Chủ nhật, 22/12/2024
   

VPBank vào Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán: VPB) lần thứ 6 liên tiếp vào Top 20 doanh nghiệp có điểm số Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) cao nhất trong rổ chỉ số phát triển bền vững (VNSI) của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), đồng thời nằm trong Top 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường trong năm 2024.
VPBank vào Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI
Hình ảnh giao dịch hoạt động tại VPBank

Theo đánh giá phát triển bền vững mới nhất của HSX, điểm số của các cấu phần Môi trường, Xã hội và Quản trị của VPBank đều cao hơn trung bình ngành và trung bình VN100. Trong bản đánh giá, HSX nhận định VPBank đã thực hiện tốt việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường, chính sách xã hội, quan hệ với người lao động, quyền cổ đông và luôn đảm bảo công bố và minh bạch thông tin.

Lần thứ 6 liên tiêp lọt Top 20 cổ phiếu thuộc VN100 có điểm số ESG cao nhất một lần nữa khẳng định những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm kiến tạo một hệ sinh thái phát triển bền vững và toàn diện của VPBank.

Bộ Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI – Vietnam Sustainability Index) được HSX triển khai vận hành từ năm 2017 với mục đích đánh giá hoạt động phát triển bền vững tại các công ty niêm yết, vinh danh các công ty có thực hành tốt nhất, đồng thời thúc đẩy đầu tư trách nhiệm và bền vững trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hoạt động đánh giá được HSX thực hiện hàng năm dựa trên các nguồn thông tin công bố rộng rãi và do các công ty niêm yết cung cấp qua Bảng câu hỏi khảo sát Phát triển bền vững được xây dựng dựa trên nền tảng GRI Standards của Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu, Các Nguyên tắc Quản trị công ty của G20/OECD năm 2015, Bộ Nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất 2019 và một số quy định pháp luật về chứng khoán tại Việt Nam.

Năm 2024, VPB tiếp tục là 1 trong 5 cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất trong bộ chỉ số VNSI, bên cạnh Vietcombank, VietinBank, Vingroup và Vinamilk. Giá trị vốn hóa của VPBank tại ngày 5/11/2023 đạt hơn 156 nghìn tỷ đồng (~6.4 tỷ USD). Vốn điều lệ của ngân hàng hiện đang dẫn đầu hệ thống với 79.339 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VPBank là doanh nghiệp duy nhất trên toàn thị trường thực hiện Công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD). Việc công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu được kỳ vọng sẽ mang lại một bức tranh rõ ràng, minh bạch về cách VPBank hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, qua đó khẳng định chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng.

Kết thúc quý 3, 2024, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt gần 13.9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 67% so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng mẹ, trong đó, đóng góp hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 581 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm và cao hơn trung bình ngành (8.5%).

Ngân hàng tiếp tục tối ưu danh mục huy động từ khách hàng và đa dạng hóa nguồn vốn trung dài hạn quốc tế. Trong quý 3 vừa qua, VPBank và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá lên tới 150 triệu USD, nhằm tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và truyền tải điện tại Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu quốc gia giảm phát thải ròng bằng 0 tới năm 2050.

Chi phí vốn của ngân hàng riêng lẻ tiếp tục được tối ưu ở mức 4.1% trong quý 3 và giảm hơn 2% so với cả năm 2023. Các tỷ lệ an toàn thanh khoản như tỷ lệ LDR (82.3%), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (24.6%) đều ở mức tốt so quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng hợp nhất đạt 15.7%, tiếp tục dẫn đầu toàn ngành, tạo nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay