Thứ hai, 26/05/2025
   

IMF cảnh báo tác động với nước nghèo khi các nước giàu tăng lãi suất

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật được công bố ngày 26/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo về tác động của tăng lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến có thể gây ra đối với những quốc gia nghèo. IMF đặc biệt chỉ ra mối nguy đối với các quốc gia có thu nhập thấp mà 60% trong số đó

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật được công bố ngày 26/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo về tác động của tăng lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến có thể gây ra đối với những quốc gia nghèo. IMF đặc biệt chỉ ra mối nguy đối với các quốc gia có thu nhập thấp mà 60% trong số đó có nguy cơ mắc nợ cao.

IMF cảnh báo: “Chi phí đi vay cao hơn, dòng vốn tín dụng giảm, đồng USD mạnh hơn và tăng trưởng yếu hơn sẽ càng khiến nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng hơn”.

Hiện tượng này đã diễn ra trên khắp các thị trường mới nổi. Các vấn đề kinh tế của Sri Lanka có một số nguyên nhân, nhưng một trong số đó là chi phí trả nợ cao và tăng liên tục trong năm qua.

Ghana cũng bị ảnh hưởng vì động thái tăng lãi suất. Đây là một phần lý do khiến nước này phải tìm kiếm gói cứu trợ của IMF trong tháng này.

Bangladesh cũng đang có xu hướng tương tự khi đồng tiền mất giá và tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu khiến nước này phải tiêu hết dự trữ ngoại hối. Ngày 26/7, truyền thông địa phương cho biết Chính phủ Bangladesh đang tìm kiếm 4,5 tỷ USD từ IMF, giữa lúc tình hình kinh tế đang ngày một khó khăn.

Bà Liliana Rojas-Suarez, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, nhận định rằng các quốc gia khác có thể sẽ sớm chịu chung hoàn cảnh. Argentina, El Salvador, Ai Cập, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ đều có dấu hiệu cảnh báo.

Bà Rojas-Suarez cho biết các vấn đề đang ảnh hưởng tới một số quốc gia thuộc thị trường mới nổi không chỉ do tỷ giá tăng mà còn do nhiều diễn biến. Đầu tiên là đại dịch khiến các quốc gia này tiếp tục nợ nần khi vay với lãi suất thấp để tồn tại trong thời điểm tồi tệ nhất. Tiếp đó là vòng xoáy lạm phát khi thị trường mở cửa trở lại. Kế đến là cú sốc cuối cùng: xung đột ở Ukraine đẩy các mặt hàng quan trọng như thực phẩm và nhiên liệu tăng giá.

Bà Rojas-Suarez cho rằng Fed đã không xử lý các dấu hiệu cảnh báo lạm phát sớm hơn: “Có nghĩa là bây giờ để kiềm chế lạm phát, Fed phải tăng lãi suất cao hơn nhiều so với trước đó. Đó là vấn đề lớn đối với các thị trường mới nổi. Bởi vì bây giờ, chi phí tài chính cứ tiếp tục tăng”.

Vấn đề không trở nên tồi tệ hơn phần lớn là do chính sách khôn ngoan của các nền kinh tế mới nổi khác, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, khi các nước ở đây bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn Mỹ.

Các thị trường mới nổi sẽ không chịu tác động giống nhau. Bà Rojas-Suarez chia các thị trường mới nổi thành hai nhóm: Đối với những quốc gia có thể tự cung cấp nhiên liệu, thực phẩm và có gánh nặng nợ tương đối thấp, các cú sốc có thể được giải quyết; nhưng với các quốc gia phải nhập khẩu phần lớn nhiên liệu, thực phẩm thì họ sẽ đối mặt khoảng thời gian khó khăn ở phía trước, đặc biệt là khi những quốc gia đó có tỷ lệ nợ cao.

Cũng trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% mà tổ chức này đã đưa ra hồi tháng 4. IMF cho biết GDP toàn cầu thực sự giảm trong quý II do suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và Nga. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,9% do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt.

Theo dự báo của IMF, Mỹ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 2,3% năm 2022 và 1% năm 2023. Kể từ tháng 4, IMF đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ do nhu cầu giảm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

IMF cũng giảm mạnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 4, do dịch COVID-19 bùng phát dẫn tới nhiều thành phố lớn ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này áp đặt phong tỏa, khiến hoạt động sản xuất và làm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới trở nên trầm trọng hơn.

Đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), IMF đã giảm dự báo tăng trưởng từ 2,8% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,6%, do lạm phát tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine. Trong khi đó, nền kinh tế Nga dự báo sẽ giảm khoảng 6% năm 2022 do các biện pháp trừng phạt tài chính và năng lượng của phương Tây đối với nước này và giảm thêm 3,5% vào năm 2023.

Theo dự báo của IMF, tỉ lệ lạm phát trong năm 2022 ở các nền kinh tế phát triển sẽ lên tới 6,6%, tăng so với mức dự đoán 5,7% đưa ra hồi tháng 4. IMF nhận định tỉ lệ lạm phát ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển hiện được dự báo lên tới 9,5% năm 2022, tăng so với dự báo 8,7% đưa ra hồi tháng 4.

Trong một tuyên bố, nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier nêu rõ: "Triển vọng trở nên u ám kể từ tháng 4. Thế giới có thể sẽ sớm ngấp nghé bờ vực suy thoái toàn cầu, chỉ 2 năm sau lần suy thoái mới đây nhất".

Theo Báo Tin tức

  • “Mở lối tương lai”: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

    “Mở lối tương lai”: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

    “Là một ngân hàng khai sinh và ‘trưởng thành’ tại TPHCM, Sacombank tự hào đồng hành và sẵn sàng đóng góp mọi nguồn lực vì sự phát triển của thành phố. Mỗi sản phẩm, dịch vụ tài chính của Sacombank đều hướng đến việc mang lại các giá trị cao, bền vững và thiết thực cho người dân. Giải pháp thanh toán số theo công nghệ Open-loop mà Sacombank đang triển khai cùng ngành giao thông thành phố là một minh chứng tiêu biểu”, bà Nguyễn Phương Huyền - Giám đốc Khối Khách hàng Cá nhân Sacombank chia sẻ.

  • VPBank hợp tác cùng Vinatti và Paynet nhân rộng mô hình Đại lý thanh toán

    VPBank hợp tác cùng Vinatti và Paynet nhân rộng mô hình Đại lý thanh toán

    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Mạng thanh toán Paynet Việt Nam (Paynet) và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Chuyển giao Công nghệ Vina (Vinatti) triển khai mô hình Đại lý thanh toán (Agent Banking).

  • Nuôi dưỡng văn hóa nội bộ: Câu chuyện của HDBank trên đường đua số

    Nuôi dưỡng văn hóa nội bộ: Câu chuyện của HDBank trên đường đua số

    Thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện bắt đầu từ văn hóa, HDBank đã nỗ lực xây dựng một nền văn hóa số năng động, sáng tạo, lấy con người làm

  • MB nhận giải 'Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam'

    MB nhận giải 'Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam'

    MB lần thứ hai nhận giải "Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam" tại lễ trao giải Transaction Banking Awards 2025, do The Asian Banker tổ chức ngày 22/5 ở Jakarta, Indonesia.

  • Cán Bộ Agribank Vũng Tàu kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo gần 7 tỷ đồng

    Cán Bộ Agribank Vũng Tàu kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo gần 7 tỷ đồng

    Ngày 19/5/2025, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu (Agribank Vũng Tàu) đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng, góp phần bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn tài chính cho khách hàng.

  • VietABank và E.SUN Bank ký kết hợp tác chiến lược

    VietABank và E.SUN Bank ký kết hợp tác chiến lược

    Ngày 22/05/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) và Ngân hàng Thương Mại TNHH E.SUN (E.SUN Bank) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và tài trợ vốn, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức tài chính uy tín.

  • Vietcombank tiếp tục cảnh báo lừa đảo mạo danh mở thẻ tín dụng

    Vietcombank tiếp tục cảnh báo lừa đảo mạo danh mở thẻ tín dụng

    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tiếp tục cảnh báo về việc xuất hiện và gia tăng các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, mạo danh nhân viên ngân hàng để chào mời khách hàng mở thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ phi vật lý.

  • VNBA lấy ý kiến hội viên về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 31

    VNBA lấy ý kiến hội viên về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 31

    Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có công văn gửi Tổng Giám đốc các tổ chức hội viên để lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 31/2018/TT-NHNN (Thông tư 31) hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.

  • AI - cú hích mới cho báo cáo phát triển bền vững của ngân hàng

    AI - cú hích mới cho báo cáo phát triển bền vững của ngân hàng

    Trao đổi tại Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI” do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức sáng 21/5, bà Ngô Thúy Phượng - Phó Ban Chiến lược, Thư ký Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết, số lượng doanh nghiệp công bố báo cáo phát triển bền vững đến nay vẫn còn hạn chế với chỉ 33 doanh nghiệp thực hiện, công bố tính đến cuối năm 2024.

  • ABBank tìm đối tác kiểm thử xâm nhập hệ thống Công nghệ Thông tin

    ABBank tìm đối tác kiểm thử xâm nhập hệ thống Công nghệ Thông tin

    Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) mời các nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm tham gia chào giá cạnh tranh gói cung cấp dịch vụ kiểm thử xâm nhập hệ thống Công nghệ Thông tin của ngân hàng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay