Chủ nhật, 19/01/2025
   

Hiệp hội Ngân hàng làm việc với chuyên gia dự án của Đại sứ quán Anh về tài chính toàn diện

Chiều 17/01/2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có buổi tiếp, làm việc với chuyên gia dự án của Đại sứ quán Anh nhằm trao đổi về tài chính toàn diện. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA chủ trì buổi làm việc.
tài chính toàn diện
TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Trao đổi tại buổi làm việc, ông Thomas Roger Moyes, Chuyên gia tài chính trưởng dự án của Đại sứ quán Anh, đã cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Hùng cùng VNBA đã tạo điều kiện để được trao đổi trực tiếp nhằm tìm hiểu và khảo sát về tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Ông Thomas Roger Moyes cho biết, Chính phủ Anh đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP), ký kết hợp tác với toàn bộ 10 nước ASEAN nhằm hỗ trợ cho sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực.

Với kinh nghiệm của một nền kinh tế phát triển lâu đời, Chính phủ Anh chọn tài chính là một khu vực quan trọng nhất để khởi đầu khi triển khai EIP tại ASEAN.

Bản thân ông đã có 30 kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có thời gian rất dài làm tại châu Á và Việt Nam. Từ năm 2017-2019, ông đã vinh dự được cộng tác với VNBA trong dự án tổ chức cuộc thi về Fintech có quy mô toàn cầu. Kết quả, dự án đã tạo đột phá và gây tiếng vang lớn.

Đến nay, ông tiếp tục có dịp làm việc cùng VNBA về dự án tài chính toàn diện trong chương trình hội nhập kinh tế mà chính phủ Anh đã ký với ASEAN (EIP), nhằm thực hiện trên tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN và Timor-Leste.

Dự án mới được chính phủ Anh khởi động từ tháng 11/2024, với khoản tài chính 18 triệu bảng nhằm khảo sát và trợ giúp cho các quốc gia thành viên ASEAN thông qua hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực và chia sẻ kiến thức về tài chính toàn diện.

Trong đó, đối tượng chính của dự án là nhóm khách hàng yếu thế, khách hàng thu nhập thấp và những người dân ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo... để hỗ trợ và tăng cường tiếp cận tài chính cho nhóm đối tượng khách hàng này. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên được lựa chọn, thực hiện khảo sát. Qua đó, sẽ đưa ra đánh giá chung về thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam và xác định những yêu cầu cần được hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ Anh. Vì vậy, ông Thomas Roger Moyes đã đề nghị VNBA chia sẻ thông tin để hỗ trợ thực hiện đánh giá về tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Ông Thomas Roger Moyes - Trưởng đoàn, Chuyên gia tài chính trưởng dự án của Đại sứ quán Anh
Ông Thomas Roger Moyes , Chuyên gia tài chính trưởng dự án của Đại sứ quán Anh

Trao đổi tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Quốc Hùng đã bày tỏ vui mừng chào đón các chuyên gia dự án của Đại sứ quán Anh. Đồng thời cho biết, tại Việt Nam, từ năm 2016, Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách liên quan đến tài chính toàn diện quốc gia như: Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, với Quyết định số 2545/QĐ-TTg; Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, với Quyết định số 1726/QĐ-TTg.

Đặc biệt, ngày 22/01/2020, chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng đã xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều Luật, Nghị định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện và đồng bộ cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, năm 2024, hành lang pháp lý về tài chính toàn diện tiếp tục đã được hoàn thiện hơn nữa, trong đó, nổi bật là Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) đã được ban hành và có hiệu lực. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã có chính sách đặc biệt với các đối tượng yếu thế, người có thu nhập thấp và những người dân ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo,…

Trong đó, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, đã sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho các khoản cấp tín dụng nhỏ lẻ. Đồng thời, Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), đã bổ sung một số quy định liên quan, tạo lập hành lang pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử.

Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), đã bổ sung 01 chương về bảo hiểm vi mô. Luật Phòng, chống rửa tiền, cũng quy định về nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng. Luật Căn cước, và các Nghị định, Quyết định về thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ,…

Ngoài ra, còn các Thông tư cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử thông qua xác thực khách hàng bằng e-KYC, không cần gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn được vay bằng phương tiện điện tử, góp phần tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay với quy trình thủ tục nhanh và thuận tiện hơn…

Nhấn mạnh về việc cung ứng sản phẩm tín dụng cho các khách hàng yếu thế, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, các ngân hàng đã chủ động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số, cho phép khách hàng thực hiện nhiều giao dịch thanh toán trên các ứng dụng của ngân hàng mà không cần đến phòng giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận sử dụng dịch vụ nhanh chóng, an toàn và tiện ích.

Đến nay, đã có trên 90 tổ chức tín dụng và khoảng 1.100 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn, với mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp tận thôn bản, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ phát triển lĩnh vực này. Hơn nữa, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đẩy mạnh cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Bên cạnh đó, còn có 51 tổ chức không phải ngân hàng được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cùng 03 doanh nghiệp viễn thông được cấp giấy phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money. Đến cuối tháng 9/2024, số điểm cung ứng dịch vụ Mobile-Money được thiết lập là 11.885 điểm, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán Mobile-Money đạt 275.960 đơn vị.

Đặc biệt, về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang chuyển đổi số mạnh mẽ và chuyển đổi số tại Việt Nam thuộc TOP dẫn đầu của ASEAN. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã phủ khắp các tỉnh, thành phố với 101 thành viên và 133 đơn vị thành viên tham gia thanh toán liên ngân hàng, bình quân xử lý giao dịch thanh toán nội tệ hơn 830 nghìn tỷ đồng/ngày.

Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán điện tử trên ứng dụng di động đã tăng trưởng mạnh mẽ và tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán qua điện thoại ngày càng cao. Vì vậy, liên thông hệ thống thanh toán xuyên biên giới với các nước ASEAN bằng mã QR là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số, nhằm bắt kịp nhu cầu thanh toán của người dân các nước khi đi du lịch, làm việc và sinh sống tại nước ngoài.

Hiện Việt Nam đã hoàn tất kết nối hệ thống thanh toán xuyên biên giới qua mã QR với Thái Lan, Campuchia và Lào. Thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục kết nối hệ thống thanh toán xuyên biên giới qua mã QR với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Do việc liên thông kết nối thanh toán xuyên biên giới giữa các nước sẽ góp phần hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại và du lịch giữa các quốc gia, đồng thời kích thích tăng trưởng thương mại.

Về thách thức lớn nhất mà các ngân hàng tại Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình triển khai thanh toán xuyên biên giới qua CBPS (Cross border payment system), TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng đó là cần phải xây dựng được merchant thanh toán chung. Từ đó, cho phép khách hàng sử dụng để thanh toán cho các giao dịch mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán của đơn vị chấp nhận thanh toán từ tài khoản của khách hàng tại ngân hàng thông qua quét mã QR trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng hoặc Ví điện tử.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng một bộ phận người dân vẫn còn có thói quen sử dụng tiền mặt, thiếu kiến thức, hiểu biết về tài chính và lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có nhận thức hạn chế trong bảo vệ thông tin cá nhân dẫn tới để kẻ gian lợi dụng khai thác thông tin và thực hiện hành vi lừa đảo. Đặc biệt, việc cho vay tiêu dùng online qua các các app sau một thời gian cũng bộc lộ nhiều vấn đề...

Ngoài ra, các quỹ bảo lãnh, quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động không hiệu quả, trong khi bảo hiểm đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn không có đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc cho vay.

Trao đổi tại buổi làm việc, hai bên cũng đã thảo luận về vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức tín dụng, cơ chế sandbox, mô hình virtual Banking (ngân hàng trên không gian mạng không có hiện diện vật lý)...

Ông Thomas Roger Moyes bày tỏ đồng tình và đánh giá cao về những thông tin đã được Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ. Đồng thời, khẳng định những thông tin hữu ích, thiết thực này sẽ giúp phía Chính phủ Anh xây dựng khung cơ bản dự án phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam và khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, ông Thomas Roger Moyes cũng bày tỏ mong muốn, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi sâu sắc hơn nữa sau khi hoàn thành khảo sát dự án phát triển tài chính toàn diện.

Đại diện VNBA và đoàn chuyên gia dự án của Đại sứ quán Anh chụp ảnh lưu niệm
Đại diện VNBA và các chuyên gia dự án của Đại sứ quán Anh chụp ảnh lưu niệm

T.Đ

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Tại phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là một mô hình hay, điển hình về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong năm 2024.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Ngày 17/01/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Thương mại TNHH Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay