khai mạc.

Chương trình do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hơn 150 diễn giả tại sự kiện sẽ tập trung bàn bàn thảo trong 18 phiên hội nghị bao gồm 1 phiên khai mạc và 18 phiên chuyên đề, thiết kế theo 4 trục nội dung: (1) Chính phủ số: Bao gồm 3 phiên là hợp lực chuyển đổi số cho bộ, ngành; hợp lực chuyển đổi số cho các địa phương và kinh nghiệm chuyển đổi số tại các quốc gia châu Á. (2) Kinh tế số: 8 phiên dành cho 8 ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số bao gồm tài chính-ngân hàng; giao thông vận tải-logistics; y tế; giáo dục; du lịch; thương mại; bất động sản; nông nghiệp. (3) Doanh nghiệp số: Doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp sản xuất, nền tảng số-dịch vụ điện toán; nhân lực số, khởi nghiệp số và khởi nghiệp-ý tưởng khởi nghiệp. (4) Chuyển đổi số tại châu Á: 2 phiên và chia sẻ thông tin của 11 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực về các chương trình, kinh nghiệm, điển hình thành công trong chuyển đổi số.

Bên cạnh các phiên hội nghị chính, ban tổ chức còn có hoạt động bên lề như Triển lãm Nền tảng giải pháp số và kết nối cung cầu chuyển đổi số (trực tiếp và trực tuyến). Các hoạt động của diễn đàn nhằm hướng đến mục đích: Chia sẻ tầm nhìn - Giới thiệu giải pháp - Kết nối cung cầu trong chuyển đổi số.

Khai mac Vietnam Asia DX Summit 2

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Doanh nghiệp Việt sẽ tạo ra các nền tảng của Việt Nam

Theo Báo cáo kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu.

Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) công bố cho thấy, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29%/năm đến năm 2025.

Báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh chi tiết hơn. Năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số công nghệ thông tin và viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Sau một thời gian thực hiện Chương trình chuyển đổi đổi số Quốc gia, sự chuẩn bị đã dần được hoàn thiện. Đến nay, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã có chương trình/kế hoạch chuyển đổi số. Nhận thức về chuyển đổi số đã, và đang được nâng cao và phổ biến một các rõ rệt trong tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp, cũng như hầu hết các thành phần của nền kinh tế.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh chóng như: Dữ liệu dân cư, Dữ liệu doanh nghiệp, Dữ liệu tài chính, Dữ liệu đất đai, Dữ liệu về bảo hiểm… cũng rất nhiều cơ sở dữ liệu cấp độ khác đang được hình thành.

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa những mục tiêu phát triển.

Theo số liệu của Google,Temasek, nền kinh tế Internet Việt Nam đạt trị giá 21 tỷ USD vào năm 2021 và đóng góp hơn 5% GDP cả nước. Các nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam cao gấp 7 lần so với 2015 và dự kiến đạt hơn 57 tỷ USD vào 2025, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. “Việt Nam đang đứng trước cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Internet nhất là các nền tảng chuyển đổi số”, ông Khoa nói.

Chủ tịch VINASA chia sẻ, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực dự báo khoảng 20%. Mục tiêu của Chính phủ là kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, trong đó tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực phải đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, con số tương ứng là 30% GDP và tỷ trọng trong từng lĩnh vực là 20%. “Đây là mục tiêu thách thức nhất là với những ngành truyền thống và cần sự quyết tâm vào cuộc của tất cả mọi đối tượng”.

Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa chia sẻ, chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức bởi làm sao để khai thác, liên thông dữ liệu, để dữ liệu không bị cát cứ để mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam.

Để phát triển kinh tế số cần sự hợp lực của cả hệ thống chính trị nhưng cũng cần sự chung tay của các doanh nghiệp CNTT. "Chúng ta sẽ nỗ lực để phát triển các nền tảng, giải pháp có chất lượng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số", ông Khoa nói.

Theo đó, các doanh nghiệp CNTT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu các công nghệ mà chuyển đổi số sẽ áp dụng như AI, machine learning, Metaverse… Bởi chỉ có đầu tư chất xám thì mới có các sản phẩm công nghệ của người Việt Nam, dành cho doanh nghiệp Việt Nam, thay vì tiếp cận với công nghệ của nước ngoài.

Ngoài ra, ông Khoa cũng cho rằng, các doanh nghiệp CNTT cần tập trung nguồn lực để phát triển nhân lực chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.

Tập trung phát triển các nền tảng số Make in Vietnam

Trong khuôn khổ diễn đàn, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) đã giới thiệu chi tiết về Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trọng Đường, phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. Môi trường số là môi trường mang tính toàn cầu. Do vậy, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo quốc tế một cách có chọn lọc, kết hợp với thực tiễn Việt Nam để xác định tường minh khái niệm về kinh tế số và xã hội số.

Điểm cốt lõi, độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là tinh thần xuyên suốt của Chiến lược. Chiến lược đã nêu tên 54 nền tảng số cụ thể. Trong đó, năm 2022 này xác định 35 nền tảng số ưu tiên triển khai trước. Điểm đột phá là phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.

"Với vai trò chủ trì triển khai chiến lược và dẫn dắt chuyển đổi số, Bộ TT&TT mong muốn nhận được sự hợp tác của bộ, ngành, địa phương, xây dựng chương trình hành động triển khai phát triển kinh tế số, xã hội số trong ngành, lĩnh vực mình. Đặc biệt là sự vào cuộc của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ, phát triển các nền tảng số xuất sắc để triển khai và đạt các mục tiêu mà chiến lược đề ra", ông Đường nói.

Tại phiên khai mạc, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao cơ hội của Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Theo ông David Wong Chủ tịch ASOCIO, Châu Á chiếm 60% người dùng Internet toàn cầu và thương mại điện tử khu vực đã tăng gần gấp đôi. Chuyển đổi số đã thay đổi khu vực Châu Á và tạo ra hàng loạt các thế hệ mới. "Việt Nam cũng đang trong vị thế chưa từng có để đón nhận được các cơ hội tuyệt vời khi có thế hệ mới tài năng cũng như khát khao để hội nhập với thế giới", ông David Wong đánh giá.

Đánh giá cao thời cơ của Việt Nam, nhưng ông Chaicharearn Atibaedya Advisory (từ tổ chức ACIOA) cũng cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là công nghệ mà còn ở sự quyết tâm và con người phải là trọng tâm của các hoạt động để hướng tới sự phồn vinh trong tương lai.

Vị này cho hay, các doanh nghiệp tư nhân làm sao để có thể tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh, tạo ra các sản phẩm mới và có các cơ hội mới. Điều này cần vai trò dẫn dắt của các Chính phủ cùng các tổ chức như VINASA. “Các doanh nghiệp cũng cần hướng tới tư duy mới, nếu có kế hoạch thì phải bắt đầu ngay thay vì chờ đợi”, ông này nói.

Tất cả các phiên hội nghị của được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến. Các đại biểu có thể theo dõi trực tiếp tại website: www.live.dxsummit.vn;

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay