Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Việt Á (VietABank) vừa công bố cho biết, lũy kế 9 tháng đầu năm, thu được gần 810 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 55%. So với kế hoạch 1,158 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho năm 2022, VietABank đã thực hiện được 70% chỉ tiêu sau 9 tháng.
Tính riêng trong quý 3, ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư sụt giảm, các nguồn thu ngoài lãi khác lại tăng trưởng mạnh. Lãi từ dịch vụ gấp 5.9 lần (gần 26 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 3.4 lần (gần 3.7 tỷ đồng), lãi từ hoạt động khác tăng 95% (gần 37 tỷ đồng). Cộng thêm việc chi phí hoạt động trong quý tăng 20% (187 tỷ đồng), nên lợi nhuận thuần từ hoạt động động kinh doanh giảm 21% so cùng kỳ, chỉ còn thu được hơn 209 tỷ đồng. Tuy nhiên, quý này Ngân hàng chỉ trích gần 19 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (-87%), do đó VietABank thu về gần 191 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 51% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, nguồn thu chính vẫn tăng trưởng âm, tuy nhiên do Ngân hàng giảm trích lập dự phòng đến 85% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 33 tỷ đồng. Do đó, VietABank thu được gần 810 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 55%. So với kế hoạch 1,158 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho năm 2022, VietABank đã thực hiện được 70% chỉ tiêu sau 9 tháng.
Tính đến cuối quý 3, quy mô tổng tài sản của VietABank thu hẹp 10% so với đầu năm, chỉ còn 90,998 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 19% (còn 1,901 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm 64% (còn 8,092 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 13% (61,493 tỷ đồng)…
Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng giảm 2% (còn 66,025 tỷ đồng). Đáng chú ý, thời điểm cuối quý 3 phát sinh các khoản nợ Chính phủ và NHNN gần 865 tỷ đồng do vay chiết khấu các giấy tờ có giá của NHNN. Phát hành giấy tờ có giá giảm 50% còn 950 tỷ đồng, do đầu năm ghi nhận 882 tỷ đồng giấy tờ có giá kỳ hạn trên 5 năm, trong khi cuối quý 3 không còn.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của VietABank âm 15,119 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ âm 4,470 tỷ đồng. Nguyên nhân do kỳ này giảm thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự, tăng cho vay khách hàng, giảm tiền gửi khách hàng, tăng các khoản nợ Chính phủ…
Trong khi đó, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư chuyển từ âm 26 tỷ đồng cùng kỳ chỉ còn âm gần 8 tỷ đồng kỳ này. Kết quả, dòng tiền thuần từ âm 4,496 tỷ đồng cùng kỳ năm trước sang âm 15,127 tỷ đồng kỳ này.
Tính đến 30/09/2022, tổng nợ xấu của VietABank giảm 7% so với đầu năm, ghi nhận gần 957 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn dù giảm nhẹ 2%, nhưng chiếm đến 891 tỷ đồng, tương đương 93% tổng nợ xấu. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1.89% đầu năm xuống còn 1.56%.