Thứ tư, 18/12/2024
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đoàn kết - hợp tác - cùng phát triển

Ba mươi năm hoạt động, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH Việt Nam) đã quy tụ hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính… xung quanh mình và đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Ông Lê Đắc Cù, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhiệm kỳ I (1996 - 1999)
Ông Lê Đắc Cù, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhiệm kỳ I (1996 - 1999)

HHNH Việt Nam đã làm tốt vai trò đầu mối, tập hợp các hội viên quanh mình - đồng thuận thực hiện mọi chủ trương chính sách của ngành Ngân hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, đầu tư vốn, đưa vốn vay vào các lĩnh vực nhà nước, khuyến khích phát triển, hỗ trợ các ngân hàng hội viên khi gặp khó khăn theo tinh thần “không để ai ở lại phía sau”. Xin được ghi lại một vài sự kiện đáng nhớ mà HHNH Việt Nam đã tham gia vào thời kỳ đầu thành lập.

Trong quá trình đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Vietcombank kiêm Chủ tịch HHNH Việt Nam nhiệm kỳ I, tôi đã có những kỷ niệm khó quên trong việc trực tiếp tham gia củng cố một số ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN Việt Nam), tránh sự sụp đổ dây chuyền, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Đó là việc Vietcombank trực tiếp tham gia xử lý các NHTMCP yếu kém, trong đó có NHTMCP châu Á - Thái Bình Dương (có trụ sở tại cuối đường Bà Triệu, Hà Nội) và NHTMCP Vũng Tàu.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi vốn huy động của các NHTM nêu trên còn mỏng, chủ yếu là vốn tiền gửi không kỳ hạn, song các NHTM này lại mở rộng cho vay trung dài hạn, dẫn đến thanh khoản thấp, có thời điểm không đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của người gửi, dẫn đến khách hàng gây áp lực, “biểu tình” trước cửa ngân hàng.

650ae819e1a00b9d878b8cb9_team-building-activities-banner.jpg

Trước tình hình bất lợi trên, Thống đốc NHNN Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Vietcombank đến "giải cứu" các ngân hàng yếu kém. Nhận nhiệm vụ, tôi khẩn trương đến khảo sát “hiện trường” và có những ý kiến vừa thăm dò, vừa là để “an dân”.

Tôi nhớ tôi đã nói đại ý:

- Tôi là người gửi tiền ở đây, được biết NHNN Việt Nam đang giao nhiệm vụ cho một NHTM Nhà nước lớn đến hỗ trợ việc chi trả tiền tiết kiệm, bảo vệ quyền, lợi ích cho người gửi tiền…

Sau thời điểm khảo sát không lâu, tổ cán bộ Vietcombank đến giải cứu xuất hiện tại trụ sở NHTMCP châu Á - Thái Bình Dương.

Chúng tôi đã cử đến một tổ công tác gồm các cán bộ có tay nghề cao, cùng các hòm tiền mặt lớn để phối hợp với các lãnh đạo có trách nhiệm của NHTMCP châu Á - Thái Bình Dương tổ chức việc chi trả tiền cho khách hàng.

Để hạ nhiệt những cái “đầu nóng”, trước khi thực hiện việc chi trả tiền, tôi có đôi lời phát biểu trước đám đông, đại ý:

- Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán đúng, đủ tiền gửi của dân tại ngân hàng.

- Khách hàng có sổ tiết kiệm, có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng được rút tiền đến hạn, trước hạn theo cam kết của ngân hàng.

- Nếu khách hàng có nhu cầu chuyển sổ tiết kiệm từ NHTMCP châu Á - Thái Bình Dương sang gửi tại Vietcombank cũng được đáp ứng đầy đủ nhu cầu.

Có thể nói, những thông điệp trên phần nào đã làm cho khách hàng an tâm hơn.

ong-le-dac-cu-2.jpg

Công việc giải tỏa tình trạng bất thường được xử lý êm đẹp trong một vài ngày. Cuối cùng, Vietcombank mua lại các khoản tín dụng của NHTMCP châu Á - Thái Bình Dương và nhận nợ gồm tất cả các khoản tiền gửi còn số dư tại ngân hàng này để NHNN Việt Nam tiến hành việc rút giấy phép hoạt động của NHTMCP trên.

Việc xử lý hoạt động của NHTMCP Vũng Tàu sau đó cũng được NHNN Việt Nam giao cho Vietcombank. “Cuộc chiến” thứ hai này diễn ra cũng không mấy phức tạp vì quy mô của NHTMCP Vũng Tàu nhỏ, mặt khác, Vietcombank đã có bài học về xử lý ngân hàng yếu kém trước đó tại Hà Nội.

Tại thời điểm đó, một trường hợp đặc biệt khác là Vietcombank trực tiếp tham gia vào tái cấu trúc NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Eximbank là NHTMCP lớn được thành lập khá sớm (Top đầu), được điều hành bởi những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đã có thời gian làm việc tại Vietcombank.

Do tham vọng lớn, lại được địa phương “bật đèn xanh” nên hoạt động kinh doanh ở mức “quá đà”, nhiều việc đi trước cơ chế. Phát triển nóng nhất là lĩnh vực bất động sản…, dẫn đến thanh khoản của ngân hàng này luôn bị áp lực.

Có một số thời điểm, người gửi tiền không được rút tiền bình thường, dân biểu tình, có lần khách hàng “chất vấn” cả lãnh đạo cấp cao của ngành tại nơi giao dịch ngân hàng. Sa lầy của Eximbank ở mức cao, thanh khoản luôn bị áp lực.

Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, chúng tôi đề nghị Thống đốc phê duyệt các đề xuất xử lý:

- Vietcombank tham gia là cổ đông chính thức của Eximbank với số vốn góp 50 tỷ đồng.

- Vietcombank cử người vào thành viên hội đồng quản trị Eximbank.

- Vietcombank giới thiệu người vào đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Eximbank.

- Vietcombank cho Eximbank vay 500 tỷ đồng với lãi vay thấp, bằng lãi bình quân đầu vào tại thời điểm vay.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Vietcombank và Eximbank trong đầu tư, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới…

Thực hiện tổng hợp các giải pháp trên, hoạt động kinh doanh của Eximbank được duy trì và xu hướng tốt dần lên. Mặc dù trên đường đi ngân hàng này cũng phải trải qua những bước thăng trầm.

Thấm thoát đã 30 năm ngày HHNH Việt Nam ra đời, đó cũng là 30 năm các tổ chức thành viên của HHNH Việt Nam đã luôn luôn đoàn kết hợp tác để cùng phát triển.

Và tôi vẫn luôn tâm đắc một điều: Muốn đi nhanh thì đi một mình, song muốn đi xa thì đi cùng người khác và muốn thành công thì đi cùng nhau

Nguồn: thitruongtaichinhtiente

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay