Thứ bảy, 28/12/2024
   

IMF đánh giá tích cực về khả năng sẵn sàng ứng phó khủng hoảng tài chính của Phần Lan

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) mới đây đã công bố báo cáo đánh giá về khả năng ứng phó khủng hoảng tài chính - ngân hàng của Phần Lan. IMF đã có đánh giá tích cực về khả năng sẵn sàng ứng phó khủng hoảng tài chính của Phần Lan.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) mới đây đã công bố báo cáo đánh giá về khả năng ứng phó khủng hoảng tài chính - ngân hàng của Phần Lan. IMF đã có đánh giá tích cực về khả năng sẵn sàng ứng phó khủng hoảng tài chính của Phần Lan.

Cụ thể, trong báo cáo tổng thể phát hành vào ngày 23/01/2023 cũng như tài liệu khuyến nghị kỹ thuật được đưa ra 01/02/2023, IMF đánh giá tình hình là khả quan, song Phần Lan vẫn cần phải tiếp tục tăng cường và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình quản trị khủng hoảng. Đây là đánh giá của IMF về khả năng sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tài chính của Phần Lan dựa trên các cuộc thảo luận với các cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác.

Theo IMF, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thị trường tài chính quốc gia cần được thắt chặt hơn nữa và cần chuẩn bị cho các tình huống phát sinh thông qua diễn tập mô phỏng. Điều quan trọng là mỗi cơ quan có đủ nguồn lực và đảm bảo tính độc lập của mỗi tổ chức. Trong đó, Quỹ Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) cần được chuẩn bị một cách đầy đủ về mặt tài chính cho các tình huống.

IMF cho rằng Cơ quan Ổn định Tài chính Phần Lan (Financial Stability Authority-FFSA) nên làm rõ thông tin về các giai đoạn khác nhau trong xử lý khủng hoảng và các biện pháp được thực hiện khi các công cụ xử lý được áp dụng trong một tình huống xử lý cụ thể. IMF cũng nhấn mạnh tầm quan trọng tính minh bạch của các phương pháp được áp dụng trong việc đánh giá những rào cản, vướng mắc khi thực hiện xử lý đổ vỡ.

Các khuyến nghị của IMF được ghi nhận trong công tác chuẩn bị của FFSA

Cơ quan Ổn định Tài chính Phần Lan (FFSA) cho rằng nhiều nội dung khuyến nghị của IMF đã được triển khai trong thực tế. Thông qua các cuộc khủng hoảng năm ngoái, sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng tiếp tục được thắt chặt. Nhu cầu củng cố và kiểm tra năng lực ứng phó khủng hoảng được các cơ quan chức năng xác định. Liên quan đến tính minh bạch của các giai đoạn và biện pháp triển khai các công cụ xử lý, Cơ quan quản lý Ngân hàng Châu Âu (European Banking Authority-EBA) đang trong quá trình hoàn thiện các hướng dẫn của mình, theo đó EBA sẽ phải công bố mô tả về cơ chế bảo lãnh này vào cuối năm 2023. Cũng như nhiều vấn đề khác, FFSA cũng sử dụng phương pháp do Hội đồng Xử lý Thống nhất (Single Resolution Board-SRB) đề ra khi đánh giá các rào cản trở ngại đối với khả năng giải quyết. Phương pháp này được các ngân hàng biết đến như là một phần của công việc lập kế hoạch xử lý. Liên quan đến việc áp dụng phương pháp này, FFSA sẽ kế thừa các nguyên tắc được áp dụng bởi SRB.

Dựa trên bài kiểm tra khả năng chịu đựng được thực hiện theo hướng dẫn của EBA, FFSA khẳng định Quỹ Bảo hiểm tiền gửi của nước này có đủ năng lực tài chính để ứng phó khủng hoảng. Trong đó, việc sử dụng nguồn phí thu được từ các ngân hàng để thực hiện chi trả BHTG cần được đảm bảo đúng với các phương pháp của SRB, trên cơ sở đánh giá lợi ích công, qua đó quyết định mức độ cần thiết của giải pháp xử lý đỏ vỡ và mục tiêu kỳ vọng. Phương pháp đánh giá lợi ích công và tiềm năng huy động các nguồn lực tài chính của Quỹ BHTG và mục tiêu đề ra đã được thực hiện theo cơ chế Quản lý khủng hoảng và bảo hiểm tiền gửi (Crisis Management and Deposit Insurance-CMDI) của EU. Do đó, một số khuyến nghị của IMF sẽ phải được xem xét lại khi Ủy ban Châu Âu công bố đề xuất CMDI vào mùa xuân năm 2023.

FFSA là cơ quan ổn định tài chính, chịu trách nhiệm về hệ thống bảo hiểm tiền gửi Phần Lan, bảo vệ người gửi tiền và người nộp thuế khỏi tác động và thiệt hại của các cuộc khủng hoảng tài chính. FFSA ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính và thúc đẩy bảo lãnh như một phần của Cơ chế giải quyết thống nhất (Single Resolution Mechanism-SRM), chịu trách nhiệm quản lý và phát triển Hệ thống Tài khoản Khẩn cấp Quốc gia (National Emergency Account System), đây là một trong những công cụ được sử dụng để đảm bảo tính liên tục thanh khoản hàng ngày.

Theo DIV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay