Thứ năm, 03/07/2025
   

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục cải thiện

Dữ liệu từ Báo cáo tài chính (BCTC) quý 4/2024 cho thấy, ngành ngân hàng đã có những cải thiện trong việc kiểm soát nợ xấu.

Quyết định ngưng gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đặt ra áp lực mà các ngân hàng sẽ đối mặt khi chính sách này chấm dứt. Tuy nhiên, số liệu BCTC Quý 4 cho thấy, các ngân hàng đã chủ động gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi diễn biến nợ xấu có dấu hiệu ổn định hơn, từ đó góp phần cải thiện tỷ lệ bao phủ.

Trong suốt năm 2023 và đầu năm 2024, Thông tư 02 đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại các khoản nợ và giãn thời gian trả nợ, giúp ngân hàng có thêm dư địa để xử lý nợ xấu. Đồng thời, cũng góp phần giảm bớt áp lực cho các ngân hàng trong tăng trưởng tín dụng trước bối cảnh nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, việc duy trì Thông tư 02 khiến các khoản nợ xấu không được phản ánh đầy đủ trong báo cáo tài chính. Điều này làm giảm tính minh bạch trong việc đánh giá chất lượng tài sản và mức độ rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng.

Đến cuối năm 2024, Thông tư 02 chính thức hết hiệu lực. Khi BCTC Quý 4 được công bố, có thể thấy nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh trích lập dự phòng trong nửa cuối năm, đồng thời tốc độ hình thành nợ xấu cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn so với năm 2023. Những yếu tố này giúp củng cố tính khả thi của quyết định không tiếp tục gia hạn Thông tư 02, thể hiện chất lượng tài sản của các ngân hàng đã được củng cố đáng kể so với giai đoạn trước.

Dữ liệu từ BCTC Q4 cho thấy, ngành ngân hàng đã có những cải thiện trong việc kiểm soát nợ xấu. So sánh với giai đoạn 2022-2023, tốc độ hình thành nợ xấu đã giảm rõ rệt. Cụ thể, trong năm 2022, nợ xấu tăng gần 36% so với năm trước, năm 2023 mức tăng tiếp tục lên đến 45%. Tuy nhiên, đến năm 2024, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã bắt đầu hạ nhiệt, chỉ còn 15,85%.

Diễn biến tỷ lê bao phủ nợ xấu của ngành ngân hàng và theo nhóm ngân hàng

Diễn biến nợ xấu phức tạp trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024 đặt ra bài toán cho các ngân hàng khi phải cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, nhờ Thông tư 02, các ngân hàng có thêm thời gian để xử lý nợ xấu và duy trì khả năng cho vay trong năm 2024. Đến cuối Quý 4/2024, tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhẹ xuống 1,93%. Bên cạnh đó, trong năm 2024, các ngân hàng đã trích lập thêm 133.237 tỷ đồng trong tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 8,1% so với năm trước, trong khi năm 2022-2023 chỉ tăng lần lượt 0,8% và 2,6%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành cũng diễn biến tích cực, đạt mức 91% vào cuối năm.

Xét theo nhóm ngân hàng, khối ngân hàng quốc doanh có mức bao phủ nợ xấu tốt hơn hẳn so với các ngân hàng tư nhân. Trong nửa đầu năm 2024, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhóm này giảm mạnh từ 188,46% xuống 144,53% nhưng đã phục hồi lên 165,44% vào cuối năm, tương đương với việc bổ sung hơn 24.000 tỷ đồng chi phí dự phòng trong Quý 3 và 4. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân có xu hướng đi ngang, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhóm chuyên cho vay doanh nghiệp đạt 76,08%, nhóm cho vay cá nhân đạt 61,84%, còn nhóm ngân hàng thương mại khác duy trì mức dưới 50%, đến cuối năm 2024 chỉ nhích nhẹ lên 35,24%.

Việc không gia hạn Thông tư 02 sẽ có mức độ tác động khác nhau đến từng ngân hàng. Các ngân hàng có bộ đệm dự phòng lớn và nền tảng tài chính vững chắc sẽ ít chịu tác động hơn, trong khi những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp dự kiến sẽ chịu áp lực trích lập thêm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong thời gian sắp tới.

Tại các ngân hàng quốc doanh, cuối tháng 6/2024, mức bao phủ nợ xấu của các ngân hàng trong nhóm giảm từ 20% đến 50% so với cuối năm 2023. Đến Quý 4/2024, Vietcombank và VietinBank cho thấy mức bao phủ nợ xấu cải thiện, gần như về lại mức cuối năm 2023 khi đạt lần lượt 223,3% và 170,7%. Trong khi BIDV vẫn có mức bao phủ nợ xấu khá thấp so với giai đoạn 3 năm gần đây.

Đối với nhóm chuyên cho vay doanh nghiệp, đa số duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu ổn định so với cuối năm 2023. Trong nhóm, MBBank ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu trước bối cảnh tốc độ hình thành nợ xấu nhanh, duy trì ở mức 1,60% trong giai đoạn 2023-2024, cao hơn mức 1,10% của 5 năm trước đó.

Nhóm ngân hàng bán lẻ có diễn biến ổn định hơn. Tuy nhiên, ACB ghi nhận mức bao phủ nợ xấu so với cùng kỳ trước bối cảnh nợ xấu tại cuối 2024 tăng gần 47% so với 2023. Điều này một phần liên quan đến việc ngân hàng mở rộng danh mục cho vay sang đối tượng doanh nghiệp vừa và lớn thay vì đối tượng doanh nghiệp SME như các giai đoạn trước. Đối với trường hợp của TPBank, đã gia tăng mạnh chi phí dự phòng trong năm 2023 (+114% so với 2022), đồng thời trong năm 2024, ngân hàng tập trung xử lý nợ xấu với quy mô nợ xấu giảm 9,5% so với 2023. Do đó, TPBank cho thấy mức bao phủ nợ xấu tăng rõ rệt, tại cuối 2024 là 81,3%.

Diễn biến tỷ lệ bao phủ nợ xấu theo nhóm ngân hàng

Trong khi đó, nhóm NHTM khác tích cực tăng trích lập dự phòng, nhưng chất lượng mức bao phủ nợ xấu vẫn còn nhiều vấn đề. Đáng chú ý, 07/11 ngân hàng trong nhóm này có tỷ lệ bao phủ nợ xấu dưới 50%. Sự kết thúc Thông tư 02 sẽ đặt áp lực lớn lên các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp, đặc biệt là những ngân hàng BVBank, PGBank và NCB, khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã tăng từ 80% đến 120% trong năm 2024. Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ này đã tăng trưởng tín dụng đột biến trong hai quý cuối năm 2024 rất nhiều, nhưng cũng không loại trừ khả năng khoản nợ trong đó được cơ cấu chuyển dịch nợ từ các ngân hàng khác. Nếu trong giai đoạn tới mà năng lực tài chính của những doanh nghiệp này không được cải thiện thì những tiềm ẩn nợ xấu phát sinh từ khu vực này là rất đáng kể.

Việc ngừng gia hạn Thông tư 02 là một quyết định hợp lý, đa số các ngân hàng cũng đã có sự chuẩn bị thông qua việc tăng cường trích lập dự phòng trong hai quý cuối năm 2024. Chính sách này đã giúp các ngân hàng có thêm thời gian để xử lý nợ xấu và củng cố năng lực tài chính, thúc đẩy các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo tính minh bạch trong BCTC của ngân hàng, từ đó cũng góp phần cải thiện chất lượng lợi nhuận của ngân hàng và niềm tin của nhà đầu tư.

VPĐD TP.HCM

  • VietinBank tài trợ tín dụng dự án Cảng quốc tế Mỹ Thủy

    VietinBank tài trợ tín dụng dự án Cảng quốc tế Mỹ Thủy

    Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Việt Phương) ký thỏa thuận hợp tác toàn diện và hợp đồng tài trợ tín dụng dự án Cảng quốc tế Mỹ Thủy là một trong những công trình hạ tầng trọng điểm tại khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Vietcombank: Gần 600 cán bộ, nhân viên Trụ sở chính hiến máu

    Vietcombank: Gần 600 cán bộ, nhân viên Trụ sở chính hiến máu

    Sáng ngày 02/7/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công chương trình hiến máu tình nguyện "Vietcombank: Trao giọt hồng - Trao yêu thương" tại Trụ sở chính, thu về 538 đơn vị máu quý giá.

  • TPBank triển khai gói vay ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội

    TPBank triển khai gói vay ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội

    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa chính thức triển khai gói ưu đãi lãi suất hấp dẫn dành riêng cho chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

  • VDB đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án

    VDB đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án

    Sáng 30/6/2025, tại Hải Phòng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án, diễn ra từ ngày 30/6 đến 3/7. Lớp học thu hút sự tham gia của 164 học viên trực tiếp và 674 học viên trực tuyến tại 112 điểm cầu trên toàn hệ thống.

  • SaiGonBank chung tay chăm lo sức khỏe và học tập cho trẻ em vùng cao Đắk Lắk

    SaiGonBank chung tay chăm lo sức khỏe và học tập cho trẻ em vùng cao Đắk Lắk

    Với tinh thần sẻ chia trách nhiệm xã hội và tiếp nối truyền thống nghĩa tình, ngày 28/6/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaiGonBank) đã đồng hành cùng chương trình thiện nguyện “Khám bệnh, phát thuốc - Trao tặng nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập” tại xã Ea Kiết và xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

  • BIDV đồng hành nhà bán hàng TikTok phát triển kinh doanh số

    BIDV đồng hành nhà bán hàng TikTok phát triển kinh doanh số

    Ngày 25/6/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phối hợp với nền tảng thương mại điện tử TikTok tổ chức hai sự kiện chuyên biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hướng đến cộng đồng nhà bán hàng đang kinh doanh trên nền tảng này.

  • Hành trình gần một thập kỷ HDBank đồng hành Futsal Việt

    Hành trình gần một thập kỷ HDBank đồng hành Futsal Việt

    Tối 28/6/2025, tại Nhà thi đấu Câu lạc bộ Futsal Quận 8 (TP.HCM), Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2025 đã chính thức khép lại sau hành trình dài gần 5 tháng tranh tài sôi động, đánh dấu năm thứ 9 liên tiếp Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) đồng hành cùng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trong vai trò Nhà tài trợ Kim cương.

  • Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG

    Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG

    Chiều 27/6/2025, tại Hà Nội, Báo Tài chính - Đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức diễn đàn Vietnam Summit 2025: Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai bền vững. Trong khuôn khổ diễn đàn, Vietcombank vinh dự được bình chọn dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo, kinh doanh hiệu quả và dẫn đầu ESG Việt Nam Xanh năm 2025.

  • VietABank vào Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025

    VietABank vào Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025

    Ngày 27/6/2025, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vinh dự được xướng tên trong Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10) tại Lễ công bố và vinh danh do Báo Đầu tư phối hợp cùng Viet Research tổ chức.

  • Sacombank 4 năm liền được vinh danh dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn

    Sacombank 4 năm liền được vinh danh dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn

    Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay