Thứ năm, 15/08/2024
   

Thủ tướng: Phấn đấu đạt mức cao nhất mục tiêu năm 2022, tạo đà thực hiện kế hoạch năm 2023

Chiều ngày 5/11, cuối Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm.

Chiều ngày 5/11, cuối Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm.

Kinh tế 10 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực

Đầu Kỳ họp này, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về tình hình 9 tháng đầu năm 2022. Đến nay, tình hình thế giới đã có nhiều điểm mới; các yếu tố rủi ro gia tăng cả về mức độ, quy mô, tính chất, phạm vi, nhất là về kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ. Hoa Kỳ tăng lãi suất để chống lạm phát, đồng USD tăng giá dẫn đến nhiều đồng tiền chủ chốt khác mất giá; suy giảm tăng trưởng và nguy cơ suy thoái rõ nét hơn…

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội nước ta 10 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 616 tỷ USD, tăng 14,1%, xuất siêu 9,4 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản đạt 45 tỷ USD và xuất khẩu gạo trên 6 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,2%. Trên 178 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 58,3% so với cùng kỳ.

“Thời gian tới, Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đề ra; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; phấn đấu đạt mức cao nhất mục tiêu năm 2022 và tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2023”, Thủ tướng cho biết.

Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Trước bối cảnh khó khăn, thách thức nêu trên, công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh biên độ tỷ giá và nâng lãi suất điều hành ở mức độ hợp lý để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thời gian tới, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động, ngược lại phải luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả.

Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, thận trọng, chủ động, linh hoạt; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; không chuyển trạng thái đột ngột (điều hành giật cục).

Tập trung nghiên cứu, điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất; giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sát thực tiễn tình hình. Bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tiền tệ. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và các chủ thể liên quan theo đúng quy định pháp luật trong bất cứ hoàn cảnh nào; góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

“Chúng ta không thể không quyết liệt xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực; làm như vậy không những để phát triển lành mạnh, bền vững các loại thị trường, minh bạch nền hành chính, nền kinh tế; mà còn để bảo vệ các nhà đầu tư, các định chế tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp chân chính hoạt động an toàn, bền vững, đúng pháp luật”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tăng cường công khai, minh bạch và tính tuân thủ

Về các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, Thủ tướng cho biết thời gian qua Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy các thị trường này phát triển. Đến nay, thị trường vốn đã cơ bản phát triển đầy đủ với các cấu phần thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh. Quy mô các thị trường này và thị trường bất động sản tăng mạnh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây các thị trường này tăng trưởng nóng, tiềm ẩn rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp tăng cao trong khi tiếp cận vốn tín dụng được kiểm soát chặt chẽ; đa số các nhà đầu tư là nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm; một số ít doanh nghiệp vi phạm quy định trong phát hành trái phiếu. Thị trường bất động sản có cơ cấu chưa hợp lý, mặt bằng giá tăng cao và thanh khoản gặp khó khăn...

Cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm, Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém; đồng thời có giải pháp phù hợp, hiệu quả bảo đảm các thị trường này hoạt động minh bạch, lành mạnh, bền vững theo quy định của pháp luật.

Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, trước hết là đề xuất Quốc hội sửa đổi pháp luật về chứng khoán, doanh nghiệp và sửa một số nghị định, thông tư liên quan. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tính tuân thủ của các doanh nghiệp, đối tác tham gia thị trường.

Rà soát, có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đầu tư, cung cấp dịch vụ. Kiểm soát tốt hơn hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và người yếu thế với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Khắc phục bằng được hạn chế, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu

Trước tình hình giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, Chính phủ đã chủ động kịp thời giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo thẩm quyền và đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 2 lần đối với xăng dầu để giảm giá, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Chủ động chỉ đạo quyết liệt sản xuất của 2 nhà máy lọc hóa dầu trong nước đang vận hành ở công suất tối đa (đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu).

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do giá và nguồn cung xăng dầu tiếp tục biến động nhanh, chu kỳ ngắn, khó dự báo, chi phí đầu vào tăng; trong khi đó các cơ quan chức năng chậm điều chỉnh định mức chi phí, sử dụng Quỹ Bình ổn giá chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, gây thiếu nguồn cung tại một số địa phương, nhất là các thành phố lớn. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời ứng phó hiệu quả với diễn biến nhanh, phức tạp của thị trường quốc tế, trong nước.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phản ứng chính sách kịp thời, phối hợp hiệu quả để khắc phục bằng được hạn chế, yếu kém nêu trên, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống.

Khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường phòng chống buôn lậu, đầu cơ xăng dầu và công tác giám sát, kiểm tra, xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, thực hiện nâng tổng mức dự trữ quốc gia và tăng cường năng lực sản xuất trong nước.

Phấn đầu giải ngân trên 95% kế hoạch giải ngân đầu tư công

Xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, các địa phương, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy thực hiện. Đến nay đã cơ bản hoàn thành ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện các Chương trình.

Ước giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/10/2022 đạt 297,8/580 nghìn tỷ đồng, đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2021 (55,8%) nhưng cao hơn về giá trị tuyệt đối là 40,4 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 15,7% so với số giải ngân cùng kỳ năm 2021).

Triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi đạt một số kết quả bước đầu, nhất là các chính sách giãn thuế, tiền thuê đất, miễn thuế, phí, lệ phí và hỗ trợ tiền thuê nhà.

“Tuy nhiên, tình hình giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các Chương trình này chưa đạt yêu cầu và mong muốn của cử tri”, Thủ tướng nói và cho biết, số vốn kế hoạch của năm 2022 còn lại phải giải ngân là khá lớn, khoảng 282 nghìn tỷ đồng, trong đó các bộ, cơ quan trung ương chiếm 30,5%; các địa phương chiếm 69,5%. Vẫn còn 8,3% tổng số vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa phân bổ; việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% còn rất chậm, gặp nhiều khó khăn. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa hoàn thành ở một số địa phương.

Theo Thủ tướng, những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, nhất là công tác lập kế hoạch vốn, chuẩn bị đầu tư ở một số cơ quan, địa phương chưa sát với thực tế; cơ chế giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, chưa được giải quyết; quy trình, thủ tục còn mất nhiều thời gian; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có nơi, có lúc thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy tốt vai trò người đứng đầu, có tâm lý sợ trách nhiệm; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa quyết liệt, việc xử lý sai phạm chưa kịp thời, nghiêm minh...

“Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt khắc phục những yếu kém đã chỉ ra và rà soát, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; thực hiện các cơ chế đặc thù; kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan, địa phương; rà soát, điều chuyển vốn; không để dàn trải, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo SBV

  • VPBank tuyển dụng quý III/2024

    VPBank tuyển dụng quý III/2024

    VPBank tuyển dụng nhiều vị trí "hot" cho quý III/2024.

  • SHB tìm đối tác cung cấp thiết bị lưu trữ sao lưu cơ sở dữ liệu

    SHB tìm đối tác cung cấp thiết bị lưu trữ sao lưu cơ sở dữ liệu

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mời các nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm tham gia chào giá cạnh tranh gói cung cấp thiết bị lưu trữ phục vụ sao lưu cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

  • VietinBank: Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh

    VietinBank: Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh

    Ngày 08/08/2024 vừa qua, tại “Lễ Công bố và Vinh danh Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2024”, VietinBank đã vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024” (Vietnam Outstanding Banking Awards 2024), hạng mục “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tổ chức dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

  • Sacombank 7 năm liên tiếp được vinh danh ngân hàng Việt Nam tiêu biểu

    Sacombank 7 năm liên tiếp được vinh danh ngân hàng Việt Nam tiêu biểu

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa được vinh danh ở 3 hạng mục ngân hàng Việt Nam tiêu biểu trong khuôn khổ giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024” (Vietnam Outstanding Banking Awards 2024) do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp cùng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và các Sở ngành tổ chức bình chọn.

  • KienlongBank khuyến cáo khách hàng cảnh giác với phần mềm chứa mã độc

    KienlongBank khuyến cáo khách hàng cảnh giác với phần mềm chứa mã độc

    Nhằm giúp khách hàng nhận diện các thủ đoạn lừa đảo và chủ động phòng tránh, KienlongBank khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác đối với các phần mềm chứa mã độc nguy hiểm, lây nhiễm qua các thiết bị di động.

  • Agribank ra mắt giao diện mới thẻ Success

    Agribank ra mắt giao diện mới thẻ Success

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa chính thức ra mắt giao diện mới của thẻ chip ghi nợ nội địa - Success, nhằm tạo hiệu ứng mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và xu hướng mới trong thiết kế thẻ.

  • Ngân hàng nộp ngân sách thế nào?

    Ngân hàng nộp ngân sách thế nào?

    Theo báo cáo tài chính của Agribank - ngân hàng 100% vốn Nhà nước và 27 ngân hàng thương mại cổ phần (bao gồm cả các ngân hàng có phần vốn góp của Nhà nước như Vietcombank, BIDV, VietinBank), trong 6 tháng đầu năm 2024, số thuế thu nhập doanh nghiệp của các ngân hàng này là 30.800 tỷ đồng, tăng 8,82% so với cùng kỳ năm trước.

  • VCB Digibank ra mắt giao diện chủ đề YouPro

    VCB Digibank ra mắt giao diện chủ đề YouPro

    YouPro là một giao diện mới của VCB Digibank, dành riêng cho thế hệ trẻ với nhiều hoài bão và đam mê. Giao diện này thể hiện tinh thần năng động và bứt phá của giới trẻ hiện đại, đi kèm với một nhạc nền bắt tai và ca từ ý nghĩa.

  • Eximbank tìm đối tác cải tạo di dời trụ sở Eximbank Thốt Nốt

    Eximbank tìm đối tác cải tạo di dời trụ sở Eximbank Thốt Nốt

    Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tìm kiếm nhà thầu có đủ năng lực chào hàng cạnh tranh gói cải tạo di dời trụ sở Eximbank Thốt Nốt.

  • SHB tuyển dụng quý III/2024

    SHB tuyển dụng quý III/2024

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) tuyển dụng các vị trí mới cho quý III/2024.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay