Chủ nhật, 24/11/2024
   

VAMC phấn đấu trở thành trung tâm hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD

Ngày 26/01/2022, tại Hà Nội, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Kim Anh đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Ngày 26/01/2022, tại Hà Nội, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Kim Anh đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Đoàn Văn Thắng - Tổng giám đốc VAMC cho biết, được sự chỉ đạo sát sao của Ban Lãnh đạo NHNN, sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các cơ quan, đơn vị có liên quan, các kế hoạch kinh doanh năm 2021 của VAMC đều tăng trưởng cao so với năm 2020, cụ thể: Mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt tăng 43,35% so với năm 2020; mua nợ theo giá trị thị trường tăng 41,32% so với năm 2020; VAMC đã hoàn thành xuất sắc 100% chỉ tiêu mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt; Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả được NHNN giao đều hoàn thành vượt kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2020…

Trong năm 2021, các nguồn lực của VAMC tiếp tục được Chính phủ, NHNN quan tâm, hỗ trợ, củng cố vững chắc giúp năng lực hoạt động của VAMC ngày càng được nâng cao. Công tác kiện toàn bộ máy tổ chức, hoàn thiện mô hình hoạt động được tiếp tục chú trọng thực hiện theo đúng Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2020 và hướng tới năm 2022.

Đặc biệt, tiếp tục triển khai có hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội, Chính phủ và NHNN, VAMC đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu và tăng cường vai trò của VAMC trong xử lý nợ của hệ thống TCTD. Trong đó, Nghị quyết 42 với nhiều giải pháp mang tính đột phá đã tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm tại VAMC. Nhờ tác động tích cực của Nghị quyết 42 và Luật đấu giá tài sản năm 2016, hoạt động đấu giá khoản nợ/tài sản bảo đảm do VAMC trực tiếp thực hiện được đẩy mạnh theo hướng tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Cùng với đó, phát huy kết quả đạt được, VAMC tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm góp phần phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam; tích cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của VAMC; xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật; Hoạt động hợp tác quốc tế, đào tạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng lao động tại VAMC đạt nhiều kết quả tích cực; Công tác công bố thông tin và truyền thông các hoạt động của VAMC luôn kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ, nhân viên VAMC và đánh giá cao những thành tích mà VAMC đã đạt được trong năm 2021 vừa qua. Phó Thống đốc nhấn mạnh, trong bối cảnh hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 nhưng VAMC đã nỗ lực thích ứng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó, nổi bật là sàn giao dịch nợ của VAMC đã chính thức đi vào hoạt động đã tạo cơ sở để hình thành một thị trường mua bán nợ chính thức, thúc đẩy minh mạch hóa thông tin các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm, nhờ đó thanh khoản trên thị trường sẽ được tăng cường và giúp VAMC hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu của TCTD, góp phần thúc đẩy phát triển của thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam; Bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động của VAMC được kiện toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp VAMC hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đề nghị VAMC trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phát triển VAMC thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD; Thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua, bán nợ; Đảm bảo sự phát triển an toàn bền vững của các TCTD; Có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu; Định giá, đấu giá tài sản. Trong đó mục tiêu đến năm 2025 là vận hành Sàn giao dịch nợ; Xây dựng trung tâm dữ liệu về khoản nợ/tài sản tại VAMC, tập trung hoàn thành chỉ tiêu mua nợ theo GTTT được NHNN phê duyệt; Tăng cường xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường, tiếp tục xử lý số nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của các TCTD yếu kém.

Thứ hai, có giải pháp triển khai nội dung hoạt động quy định tại Nghị định 53 như: Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ; Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD.

Thứ ba, tích cực tham gia hoạt động mua, bán nợ trên Sàn giao dịch nợ.

Thứ tư, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy chế nội bộ của VAMC đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật; Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hoàn thiện bộ máy hoạt động; Tập trung sắp xếp cán bộ, người lao động theo hướng tăng cường cho hoạt động xử lý nợ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đặc biệt, trong năm 2022, Ban lãnh đạo VAMC cần chỉ đạo quyết liệt và toàn thể cán bộ nhân viên VAMC phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, quy định của pháp luật và phương án được duyệt; triển khai ngay các giải pháp phù hợp để xử lý, thu hồi nợ gắn với áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua, bán nợ theo cơ chế thị trường.

Tăng cường phối hợp với các TCTD: Rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định, triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC; Tìm kiếm, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ và sớm báo cáo Lãnh đạo NHNN tình hình hoạt động và những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất…

Phó Thống đốc tin tưởng rằng với kết quả đạt được trong thời gian qua và nỗ lực, quyết tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, VAMC sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm 2022 và những nhiệm vụ trong thời gian tới, khẳng định vị thế của VAMC trong công tác xử lý nợ xấu, là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong xử lý nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống, góp phần khơi thông và thúc đẩy mở rộng tín dụng cho nền kinh tế an toàn, hiệu quả.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo NHNN, ông Nguyễn Tiến Đông - Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, trong năm 2022 đơn vị sẽ tập trung thực hiện thành công mục tiêu hoạt động theo Đề án Cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022 và Chiến lược phát triển của Công ty Quản lý tài sản đến 2025, định hướng đến năm 2030. VAMC cũng đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác mua nợ xấu theo giá trị thị trường theo phương án được NHNN phê duyệt; Tiếp tục mua nợ xấu thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt; triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện Nghị quyết 42; Thực hiện tốt vai trò trung tâm của thị trường mua bán nợ xấu, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, thay mặt Ban Cán sự, Ban Lãnh đạo NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đã trao tặng các danh hiệu thi đua của NHNN cho các tập thể, cá nhân VAMC.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay