Thứ sáu, 03/01/2025
   

Thúc đẩy “tài chính xanh” trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam

Chiều 23/05/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với PwC Việt Nam, tổ chức hội thảo “Thúc đẩy thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”, nhằm mang đến một góc nhìn mới trong quá trình tích hợp ESG vào mô hình hoạt động của các ngân hàng và tổ

Chiều 23/05/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với PwC Việt Nam, tổ chức hội thảo “Thúc đẩy thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”, nhằm mang đến một góc nhìn mới trong quá trình tích hợp ESG vào mô hình hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính, với những chia sẻ từ các chuyên gia tài chính về tiềm năng của thị trường tài chính xanh.

Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật các TCTD (sửa đổi)

Doanh nghiệp được tham gia góp vốn tại ngân hàng liên doanh

Ong Son 230523

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho rằng, ESG được xem như là 3 yếu tố xác định tính bền vững và mức độ ảnh hưởng đến ngân hàng. Tính bền vững tác động to lớn đến ngành ngân hàng trên các khía cạnh như những cơ hội mang tính chiến lược, những kỳ vọng từ bên ngoài (nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng), tiêu chuẩn ngành và quy tắc niêm yết, yêu cầu công bố thông tin và minh bạch, yêu cầu pháp lý và các rủi ro ESG. Chính những nhân tố này là động lực thúc đẩy sự chuyển đổi bền vững trong ngành ngân hàng.

Việc áp dụng các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang được xem là một trong những xu hướng trên thế giới, đóng góp cho việc thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, thúc đẩy nền kinh tế bền vững và ngăn chặn nghèo đói.

Theo đánh giá của Bloomberg Intelligence, tài sản ESG toàn cầu có thể đạt 50.000 tỷ USD vào năm 2025. Ở Việt Nam, yếu tố ESG đang ngày càng được cân nhắc đưa vào quyết định phân tích đầu tư, với mục đích cung cấp góc nhìn rộng hơn về rủi ro và cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hành ESG là một trong những điểm cộng giúp một doanh nghiệp có ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư lớn từ nước ngoài với những ưu đãi về lãi vay và điều khoản khác như phát hành trái phiếu xanh. Vì vậy, vấn đề đáp ứng ESG ngày càng được các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam quan tâm.

Tại Việt Nam, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 17 hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho thấy nỗ lực đáng kể của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hội nhập xu thế chuyển đổi ESG của các Ngân hàng Trung ương.

Trước đó, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc cải thiện các chính sách, nguồn lực, quy trình và thủ tục cấp tín dụng để tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường xã hội và quản lý tín dụng; Đặc biệt, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tích hợp đưa các yếu tố về rủi ro môi trường và xã hội vào quy trình đánh giá, thẩm định rủi ro tín dụng.

Sau đó, lần lượt vào các năm 2018, 2019, Ngân hàng nhà nước đã phối hợp với IFC ban hành cuốn Sổ tay hướng dẫn các tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với 15 ngành kinh tế có rủi ro cao nhất đối với môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng

Những chính sách và quy định trên đây được xem như là những bước đi đầu tiên trong tiến trình tích hợp các tiêu chí ESG vào hoạt động ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, nhìn chung việc triển khai các tiêu chí ESG vào mô hình kinh doanh hiện có của các tổ chức tín dụng vẫn đang ở những bước khởi đầu. Các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tác động môi trường và các rủi ro liên quan trong danh mục đầu tư và cho vay thông thường của họ. Sự mới mẻ của khái niệm rủi ro ESG khiến việc triển khai áp dụng các công tác quản trị, đánh giá rủi ro ESG tại các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Dien gia 230523

Bà Đinh Hồng Hạnh - Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính và Tư vấn ESG Việt Nam, Công ty tư vấn PwC Đông Nam Á

Theo diễn giả là bà Đinh Hồng Hạnh - Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính và Tư vấn ESG Việt Nam, Công ty tư vấn PwC Đông Nam Á, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 17, đã đưa ra các nguyên tắc rất quan trọng, với những quy định nội bộ về quản lý rủi ro. Trong đó, các tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư để xác định rủi ro tín dụng, xác định các điều kiện cấp tín dụng của khoản cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng của khách hàng. Như vậy, việc xác định vai trò của các tổ chức tín dụng đã khá hoàn thiện. Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng xác định được vai trò của doanh nghiệp vay vốn.

Khách hàng có trách nhiệm cung cấp các thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo yêu cầu của TCTD và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp. Đây chính là cơ sở căn cứ rất quan trọng để làm việc giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn trong tài chính bền vững. Như vậy, Việt Nam đã có khuôn khổ cơ chế pháp lý rất tốt để đánh giá rủi ro, thẩm định tín dụng và quản lý tín dụng. Nhờ đó, các tổ chức tài chính có thể phát triển bền vững bất chấp các thử thách trong tương lai, bằng cách tích hợp các rủi ro ESG vào mọi giai đoạn của khung quản lý rủi ro. Việc xem xét liệu các khoản đầu tư có tập trung vào các ngành hoặc khu vực cụ thể hay không có thể là một phần của quy trình nhận diện rủi ro ESG.

Dien gia 1 copy 2

Ông Nguyễn Đình Trung - Trưởng phòng cấp cao, bộ phận tư vấn ESG, PwC Việt Nam trình bày về tài chính bền vững và tài chính xanh.

Tại phần trình bày về tài chính bền vững và tài chính xanh do 02 diễn giải là ông Nguyễn Đình Trung - Trưởng phòng cấp cao, bộ phận tư vấn ESG, PwC Việt Nam và ông Abhinav Mirsha - Giám đốc, dịch vụ tư vấn Quản lý Rủi ro, Công ty Tư vấn PwC Đông Nam Á, tập trung về các nội dung tạo nền tảng hỗ trợ ngành ngân hàng hoặc quốc gia để đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững. Tài chính bền vững có 3 sản phẩm chính là trái phiếu xanh, cho vay bền vừng và tiền gửi ESG.

Trong đó, trái phiếu xanh cho phép ngân hàng thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để qua đó ngân hàng đầu tư vào các dự án xanh. Đây là sản phẩm đang dần trở nên phổ biến và quan trọng đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, sẽ có thêm nhiều yêu cầu từ nhà đầu tư và cơ quan quản lý chỉ cho vay các dự án xanh. Đối với sản phẩm cho vay bền vững việc cho vay sẽ được mở rộng hơn gắn với các dự án về ESG. Đối với sản phẩm tiền gửi ESG thì nguồn vốn ngân hàng thu được sẽ được dùng cho vay dự án xanh và dự án ESG…

Toan canh 230523

Toàn cảnh hội thảo

Tham gia thảo luận, đại diện các ngân hàng TMCP đã trao đổi cùng các diễn giả về phương pháp đánh giá, chia sẻ thêm thông tin để làm rõ hơn trong việc xây dựng và triển khai chiến lược quản trị rủi ro ESG. Đồng thời giúp các ngân hàng bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế nội bộ liên quan đến tài chính xanh, ngân hàng xanh trên cơ sở các văn bản, chính sách, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

VNBA News

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay