Chủ nhật, 18/08/2024
   

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Chiều 20/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án Luật.

Chiều 20/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án Luật.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT), đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động PCRT hiện nay.

Dự thảo Luật được bố cục gồm 4 Chương, 65 Điều. Về cơ bản, dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật PCRT năm 2012. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong PCRT; hợp tác quốc tế trong PCRT.

Dự thảo Luật cũng quy định việc PCRT, phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Dự thảo Luật kế thừa quy định về đối tượng báo cáo PCRT tại Luật PCRT năm 2012, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính. Bên cạnh đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo, trong đó có tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo; bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Về thông tin nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin nhận biết khách hàng để phù hợp với pháp luật hiện hành, khuyến nghị của FATF, đánh giá của APG; sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin chủ sở hữu hưởng lợi, theo đó đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật kế thừa quy định về việc đối tượng báo cáo có thể thuê tổ chức khác xác minh thông tin khách hàng. Đồng thời, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, dự thảo Luật bổ sung quy định đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức thuê xác minh phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật và đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh thông tin nhận biết khách hàng của tổ chức thuê. Việc thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng thực hiện theo thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật có liên quan.

Về áp dụng các biện pháp tạm thời: dự thảo quy định rõ các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch và giao Chính phủ hướng dẫn các yếu tố như "cơ sở hợp lý để nghi ngờ" trên cơ sở thực tiễn công tác PCRT; luật hóa quy định về việc miễn trách nhiệm của đối tượng báo cáo tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), bổ sung quy định về thời điểm thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch.

Về hợp tác quốc tế về PCRT, quy định này kế thừa từ quy định tại Luật PCRT năm 2012 và luật hóa các quy định tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung). Bên cạnh đó, để đáp ứng thực tiễn công tác trao đổi, cung cấp thông tin về PCRT, dự thảo Luật cũng bổ sung nguyên tắc: trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về PCRT, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về PCRT được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, tiếp thu ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhằm không tạo khoảng trống pháp lý sau khi Luật có hiệu lực thi hành nhưng chưa kịp hoàn thành việc phân công chức năng đơn vị đầu mối về PCRT thuộc Ngân hàng Nhà nước, dự thảo Luật bổ sung quy định chuyển tiếp như sau: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có quyết định khác, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ PCRT theo quy định của Luật này và các Luật khác có liên quan.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật PCRT năm 2012 với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Hồ sơ dự án Luật đã được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quy định, các nội dung của dự thảo Luật phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan.

Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung tại dự thảo Luật về các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng với các luật có liên quan, như Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, đề nghị cần xem xét kỹ quy định tại khoản 1 Điều 26 về yếu tố để thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với "Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc người bị kết án…".

Việc bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ tại khoản 3 phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi Chính phủ ban hành quy định để bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tương đồng với quy định tại khoản 3 Điều 4 của dự thảo Luật.

Ủy ban Kinh tế thống nhất việc quy định các dấu hiệu đáng ngờ bao gồm dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ theo các lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên cần nghiên cứu bao quát cả các lĩnh vực khác thuộc đối tượng báo cáo nhưng chưa được quy định các dấu hiệu đáng ngờ cụ thể như luật sư, công chứng, kinh doanh kim loại quý, đá quý…. Đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát, điều chỉnh bảo đảm hợp lý và khả thi khi khối lượng báo cáo tương đối lớn trong khi một số quy định còn mang tính định tính, chưa rõ ràng…

Liên quan đến nội dung về đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đây là quy định mới và cần thiết trong bối cảnh các hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, đồng thời phù hợp với khuyến nghị của FATF.

Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng quy định về báo cáo kết quả đánh giá rủi ro hoặc cập nhật kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền và khoản 1 Điều 16 về xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo bảo đảm tính khả thi và tránh tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho các đối tượng khi triển khai. Đồng thời cần báo cáo rõ về chế tài xử lý trong trường hợp không báo cáo hoặc không cập nhật kịp thời theo quy định tại dự thảo Luật, để tăng tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi của các quy định này.

  • Agribank chốt ngày trả lãi trái phiếu có mã VBA12209

    Agribank chốt ngày trả lãi trái phiếu có mã VBA12209

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả lãi trái phiếu, có mã chứng khoán VBA12209, phát hành ra công chúng của tổ chức phát hành.

  • Có nên trả góp bằng thẻ tín dụng?

    Có nên trả góp bằng thẻ tín dụng?

    Trả góp bằng thẻ tín dụng đặc biệt hữu ích trong nhiều trường hợp chủ thẻ chi tiêu, mua sắm vật dụng giá trị lớn nhưng cần sử dụng một cách có chọn lọc.

  • Bac A Bank tung ngàn ưu đãi dịch vụ ngân hàng điện tử

    Bac A Bank tung ngàn ưu đãi dịch vụ ngân hàng điện tử

    Từ 15/8/2024 đến hết ngày 31/10/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) triển khai chương trình khuyến mại “30 năm gắn kết: Tài khoản như ý - Nhận quà mê ly”, được chia thành 3 giai đoạn xét thưởng tương ứng, với cơ hội nhận thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng khi đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking & Mobile Banking).

  • VDB và EVN hợp tác tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

    VDB và EVN hợp tác tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

    Sáng 12/8/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác, tài trợ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước giai đoạn 2024 - 2030.

  • Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế chính sách và giải quyết những vướng mắc thực tiễn trong công tác thi hành án tín dụng ngân hàng"

    Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế chính sách và giải quyết những vướng mắc thực tiễn trong công tác thi hành án tín dụng ngân hàng"

    Ngày 23/8/2024, tại Hạ Long, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tổng Cục thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư Pháp tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế chính sách và giải quyết những vướng mắc thực tiễn trong công tác thi hành án tín dụng ngân hàng" để góp phần nâng cao tỷ lệ thi hành án tín dụng ngân hàng, giải quyết dứt điểm án tồn đọng lâu năm.

  • Vietcombank Chương Dương chuyển chi nhánh quản lý PGD Gia Lâm

    Vietcombank Chương Dương chuyển chi nhánh quản lý PGD Gia Lâm

    Từ 15/08/2024, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương (Vietcombank Chương Dương) sẽ chính thức chuyển chi nhánh quản lý phòng giao dịch (PGD) Gia Lâm.

  • Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Shinhan

    Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Shinhan

    Ngày 14/8, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng đã có buổi tiếp xã giao ông Jin Ok-Dong, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Shinhan (SFG).

  • SeABank nhận thêm khoản vay chuyển đổi 30 triệu USD từ Norfund

    SeABank nhận thêm khoản vay chuyển đổi 30 triệu USD từ Norfund

    Ngày 13/8/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) và The Norwegian Investment Fund for developing countries (Norfund) - quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Chính phủ Na Uy chính thức ký kết hợp đồng vay chuyển đổi trị giá 30 triệu USD.

  • BIDV trở thành “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

    BIDV trở thành “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được vinh danh giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024" và chiến thắng hạng mục "Doanh nghiệp quan tâm chăm sóc nhân viên tuyệt vời nhất năm 2024”. Giải thưởng do HR Asia Magazine - Tạp chí uy tín về nhân sự tại châu Á - trao tặng ngày 08/08/2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

  • Cùng Mcredit tiếp sức mùa tựu trường

    Cùng Mcredit tiếp sức mùa tựu trường

    Tiếp tục đồng hành cùng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) công bố chương trình ‘Trả góp có ‘eM’ - Tiếp sức mùa tựu trường’ triển khai từ ngày 15/08 - 15/10/2024. Theo đó, mỗi khách hàng khi mua trả góp điện tử, điện máy và các loại xe hai bánh tại các cửa hàng đối tác liên kết của Mcredit sẽ có cơ hội các khoản tiết kiệm hỗ trợ kế hoạch học vấn với tổng giá trị 200 triệu đồng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay