Tiệm cận hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo Đề án tái cơ cấu
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu giảm tốc, ngân hàng Sacombank đã dành nhiều nguồn lực để đẩy mạnh những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và không ngừng cải tiến sản phẩm - dịch vụ nhằm đa dạng hóa nguồn thu. Nhờ đó, tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản ước đạt gần 664.000 tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 90.3%.
Tổng huy động ước đạt hơn 574 nghìn tỷ đồng; cho vay ước đạt hơn 487 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 của Sacombank ước đạt hơn 9.500 tỷ, tăng 50% so năm trước và đạt 100% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2%.
Công tác thu hồi và xử lý nợ được quyết liệt thực hiện, ước gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý thành công, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ. Các tỷ lệ an toàn hoạt động và chỉ số tài chính được cân bằng giữa mục tiêu an toàn và hiệu quả: Tỷ lệ CAR ước đạt 9,45%, tỷ lệ LDR ước đạt 83%, tỷ lệ NIM ước đạt 3.88%, các chỉ số ROA, ROE lần lượt ước đạt 1,21% và 18,03%, tăng 0,3 và 4,2%.
Ngoài ra, Sacombank cũng đã trích lập 100% dự phòng cho toàn bộ danh mục nợ tài sản tồn đọng còn lại chưa xử lý, qua đó tiệm cận hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại Đề án.
Số hóa mạnh mẽ lấy khách hàng làm trọng tâm
Bên cạnh chiến lược điều hành linh hoạt theo diễn biến thị trường, các chỉ tiêu kinh doanh tăng đều qua các năm. Thời gian qua, Sacombank cũng triển khai số hóa các sản phẩm dịch vụ, với khách hàng làm trọng tâm.
Theo đó, Sacombank đã chủ động quan sát toàn bộ chu trình trải nghiệm của khách hàng, đo được nhu cầu, chạm và cải tiến những điểm mà khách hàng mong muốn hoàn thiện. Nhờ vậy, Sacombank nổi bật trên thị trường về sản phẩm số, đặc biệt ở lĩnh vực thanh toán.
Trong đó, kết hợp với các Big Tech như Apple, Samsung và các tổ chức thẻ quốc tế như VISA, Mastercard, American Express..., Sacombank đã ra mắt nhiều phương thức thanh toán hiện đại, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thanh toán phổ biến hiện nay như thanh toán thẻ, thanh toán qua mã QR, thanh toán bằng điện thoại và đồng hồ thông minh.
Đặc biệt, đẩy mạnh hoàn thiện mô hình Ngân hàng mở (Open Banking). Từ đó, tăng cường liên kết với các công ty fintech, thương mại điện tử, đối tác công nghệ thông qua các kết nối API để triển khai thêm nhiều loại hình thanh toán tiện lợi.
Hiện Sacombank đang là ngân hàng đáng tin cậy của 18 triệu khách hàng, trong đó gần 70% là khách hàng giao dịch qua kênh số.
Hoàn thành triển khai BASEL III và nâng tầm hệ thống quản trị rủi ro
Trong 6 tháng cuối năm 2023, với sự đồng hành và tư vấn của EY Việt Nam, Sacombank cũng đã thực hiện đánh giá toàn diện khung quản lý rủi ro và triển khai các khía cạnh quan trọng của Basel III theo phương pháp tiêu chuẩn, gồm các nội dung trọng yếu như: Đảm bảo Tỷ lệ an toàn vốn (CAR), Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage Ratio - LR); Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio - LCR), Tỷ lệ nguồn vốn ổn định (Net Stable Funding Ratio - NSFR); Áp dụng quy trình đánh giá nội bộ mức đủ vốn (ICAAP) theo Basel III; Tuân thủ đầy đủ các quy định khác về công bố thông tin, quản lý trạng thái rủi ro lớn, phương pháp luận mô hình hành vi. Đồng thời, Sacombank cũng đã xây dựng thành công hệ thống tính toán và báo cáo tự động các chỉ số CAR, LR, LCR, NSFR và tính toán ICAAP.
Hiện Basel III là bộ tiêu chuẩn ở cấp độ cao trong quản trị rủi ro ngân hàng. Các tiêu chuẩn của Basel III không chỉ quản lý rủi ro ở điều kiện hiện tại mà còn dự báo cho tương lai, quan trọng hơn là rủi ro được đo lường không chỉ ở điều kiện bình thường mà trong cả những kịch bản căng thẳng. Đây chính là thước đo khẳng định cho khả năng ổn định nguồn vốn, tính thanh khoản và các năng lực cần để vượt qua những tình huống khủng hoảng của Sacombank.
Đồng hành phát triển cùng cộng đồng và vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng nhì
Kết quả kinh doanh tích cực, sản phẩm - dịch vụ tiên tiến, sự hài lòng của khách hàng là những giá trị nổi bật của Sacombank. Đồng thời, thương hiệu Sacombank còn gắn liền với các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng tầm an sinh xã hội.
Sacombank vừa vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng nhì của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là sự ghi nhận, động viên đầy ý nghĩa đối với Sacombank và cũng là động lực để ngân hàng tiếp tục cống hiến, với sứ mệnh “Đồng hành phát triển cùng cộng đồng”. Tinh thần này, luôn được Sacombank bền bỉ, kiên định triển khai trong suốt 32 năm qua.
Riêng trong năm 2023, Sacombank đã triển khai hàng loạt các gói vay ưu đãi để tiếp vốn cho thị trường và đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh. Ngân hàng cũng tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện quy mô lớn như chương trình học bổng Sacombank "Ươm mầm cho những ước mơ", dành tặng gần 4.000 suất học bổng, trị giá gần 11 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên hiếu học; chương trình Hiến máu nhân đạo "Sacombank chia sẻ từ trái tim", đóng góp hơn 720 đơn vị máu; chương trình "Những bước chân vì cộng đồng" gây quỹ xây nhà văn hóa cho đồng bào dân tộc ít người.
Những thành quả trên không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết sáng tạo cùng quyết tâm đổi mới của Sacombank mà còn là bằng chứng về sự tín nhiệm - đồng hành của khách hàng, đối tác và cổ đông đã dành cho Ngân hàng.
Bước vào năm 2024 với phương châm "Bền nội lực - Vững tương lai", Sacombank sẽ tập trung nâng cao năng lực tài chính và chất lượng nhân sự, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng số trên nguyên tắc lấy khách hàng làm trọng tâm, nâng tầm hơn nữa hoạt động quản trị rủi ro. Từ đó, bền bỉ xây dựng nội lực và vững tin tiến vào tương lai, nhanh chóng hoàn thành Đề án tái cơ cấu để tái lập vị thế vốn có và sẵn sàng chinh phục những mục tiêu mới.