Thứ tư, 22/01/2025
   

ADB hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế châu Á

Ngày 14/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á do tác động của tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc, nhu cầu của thế giới chậm lại và cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Ngày 14/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á do tác động của tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc, nhu cầu của thế giới chậm lại và cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Theo đó, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2022 là 4,2%, thấp hơn so với mức dự báo 4,3% đưa ra hồi tháng 9. Thể chế tài chính có trụ sở ở Philippines cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 từ 4,9% xuống 4,6% do "triển vọng ảm đạm".

ADB nhận định, các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục phục hồi nhưng sẽ "mất một số động lực". Nguyên nhân chính là do tác động của các đợt phong tỏa phòng dịch COVID-19 ở Trung Quốc, xung đột ở Ukraine cũng như nhu cầu của các nền kinh tế phát triển đối với hàng hóa chế tạo chậm lại. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như rủi ro địa chính trị và biến đổi khí hậu.

Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác tăng có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương thắt chặt lãi suất hơn nữa trong khi xung đột ở Ukraine có thể làm gia tăng lạm phát.

Với tác động của các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 và thị trường bất động sản không ổn định, Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á, được dự báo sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay và 4,3% năm 2023, giảm so với các mức dự báo lần lượt là 3,3% và 4,5% mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 9.

Theo ADB, ở khía cạnh tích cực, khu vực châu Á tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay và năm 2023 so với các khu vực khác của thế giới và chịu tác động ít nhất của việc lạm phát tăng. ADB đã điều chỉnh giảm dự báo lạm phát ở châu Á xuống 4,4% từ mức 4,5% trong báo cáo hồi tháng 9, nhưng nâng dự báo cho năm 2023 từ 4% lên 4,2%.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, ADB nhận định nền kinh tế đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022, lên mức 7,5% và lạm phát được điều chỉnh giảm xuống còn 3,5%.

Mặc dù thương mại tiếp tục tăng trưởng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm. Vì vậy, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay