Thứ bảy, 11/01/2025
   

Vốn vay lãi suất thấp, cứu tinh cho doanh nghiệp trong đại dịch

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, nhiều ngân hàng đi trước 1 bước, thúc đẩy chuyển đổi số, thúc đẩy chương trình thanh toán không tiền mặt trong đại dịch Covid-19, thu được nhiều tiền dịch vụ, từ đó có cơ sở để hỗ trợ DN.

Ngày 09/11/2021, báo Dân trí tổ chức tọa đàm (trực tuyến) “Vốn vay lãi suất thấp, cứu tinh cho doanh nghiệp trong đại dịch” với sự nội dung chính là ngành Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong địa dịch Covid-19. Khách mời tham gia tọa đàm có ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; ông Phạm Tiến Trình, Trưởng Ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã trao đổi, chia sẻ thẳng thắn về cơ chế tín dụng của ngành Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài trong gần 2 năm qua; đồng thời trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến việc triển khai thực hiện các Thông tư 01, 03, 14 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, thời hạn trả nơ, giảm lãi suất cho vay…

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cho biết, vừa qua, Hiệp hội ngân hàng kêu gọi ngân hàng cam kết giảm lãi phí, các ngân hàng cũng cam kết giảm lãi hơn 20.000 tỷ đồng.Trong số đó giảm nhiều nhất là Agribank với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.726 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,06 triệu tỉ đồng cho trên 3 triệu khách hàng. Từ giờ đến cuối năm khoảng 2.000 tỷ đồng nữa là đủ chỉ tiêu.Tổng cộng đến thời điểm này các TCTD giảm 12.600 tỷ đồng. Số liệu này là thực, không phải trên tivi, là số liệu thật trên bảng cân đối. Kỳ này rất quyết liệt, tích cực, Hệ thống NH hỗ trợ cả phí, lãi. Họ đã dành nguồn lực của mình.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, nhiều ngân hàng đi trước 1 bước, thúc đẩy chuyển đổi số, thúc đẩy chương trình thanh toán không tiền mặt trong đại dịch Covid-19, thu được nhiều tiền dịch vụ, từ đó có cơ sở để hỗ trợ DN. Dịch bệnh nhưng lại là đồng lực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn. Thời gian tới các TCTD vẫn phải tiếp tục xem xét cơ cấu kỳ hạn nợ, miễn giảm lãi, đồng hành với khách hàng, vượt qua đại dịch. Bên cạnh hỗ trợ DN thì nhu cầu vốn của NH rất cần.

Trả lời thắc mắc nợ dưới chuẩn thì giải quyết thế nào? Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, nếu vận dụng mà sai luật thì không dám làm. Nếu không có cơ sở pháp lý thì các tổ chức tín dụng sẽ rất thận trọng.Do ảnh hưởng của dịch, doanh nghiệp không có dòng tiền, không có doanh thu, thậm chí thua lỗ, không có tài sản đảm bảo; nếu chuẩn theo điều kiện, nguyên tắc thì muốn vay cũng không thể vay được.

Vì thế, ngay từ đầu năm 2020, hồi tháng 3 sau ít thời gian dịch bùng phát là Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, kèm theo là các chính sách, quy định xem xét tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cho chính các tổ chức tín dụng. Bước sang 2021, từ tháng 2 đến nay Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần sửa đổi Thông tư 01 cho thấy diễn biến dịch bệnh phức tạp tác động lớn tới sản xuất kinh doanh, phải kịp thời sửa đổi chính sách cho phù hợp. Cùng chính sách cho các khoản vay mới được áp dụng, việc giảm lãi, phí được triển khai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng.

Thông tin thêm về tốc độ tăng trưởng tín dụng? Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, trước khi xảy ra đợt bùng phát lần 4, tốc độ tăng tín dụng diễn ra rất tốt. Nhưng sau lần thứ 4, đặc biệt tháng 7 vừa qua dư nợ lại không tăng. Công ty tài chính tín dụng cho vay tiêu dùng cũng không tăng được. Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng trong đợt dịch thứ 4 này gần như không tăng được.

Đúng như các vị khách mời đánh giá, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, mô hình 3 tại chỗ cũng không thể duy trì được dẫn tới phải dừng hoạt động, lao động mất việc làm. Mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhóm yếu thế nhưng về cơ bản, các cơ chế chính sách đó mới chỉ giải quyết phần nào các khó khăn. Thời gian tới, dịch bệnh được đẩy lùi nhưng chúng ta đang phải sống chung với Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh như vậy thì tăng trưởng tín dụng là vấn đề quan trọng.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng nhận định, cần phải có giải pháp chính sách tài khóa quyết liệt, hỗ trợ cho chính doanh nghiệp để vực dậy những doanh nghiệp có khả năng phục hồi được, ổn định sản xuất. Những doanh nghiệp mà có thể phục hồi được thì có thể được bảo lãnh. Nếu không có chính sách phù hợp trong bối cảnh đặc thù hiện nay thì cả doanh nghiệp, ngân hàng đều khó. 

  • BVBank triển khai QR tại Lào – Gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng

    BVBank triển khai QR tại Lào – Gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng

    Ngân hàng Bản Việt (BVBank) hợp tác Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) triển khai tiện ích thanh toán bằng mã QR tại Lào hoàn toàn miễn phí. Đây là một tính năng vô cùng thuận tiện dành cho người dùng đi du lịch hoặc công tác tại Lào khi có thêm hình thức thanh toán mới không dùng tiền mặt bên cạnh thanh toán bằng thẻ tín dụng thông thường.

  • NCB Đồng Nai chuyển địa điểm giao dịch mới từ 13/01/2025

    NCB Đồng Nai chuyển địa điểm giao dịch mới từ 13/01/2025

    Từ 13/01/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Đồng Nai (NCB Đồng Nai) chính thức chuyển đến địa điểm mới tại một phần tầng 1, tòa nhà Tin Nghia Plazz 224 khu phố 1, Hà Huy Giáp, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

  • Ứng dụng AI trong ngân hàng: Tối ưu hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng

    Ứng dụng AI trong ngân hàng: Tối ưu hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng

    Ngày 10/01/2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với NVIDIA và GreenNode tổ chức hội thảo: “Thúc đẩy cuộc Cách mạng AI trong Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp từ NVIDIA và GreenNode” nhằm giúp các hội viên tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.

  • SeABank chuyển nhượng 100% vốn góp tại PTF cho AEON Financial

    SeABank chuyển nhượng 100% vốn góp tại PTF cho AEON Financial

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa cho biết, đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) theo Quyết định số 2871/QĐ-NHNN ngày 30/12/2024.

  • ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm Tổng Giám đốc

    ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm Tổng Giám đốc

    Ngày 09/01/2024, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã công bố Nghị quyết số 123/TCQĐ-HĐQT.25 về việc bổ nhiệm lại ông Từ Tiến Phát làm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 3 năm (2025 - 2028), có hiệu lực từ ngày 14/1/2024.

  • Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

    Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

    Từ 1/1/2025 đến hết ngày 31/12/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức dành hơn 210.000 tỷ đồng triển khai 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

  • VietinBank triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

    VietinBank triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

    Ngày 6/1/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

  • Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

    Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phát huy vai trò, trách nhiệm của “Ngân hàng vì cộng đồng”, Agribank đã dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.

  • Vietcombank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025

    Vietcombank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025

    Ngày 8/1/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có văn bản số 172/VCB-CLTKHĐQT công bố Nghị quyết số 31/NQ-VCB-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025.

  • Ngân hàng hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh xác thực sinh trắc học

    Ngân hàng hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh xác thực sinh trắc học

    Sau gần một tuần kể từ ngày 1/1/2025, theo quy định Thông tư 17/TT-NHNN/2024 và Thông tư 18/TT-NHNN/2024, chủ tài khoản/thẻ chưa xác thực sinh trắc học và cập nhật thông tin sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền... Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số khách hàng chưa thực hiện xác thực sinh trắc học vì nhiều lý do.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay