Thứ năm, 03/07/2025
   

Tọa đàm “Khó khăn, vướng mắc & tăng cường hợp tác xử lý nợ xấu hiệu quả”

Ngày 25/5/2023, Câu lạc bộ Xử lý nợ (AMC) thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Khó khăn, vướng mắc & tăng cường hợp tác xử lý nợ xấu hiệu quả”.

Ngày 25/5/2023, Câu lạc bộ Xử lý nợ (AMC) thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Khó khăn, vướng mắc & tăng cường hợp tác xử lý nợ xấu hiệu quả”.

>Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật các TCTD (sửa đổi)

>Thúc đẩy “tài chính xanh” trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam

Ong Nguyen Quoc Hung 250523

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham dự và chỉ đạo buổi tọa đàm.

Tham dự tọa đàm có TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ AMC cùng các thành viên.

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ AMC cho biết, từ ngày thành lập đến nay đã được hơn 2 năm, Câu lạc bộ AMC đã tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin trong công tác xử lý nợ, thường xuyên trao đổi về chính sách, pháp luật và các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ xử lý nợ, phát triển thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ AMC đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm… tạo điều kiện trao đổi thông tin về hoạt động xử lý nợ, nhằm phát triển môi trường thuận lợi, hỗ trợ công tác xử lý nợ đạt hiệu quả.

Ong Thang 250523

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ AMC phát biểu tại buổi tọa đàm

Đến nay, Câu lạc bộ AMC có 21 đơn vị hội viên, là các công ty AMC của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, các công ty AMC cũng gặp không ít vướng mắc, khó khăn trong hoạt động do vướng cơ chế pháp lý để thực hiện. Các công ty AMC đang hoạt động theo Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 11 năm 2001 và Thông tư 27/2002/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2002. Đây là 02 văn bản quy định hoạt động của các AMC theo chức năng “quản lý và khai thác tài sản” (7 chức năng như: (1) Chức năng tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn động để xử lý và thu hồi nhanh nhất cho ngân hàng mẹ; (2) Hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến khoản nợ; (3) Chủ động bán các tài sản đảm bảo nợ vay (4) Cơ cấu lại nợ tồn đọng; (5) Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay; (6) Thực hiện các hoạt động theo ủy quyền khác của ngân hàng mẹ; (7) Thực hiện mua bán nợ tồn đọng). Tuy nhiên, chưa công ty AMC nào thực hiện đầy đủ 7 chức năng trên do thiếu hành lang pháp lý mà chỉ thực hiện một vài chức năng để hỗ trợ ngân hàng “mẹ” còn phần lớn vẫn phải do ngân hàng “mẹ” thực hiện.

Theo đại diện Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Quân Đội (MBAMC), các văn bản trên từ khi ra đời đến nay đã qua hơn 20 năm nên có một số vướng mắc, khó khăn và không phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn, liên quan đến quy chế tài chính như chi phí hoa hồng môi giới quy định tại Điểm 3, Mục A, Phần II, Thông tư 27/2021/TT-NHNN quy định “Mức chi môi giới để cho thuê một tài sản tối đa không quá 5% giá cho thuê tài sản đó theo thời gian thực tế cho thuê, nhưng đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng mỗi năm.  Mức chi môi giới để bán được một tài sản tối đa không vượt quá 3% giá bán tài sản đó, đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng”.

Đại diện MBAMC cho rằng, với mức chi môi giới để cho thuê một tài sản và mức chi môi giới để bán được một tài sản không vượt quá 50 triệu đồng mỗi năm là quá thấp và không phù hợp. Vì vậy, Đại diện MBAMC đề xuất, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ hoặc thay đổi để phù hợp với hoạt động hiện nay của các AMC.

Theo đại diện Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA), việc Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 đã khiến các tổ chức tín dụng và AMC gặp không ít khó khăn trong việc xử lý nợ

Theo ACBA, tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu”.

Đồng thời tại công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính, Tòa án Nhân dân tối cao đã xác định ngân hàng cũng là người thứ ba ngay tình trong giao dịch bảo đảm (giao dịch thế chấp). Cụ thể như “trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật thì giao dịch thế chấp đó không vô hiệu”

Tuy nhiên, ngày 02/8/2021, Tòa án Nhân dân tối cao ban hành công văn số 02/TANDTC-PC về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự lại không xác định ngân hàng là người thứ ba ngay tình trong trường hợp “Nhà đất thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông A, bà B. Ông A làm giả chữ ký của bà B để chuyển nhượng nhà đất cho C (việc giả chữ ký đã được chứng minh thông qua việc giám định). Sau khi chuyển nhượng, ông A, bà B vẫn chiếm hữu, sử dụng nhà đất. Sau đó, C dùng tài sản này để thế chấp khoản vay tại Ngân hàng (…)

Việc ông A giả chữ ký của bà B để chuyển nhượng nhà đất cho C mà không được bà B đồng ý, nên căn cứ Điều 123 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch chuyển nhượng nhà đất trên là vô hiệu. Sau khi nhận chuyển nhượng, C dùng tài sản này thế chấp khoản vay tại Ngân hàng nhưng khi ký hợp đồng thế chấp tài sản, ngân hàng không thẩm định, xác minh nên không biết ông A, bà B vẫn quản lý, sử dụng nhà đất hoặc đã thẩm định nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh ông A, bà B biết việc thế chấp tài sản này.

ACBA  cho rằng, trường hợp này, bên nhận thế chấp tài sản (ngân hàng) không phải là người thứ ba ngay tình theo quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và mục 1 phần II của Công văn số 64/TANDTC-PC, do vậy, hợp đồng thế chấp tài sản cũng vô hiệu”. Theo hướng dẫn nêu trên thì Tòa án Nhân dân tối cao đã xem việc thẩm định nguồn gốc tài sản thế chấp và xác minh các chủ thể đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thế chấp là nghĩa vụ bắt buộc của Ngân hàng. Nếu các Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ này thì đây là căn cứ để xác định Ngân hàng không phải là người thứ ba ngay tình.

Vì vậy, đại diện ACBA cho rằng, sau khi công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 được ban hành thì Điều 133, Bộ luật Dân sự 2015 bị “méo mó”, không bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình là ngân hàng ngay cả khi hợp đồng thế chấp đã được công chứng, đăng ký theo quy định pháp luật.

Đặc biệt, trong thời gian qua, tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã phát sinh hơn 100 vụ án có liên quan đến tranh chấp với chủ sở hữu cũ - mới (chủ sở hữu mới là bên bảo đảm) và tòa án các cấp đã áp dụng hướng dẫn nêu trên của công văn số 02/TANDTC-PC để yêu cầu Ngân hàng cung cấp tài liệu thẩm định tài sản để nhận định, xét xử Ngân hàng không phải là người thứ ba ngay tình. “Việc này tạo ra tiền lệ không tốt, gây khó khăn cho các ngân hàng trong công tác thẩm định tài sản thế chấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của ngân hàng ngay cả khi ngân hàng đã tuân thủ quy định pháp luật về nhận thế chấp tài sản, thậm chí làm rủi ro, gia tăng trách nhiệm cá nhân của cán bộ ngân hàng khi tác nghiệp”, đại diện ACBA bày tỏ.

Toan canh 250523

Quang cảnh buổi tọa đàm

Tham dự và phát biểu tại buổi tọa đàm, đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến thảo luận. Đồng thời cho biết khi các công ty AMC có văn bản kiến nghị gửi về Ngân hàng Nhà nước, trong phạm vi thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể. Trường hợp những vấn đề không thuộc thẩm quyền Ngân hàng Nhà nước đều có ý kiến, gửi các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ. 

Phát biểu tại tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đã ghi nhận và biểu dương những cố gắng của các thành viên của Câu lạc bộ AMC trong thời gian qua, đồng thời cho rằng vấn đề nợ xấu hiện nay tại các ngân hàng rất đáng lo ngại. Công tác xử lý nợ xấu không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng mà cần sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành và của toàn xã hội. Vai trò của AMC là rất quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng đề nghị Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ AMC cần chú trọng xây dựng nội dung hoạt động phong phú, cần có những kiến nghị cụ thể, thiết thực, hữu ích nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các hội viên trao đổi kinh nghiệm cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hội viên.

Bên cạnh đó, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ AMC cần dẫn dắt, định hướng để lan tỏa tới các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời cần chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác xử lý nợ, từ đó có các kiến nghị về cơ chế chính sách.

Chup anh luu niem 250523

Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm.

VNBA News

  • BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    Ngày 01/7/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động Triển khai Luật Dữ liệu cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ liên quan, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính.

  • VietinBank tài trợ tín dụng dự án Cảng quốc tế Mỹ Thủy

    VietinBank tài trợ tín dụng dự án Cảng quốc tế Mỹ Thủy

    Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Việt Phương) ký thỏa thuận hợp tác toàn diện và hợp đồng tài trợ tín dụng dự án Cảng quốc tế Mỹ Thủy là một trong những công trình hạ tầng trọng điểm tại khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Vietcombank: Gần 600 cán bộ, nhân viên Trụ sở chính hiến máu

    Vietcombank: Gần 600 cán bộ, nhân viên Trụ sở chính hiến máu

    Sáng ngày 02/7/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công chương trình hiến máu tình nguyện "Vietcombank: Trao giọt hồng - Trao yêu thương" tại Trụ sở chính, thu về 538 đơn vị máu quý giá.

  • TPBank triển khai gói vay ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội

    TPBank triển khai gói vay ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội

    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa chính thức triển khai gói ưu đãi lãi suất hấp dẫn dành riêng cho chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

  • VDB đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án

    VDB đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án

    Sáng 30/6/2025, tại Hải Phòng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án, diễn ra từ ngày 30/6 đến 3/7. Lớp học thu hút sự tham gia của 164 học viên trực tiếp và 674 học viên trực tuyến tại 112 điểm cầu trên toàn hệ thống.

  • SaiGonBank chung tay chăm lo sức khỏe và học tập cho trẻ em vùng cao Đắk Lắk

    SaiGonBank chung tay chăm lo sức khỏe và học tập cho trẻ em vùng cao Đắk Lắk

    Với tinh thần sẻ chia trách nhiệm xã hội và tiếp nối truyền thống nghĩa tình, ngày 28/6/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaiGonBank) đã đồng hành cùng chương trình thiện nguyện “Khám bệnh, phát thuốc - Trao tặng nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập” tại xã Ea Kiết và xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

  • Hành trình gần một thập kỷ HDBank đồng hành Futsal Việt

    Hành trình gần một thập kỷ HDBank đồng hành Futsal Việt

    Tối 28/6/2025, tại Nhà thi đấu Câu lạc bộ Futsal Quận 8 (TP.HCM), Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2025 đã chính thức khép lại sau hành trình dài gần 5 tháng tranh tài sôi động, đánh dấu năm thứ 9 liên tiếp Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) đồng hành cùng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trong vai trò Nhà tài trợ Kim cương.

  • Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG

    Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG

    Chiều 27/6/2025, tại Hà Nội, Báo Tài chính - Đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức diễn đàn Vietnam Summit 2025: Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai bền vững. Trong khuôn khổ diễn đàn, Vietcombank vinh dự được bình chọn dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo, kinh doanh hiệu quả và dẫn đầu ESG Việt Nam Xanh năm 2025.

  • VietABank vào Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025

    VietABank vào Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025

    Ngày 27/6/2025, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vinh dự được xướng tên trong Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10) tại Lễ công bố và vinh danh do Báo Đầu tư phối hợp cùng Viet Research tổ chức.

  • Sacombank 4 năm liền được vinh danh dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn

    Sacombank 4 năm liền được vinh danh dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn

    Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay