Chủ nhật, 22/12/2024
   

Ngân hàng Nhà nước giải đáp một số câu hỏi về Thông tư 06/2023/TT-NHNN

Ngày 8/11/2023, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản 8631/NHNN-CSTT ngày 08/11/2023 trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến việc thực hiện Thông tư 06/2023/TT-NHNN, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước giải đáp một số câu hỏi về Thông tư 06/2023/TT-NHNN
Ngân hàng Nhà nước giải đáp một số câu hỏi về Thông tư 06/2023/TT-NHNN

Giải thích từ ngữ

Câu hỏi 1: Tại điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), đề nghị hướng dẫn phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sổng để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở cần tối thiểu nội dung gì?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, phương án sử dụng vốn là tập hợp các thông tin về việc sử dụng vốn của khách hàng, trong đó có thông tin phương án, dự án thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (điểm c khoản 6 Điều 2); khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn (Điều 9); tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Điều 22). Điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) quy định thông tin phương án, dự án đối với nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở. Theo đó, các nội dung tại phương án, dự án do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Câu hỏi 2: Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tất cả các khoản vay phục vụ nhu cẩu đời sống đều phải có phương án/dự án?

Trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), trường hợp khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống ngoài các nhu cầu vay vốn mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyến nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở, thì phương án sử dụng vốn của khách hàng không bắt buộc có thông tin về phương án, dự án.

Những nhu cầu vốn không được cho vay

Câu hỏi 3: Khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm có phải là khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khâu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.

Theo đó, khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm nêu tại khoản 6 Điều 8 /2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) là khoản vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

Câu hỏi 4: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được cho vay để trả nợ trước hạn đối với khoản vay nước ngoài của tổ chức, cá nhân (không phải vay từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) không?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, quyết định cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) và khi khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hỏi 5: Trường hợp khách hàng vay mua nhà, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay và phong tỏa số tiền giải ngân cho đến khi khách hàng hoàn tất thủ tục mua nhà có thuộc trường hợp cho vay để gửi tiền hay không?

Trả lời: Trường hợp khách hàng vay mua nhà, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay và phong tỏa số tiền giải ngân cho đến khi khách hàng hoàn tất thủ tục mua nhà thì không thuộc trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay để gửi tiền.

Câu hỏi 6: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho vay đế gửi tiền là dưới các hình thức tiền gửi nào tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có bao gồm chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho vay đối với nhu cầu vốn với mục đích để gửi tiền. Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đã được sửa đổi, bổ sung), nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho vay đối với nhu cầu vốn với mục đích đế mua chứng chỉ tiền gửi do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành.

Câu hỏi 7: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng đế thực hiện việc thanh toán chi phí tiêu dùng có được hiểu là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay để gửi tiền?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, quyết định cho vay để thanh toán chi phí sinh hoạt phục vụ tiêu dùng của khách hàng vay; việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thực hiện thanh toán chi phí sinh hoạt là một trong các phương thức giải ngân vốn cho vay và đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và Thông tư số 21/2017/TT-NHNN. Theo đó, việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng đê thanh toán chi phí tiêu dùng không thuộc trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay để gửi tiền.

Câu hỏi 8: Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được cho khách hàng vay để ký quỹ không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 7 và Điều 22 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cho khách hàng vay khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cho khách hàng vay để ký quỹ khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn, phù hợp với quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã ban hành.

Thứ tự thu nợ gốc lãi tiền vay

Câu hỏi 9: Nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là khoản lãi phải trả phát sinh trên dư nợ gốc bị quá hạn của kỳ trả nợ hay là lãi trong hạn của kỳ trả nợ chưa trả? Thứ tự thu các loại lãi trên nợ gốc quá hạn nêu trên?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là các khoản lãi phải trả phát sinh trên dư nợ gốc bị quá hạn của kỳ trả nợ. Thứ tự thu nợ các loại lãi trên nợ gốc quá hạn nêu trên do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận.

Câu hỏi 10: Đối với một khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có bắt buộc phải thực hiện ưu tiên thu nợ của khoản vay bị quá hạn xa nhất hay không?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đối, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay; Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bố sung) không quy định thứ tự thu nợ các khoản nợ vay khi khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn.

Quy định nội bộ

Câu hỏi 11: Việc cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điếm b khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), thì việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật nào?

Trả lời: Điều 292 Bộ Luật Dân sự quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của khách hàng để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể (ký quỹ, đặt cọc....), theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 và khoản 5 Điều 26 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận tại thỏa thuận cho vay đối với nhu cầu vốn này và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo quy định của pháp luật, thỏa thuận của các bên cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

Câu hỏi 12: Tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), đề nghị hướng dẫn làm rõ tiêu chí để xác định mức độ “cụ thể" về các quy định nội bộ; tiêu chí/mức độ kiểm soát đối với các mục đích cho vay; tiêu chí đánh giá là khoản vay giá trị lớn cần kiểm soát?

Trả lời: Điều 22 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bố sung) và các quy định của pháp luật có liên quan, ban hành quy định nội bộ về cho vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó cụ thê các nội dung tối thiêu phải có theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), phù hợp với đặc điểm khoản vay, loại cho vay và đối tượng khách hàng để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai thực hiện trong toàn hệ thống.

Câu hỏi 13: Một số nội dung được điều chỉnh tại Thông tư số 06/2023/TT- NHNN nhưng chưa điều chỉnh tại Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (cho vay tiêu dùng) như khái niệm cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức thì công ty tài chính áp dụng theo văn bản nào (Thông tư số 06/2023/TT-NHNN hay Thông tư số 43/2016/TT-NHNN)?

Trả lời: Công ty tài chính cho vay tiêu dùng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung); trường hợp Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) không quy định thì các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay của công ty tài chính tiêu dùng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung). Theo đó, đối với trường hợp cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức thì công ty tài chính thực hiện theo Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hởi 14: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay đối với khoản vay theo hình thức thấu chi?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 94 Luật Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đã được sửa đổi, bổ sung), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền và nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Theo đó, trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Câu hỏi 15: Đề nghị làm rõ quy định một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét xác định lại hạn mức cho vay tối đa và thời gian duy trì hạn mức này có được hiểu là thời gian cấp hạn mức cho vay tối đa là 12 tháng hay không?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bố sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định và thỏa thuận với khách hàng hạn mức cho vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định; quy định này không giới hạn về thời gian cho vay theo hạn mức. Mỗi năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, xác định lại hạn mức cho vay tối đa và thời gian duy trì hạn mức này; trường hợp có sự thay đối, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phải ký kết lại hợp đồng hạn mức cho vay.

Cho vay bằng phương tiện điện tử

Câu hỏi 16: Cho vay bằng phương tiện điện tử tại Mục 3 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) áp dụng với trường hợp thực hiện cho vay toàn bộ các khâu bằng phương tiện điện tử hay cả trường hợp áp dụng một hoặc một vài khâu bằng phương tiện điện tử?

Trả lời: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử áp dụng một hoặc một vài khâu hoặc toàn bộ quy trình cho vay theo quy định tại Mục 3 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hỏi 17: Hệ thông thông tin thực hiện hoạt động cho vay có bắt buộc được phân loại là hệ thống thông tin cấp độ 3 theo khoản 2 Điều 32a Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bổ sung)?

Trả lời: Khoản 2 Điều 32a Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 09/2020/TT-NHNN ngày 21/10/2020 quy định hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng thực hiện phân loại theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và các hệ thống thông tin khác thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 5 Thông tư số 09/2020/TT-NHNN. Theo đó, hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.

Câu hỏi 18: Phạm vi áp dụng cho vay bằng phương tiện điện tử bao gồm cá nhân và pháp nhân hay chỉ áp dụng với cá nhân?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bố sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cho vay bằng phương tiện điện tử đối với khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cá nhân và pháp nhân. Riêng đối với quy định tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng (eKYC) phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử (eKYC chỉ là một khâu trong quy trình cho vay bằng phương tiện điện tử) đối với khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống; không áp dụng đối với khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác và khách hàng là pháp nhân.

Câu hỏi 19: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử đối với các nhu cầu vay vốn khác ngoài nhu cầu vay phục vụ nhu cầu đời sống không?

Trả lời: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cho vay bằng phương tiện điện tử phục vụ nhu cầu phục vụ đời sống, hoạt động kinh doanh, hoạt động khác theo quy định tại Mục 3 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hỏi 20: Theo quy định điểm c khoản 1 Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thu thập cả âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm của khách hàng khi khách hàng vay vốn để có thể thực hiện lưu trữ, bảo quản theo quy định này hay chỉ yêu cầu lưu trữ nếu có phát sinh thu thập các yếu tố này trong quá trình khách hàng vay vốn?

Vì khi thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ cho hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện thông qua các thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học (vân tay/mống mắt,...), không nhất thiết phải ghi âm, ghi hình khách hàng. Trong trường hợp đó thì sẽ không có các yếu tố này để lưu trữ, bảo quản.

Trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ, kỹ thuật để nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu, trong đó bao gồm việc lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng; âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm; số điện thoại thực hiện giao dịch; nhật ký giao dịch trong quá trình cho vay.

Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định lựa chọn giải pháp, công nghệ, kỹ thuật triển khai việc lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu trong quá trình nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; tuy nhiên, các thông tin, dữ liệu (bao gồm bản ghi âm, ghi hình...) phải đảm bảo đầy đủ theo quy định.

Câu hỏi 21: Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bổ sung) quy định việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện từ (eKYC) theo khoản 1 chỉ áp dụng với khách hàng cá nhân vay phục vụ đời sống. Theo đó, khách hàng là cá nhân vay phục vụ hoạt động kinh doanh và pháp nhân chưa được áp dụng eKYC theo quy định tại Điều 32b cho vay có đúng không?

Trả lời: Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), quy định về nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử và áp dụng đối với đối tượng khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác và khách hàng là pháp nhân không được áp dụng nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bổ sung) để phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, mà thực hiện theo các quy định liên quan tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hỏi 22: Trường hợp cá nhân đã thiết lập quan hệ được xác minh bằng phương tiện điện tử hoặc bằng hình thức trực tiếp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước đây, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được tự quyết định biện pháp công nghệ để xác minh khách hàng để thực hiện các khoan vay vốn bằng phương tiện điện tử hay không?

Trường hợp khách hàng đã được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng và mỗi lần khách hàng thực hiện vay, hệ thống xác thực khách hàng bằng các yếu tố: Tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP thì có đáp ứng quy định tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN không?

Trả lời: Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng áp dụng đối với khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống; không áp dụng đối với khách hàng pháp nhân và khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác.

Trường hợp khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống đã thiết lập mối quan hệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hoàn thành việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng (bằng phương tiện điện tử hoặc bằng hình thức trực tiếp), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ kỹ thuật để xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ cho vay bằng phương tiện điện tử đảm bảo phù hợp với các thông tin đã biết về khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hỏi 23: Đối với khách hàng đã thiết lập mối quan hệ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, xác minh bằng phương tiện điện tử (khách hàng đã mở tài khoản bằng App ngân hàng và thực hiện đầy đủ các bước xác minh điện tử theo quy định về mở tài khoản) và đề nghị vay vốn bằng phương thức điện tử có bị giới hạn tổng dư nợ cho vay 100 triệu đồng không?

Trả lời: Trường hợp khách hàng (đã thiết lập hoặc chưa thiết lập quan hệ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là cá nhân được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và đề nghị vay vốn bằng phương thức điện tử, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cho vay bằng phương tiện điện tử đối với nhu cầu vốn phục vụ đời sống của khách hàng và dư nợ tối đa của khách hàng này bằng phương tiện điện tử tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 100 triệu đồng.

Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận biết, xác minh thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) mà thực hiện theo các quy định liên quan tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bố sung), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cho vay bằng phương tiện điện tử không bị giới hạn tổng dư nợ cho vay tối đa là 100 triệu đồng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Câu hỏi 24: Khách hàng là cá nhân đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tại quầy giao dịch và/hoặc bằng phương tiện điện tử (eKYC) và thiết lập quan hệ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, sau đó khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống bằng phương tiện điện tử và được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác minh lại các thông tin về khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 32b, thì khách hàng có bị giới hạn dư nợ cho vay 100 triệu hay không?

Trường hợp khách hàng được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết tại quầy giao dịch và thực hiện các khâu khác tại quy trình cho vay bằng phương tiện điện tử, thì khách hàng có bị giới hạn dư nợ cho vay 100 triệu hay không?

Trả lời: Theo quy định Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử, thì khi vay vốn, khách hàng bị giới hạn dư nợ vay tối đa là 100 triệu đồng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, trường hợp khách hàng là cá nhân được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tại quầy giao dịch và/hoặc bằng phương tiện điện tử và đã thiết lập quan hệ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, sau đó khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác minh các thông tin đã biết về khách hàng bằng phương tiện điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bố sung), thì khi vay vốn, khách hàng vay bị giới hạn dư nợ vay tối đa là 100 triệu đồng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận biết, xác minh thông tin nhận biết tại quầy giao dịch và thực hiện các khâu khác tại quy trình cho vay bằng phương tiện điện tử thì khách hàng không bị giới hạn dư nợ vay 100 triệu đồng.

Câu hỏi 25: Giới hạn dư nợ tín dụng theo quy định tại Điều 32c tính theo các khoản vay được ký kết từ ngày 01/9/2023 (không tính theo các khoản vay trước đó)?

Trả lời: Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bô sung) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2023. Theo đó, quy định về giới hạn dư nợ cho vay bằng phương tiện điện tử tại Điều 32c Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) áp dụng đối với các khoản vay được ký kết từ ngày 01/9/2023; không áp dụng đối với các khoản vay được ký kết trước ngày 01/9/2023.

Câu hỏi 26: Dư nợ cho vay quy định tại Điều 32c Thông tư so 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) được hiểu chỉ là dư nợ gốc hay gồm cả gốc, lãi và các nghĩa vụ tài chính khác và dư nợ cho vay này được xác định tại thời điểm nào?

Trả lời: Dư nợ cho vay quy định tại Điều 32c Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) là dư nợ gốc và là dư nợ cho vay tối đa bằng phương tiện điện tử tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại mọi thời điểm áp dụng đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết theo quy định tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hỏi 27: Khách hàng khai báo thông tin đề nghị vay vốn, không gửi kèm các tài liệu nhưng ngân hàng căn cứ thông tin khách hàng khai báo và các thông tin khác mà ngân hàng đã thu thập được của khách hàng để thẩm định có đáp ứng quy định tại Điều 32d Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 32d Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài các tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và các tài liệu, dữ liệu khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả thông tin khách hàng tự khai báo).

Câu hỏi 28: Hướng dẫn cách hiểu các cá nhân/bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống công nghệ thông tin có bao gồm cá nhân, bộ phận xây dựng sản phẩm cho vay.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 32đ Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), cá nhân, bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay bao gồm cá nhân, bộ phận xây dựng sản phẩm cho vay.

Câu hỏi 29: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định cho vay và thực hiện phân định trách nhiệm từng cá nhân, bộ phận của các khâu này nếu thuê nền tảng/hệ thống của bên thứ 3 để phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay không?

Trả lời: Theo quy định Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình (Điều 3); tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng để xem xét quyết định cho vay (Điều 17); tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm từng cá nhân, bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay (Điều 32đ).

Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay, phân định trách nhiệm trong việc tổ chức xét duyệt cho vay theo quy định (kể cả việc thuê nền tảng/hệ thống của bên thứ 3 theo quy định của pháp luật).

Câu hỏi 30: Tại Điều 32e Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) thỏa thuận cho vay trong trường hợp là hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và phải có các nội dung quy định tại Điểu 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) có phù hợp không?

Trả lời: Pháp luật về giao dịch điện tử đã có quy định về việc thực hiện hợp đồng điện tử và nội dung tại thỏa thuận cho vay phải có tối thiếu các nội dung quy định tại Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hỏi 31: Tại Điều 32e Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), thỏa thuận cho vay phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đại diện giao kết hay bất kỳ cá nhân nào được phân công/ủy quyền đều có quyền đại diện giao kết như việc thiết lập/kỷ kết hợp đồng tín dụng theo phương thức “truyền thống”.

Trả lời: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) không quy định về thẩm quyền ký thỏa thuận cho vay. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành để quy định việc phân công, ủy quyền đại diện của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết thỏa thuận cho vay với khách hàng, bao gồm cả hợp đồng điện tử (nếu có) tại quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Câu hỏi 32: Thực tế với một số sản phẩm tín dụng đang triển khai (ví dụ như khoản vay chỉ có dư nợ 100 triệu) sẽ không có biên bản được thông qua và cũng không có người có thẩm quyền do hệ thống chấm điểm được cài đặt các bộ điều kiện tương ứng và khi đáp ứng các bộ điều kiện này hệ thống công nghệ thông tin sẽ tự trả kết quả được vay/không được vay. Đề nghị hướng dẫn '‘Người có thẩm quyền”, ‘‘biên bản ghi rõ quyết định được thông qua” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32g Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Trả lời: Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng các tiêu chí để phê duyệt cho vay theo điểm tín dụng và các tiêu chí này đã được cá nhân hoặc tập thể thông qua trước khi triển khai phê duyệt tự động trên hệ thống đối với các khoản cho vay bằng phương thức điện tử, thì quyết định thông qua các tiêu chí phê duyệt này được xem là quyết định cho vay của người có thẩm quyền hoặc biên bản của tập thể về quyết định cho vay.

Câu hỏi 33: Theo Điều 32g Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), trường hợp người có thẩm quyền duyệt trên hệ thống, sau đó in Quyết định cho vay từ hệ thống và ký trực tiếp thì có bị vi phạm quy định không?

Trả lời: Chữ ký của người có thẩm quyền trên quyết định cho vay được thể hiện dưới hình thức chữ ký (trực tiếp) hoặc chữ ký điện tử, do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định và lựa chọn hình thức thực hiện phù hợp quy định pháp luật liên quan.

Câu hỏi 34: Tại Điều 32g Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định và phê duyệt tín dụng tự động (không có sự tham gia của cá nhân người thẩm định, người phê duyệt), thì chữ ký điện tử của người có thẩm quyền quyết định cho vay được hiểu là chữ ký của người phê duyệt bộ tiêu chí/điều kiện cho vay của hệ thống hay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có người phê duyệt cho vay và gắn chữ ký điện tử của người đó?

Trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32g Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), quyết định cho vay phải có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua.

Chữ ký điện tử của người có thấm quyền là chữ ký của người phê duyệt bộ tiêu chí/điều kiện cho vay của hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay hoặc chữ ký điện tử của người phê duyệt cho vay theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng chữ ký điện tử phải đảm bảo tuân thủ quy định liên quan về giao dịch điện tử.

Câu hỏi 35: Đề nghị NHNN hướng dẫn cách xác định người có thẩm quyên ký quyết định cho vay tại Điều 32g Thông tư so 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung)?

Trả lời: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định nội bộ đảm bảo hồ sơ cho vay có chữ ký điện tử của người có tham quyền, trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua.

Chữ ký điện tử của người có tham quyền là chữ ký của người phê duyệt bộ tiêu chí/điều kiện cho vay của hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay hoặc chữ ký điện tử của người phê duyệt cho vay theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Căn cứ quy định tại Điều 32g Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ cho phù hợp.

Câu hỏi 36: Tại Điều 32g Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), trường hợp quyết định tập thể thì biên bản có thể thiết lập dưới dạng điện tử không?

Việc sử dụng chữ ký điện tử/chữ ký số trên biên bản có phù hợp với quy định hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 32g Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ cho vay dưới dạng thông điệp dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm cả biên bản ghi rõ quyết định được thông qua (nếu có). tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng chữ ký điện tử phải đảm bảo tuân thủ quy định liên quan về giao dịch điện tử.

Câu hỏi 37: Đề nghị hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp không lưu giữ được hồ sơ của khách hàng cá nhân theo quy định khi khách hàng là chủ thể dữ liệu cá nhân yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân (do Điều 16 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định: Chủ thể dữ liệu cá nhân được yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình).

Trả lời: Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân loại trừ các trường hợp theo quy định của luật chuyên ngành. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng Điều 96 Luật Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đã được sửa đổi, bổ sung) và văn bản hướng dẫn quy định ve lưu giữ hồ sơ cho vay.

Câu hỏi 38: Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đối với một số khâu bằng phương thức điện tử, việc lưu giữ hồ sơ cho vay có thể được lưu dưới dạng thông điệp điện tử hoặc lưu dưới dạng hồ sơ giấy?

Trả lời: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định việc lưu giữ hồ sơ cho vay dưới dạng thông điệp điện tử hoặc hồ sơ giấy theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 39: Quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, quyết định việc giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại Điều 32h Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) chỉ áp dụng đối với khách hàng lần đầu thiết lập quan hệ với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết theo khoản 1 Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) hay áp dụng với tất cả khách hàng đã thiết lập mối quan hệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hoàn thành việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng và được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng các biện pháp nhận biết, xác minh thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung)?

Trả lời: Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bô sung) quy định việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng áp dụng đối với khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, lần đầu thiết lập mối quan hệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, đã thiết lập mối quan hệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hoàn thành việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Theo quy định tại Điều 32h Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), trường hợp khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và đã được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, quyết định việc giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống mà khách hàng đã cam kết.

Câu hỏi 40: Trường họp khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và đã được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bố sung), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giải ngân vốn vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng mà không bị giới hạn bởỉ quy định của Thông tư số 21/2017/TT-NHNN về phương thức giải ngân vốn vay và cũng không bị giới hạn số tiền giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 32h Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), trường hợp khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và đã được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, quyết định việc giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đe khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống mà khách hàng đã cam kết.

Đối với trường hợp giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng nêu trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo dư nợ cho vay bằng phương tiện điện tử đối với một khách hàng tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó không vượt quá 100 triệu đồng theo quy định tại Điều 32c Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bố sung).

Câu hỏi 41: Trường hợp khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống tiêu dùng (khoản vay dưới 100 triệu đồng) và được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận biết, xác minh thông tin nhận biết bằng phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thanh toán cho bên thụ hưởng.

Vậy tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tính khoản cho vay theo phương thức giải ngân như trên vào danh mục khoản cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng và có phải tuân thủ tỷ lệ theo quy định tại Điều 8a Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bố sung)?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đối, bổ sung), giải ngân trực tiếp cho khách hàng là việc công ty tài chính giải ngân cho vay tiêu dùng trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng, đảm bảo kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay theo quy định pháp luật.

Theo đó, trường hợp khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng (dưới 100 triệu đồng), được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận biết, xác minh thông tin nhận biết bằng phương tiện điện tử theo Điều 32b Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và được công ty tài chính giải ngân vào tài khoản của khách hàng theo quy định tại Điều 32h Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), thì khoản cho vay này được tính vào khoản giải ngân trực tiếp cho khách hàng và tuân thủ tỷ lệ theo quy định tại Điều 8a Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Câu hởi 42: Tại thời điểm vay vốn theo phương thức điện tử, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu khách hàng chứng minh mục đích sử dụng vốn bằng cách kê khai, sau thời điểm giải ngân sẽ thực hiện kiểm soát sau cho vay thì có phù hợp với Thông tư số 06/2023/TT-NHNN không?

Trả lời: Khoản 2 Điều 24 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đoi, bô sung) quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền, nghĩa vụ kiếm tra, giám sát việc sử dụng von vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật và quy trình nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều khoản chuyển tiếp

Câu hỏi 43: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng đã ký hợp đồng khung trước ngày 01/9/2023 nhưng chưa giải ngân, nếu giải ngân kể từ ngày 01/9/2023 thì giấy nhận nợ có phải áp dụng theo quy định của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) không?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung), trường hợp hợp đồng khung đã ký kết trước ngày 01/09/2023 mà đầy đủ các nội dung tối thiểu theo quy định tại Điều 23 (được gọi là thỏa thuận cho vay), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết thỏa thuận cho vay đó.

Trường họp hợp đồng khung đã ký kết trước ngày 01/09/2023 mà chưa đầy đủ các nội dung tối thiếu theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), nếu giải ngân kể từ ngày 01/9/2023 thì giấy nhận nợ phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với/quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

T.H
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay