Thứ năm, 16/01/2025
   

OECD lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam

“Báo cáo kinh tế của OECD: Việt Nam 2023” nhận định kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh và vững chắc nhờ những phản ứng chính sách nhanh nhạy. Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, OECD dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam với mức GDP thực tế năm 2023 dự kiến đạt 6,5% và

“Báo cáo kinh tế của OECD: Việt Nam 2023” nhận định kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh và vững chắc nhờ những phản ứng chính sách nhanh nhạy. Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, OECD dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam với mức GDP thực tế năm 2023 dự kiến đạt 6,5% và duy trì ở mức 6,6% vào năm 2024.

Hinh anh kinh te Viet Nam tang truong

Lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trong khi đó, lạm phát được dự báo ở mức 4,3% vào năm 2023 trước khi giảm nhẹ xuống còn 3,7% vào năm 2023.

Phục hồi vững chắc nhờ phản ứng chính sách nhanh nhạy

Báo cáo OECD đánh giá, Việt Nam đã nhanh chóng hồi phục sau những đợt suy thoái do đại dịch gây ra, nhờ phản ứng chính sách nhanh nhạy. Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm dịch nhanh và được điều chỉnh phù hợp giúp Việt Nam không phải trải qua các đợt bùng phát quy mô lớn cho tới tận giữa năm 2021. Từ sau đó, chiến dịch tiêm chủng diễn ra nhanh chóng. Tăng trưởng kinh tế cao hơn so với hầu hết các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á trong đại dịch, tạo cơ sở vững chắc cho tiến bộ kinh tế hơn nữa.

Tuy nhiên, các điều kiện bên ngoài đang đe dọa quá trình phục hồi. Việc tham gia tích cực vào thương mại toàn cầu là một yếu tố góp phần vào sự thịnh vượng của Việt Nam, nhưng điều đó có nghĩa Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đột ngột của điều kiện bên ngoài. Những bất ổn địa chính trị đang gây sức ép lên triển vọng kinh tế ngắn hạn của Việt Nam.

Tăng trưởng được dự báo là vững chắc, nhưng có những rủi ro suy giảm đáng kể. Nhu cầu nội địa được dự báo phục hồi hơn nữa khi các hạn chế kiểm dịch được dỡ bỏ. GDP thực tế được dự báo tăng 6,5% trong năm 2023 và duy trì tốc độ 6,6% trong năm 2024. Sự gián đoạn các chuỗi cung ứng có thể tiếp tục ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu. Rủi ro suy giảm gồm cả lạm phát cao ngoài dự kiến và việc nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với áp lực lạm phát hoặc áp lực giảm tỷ giá hối đoái. Ở chiều tích cực, các nhà đầu tư nước ngoài có thể ngày càng đánh giá cao môi trường đầu tư ổn định của Việt Nam trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.

Tình hình kinh tế gần đây ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ toàn cầu đang giảm sút và bằng chứng khảo sát cho thấy lòng tin sụt giam đáng kể của doanh nghiệp và người tiêu dùng tại hầu hết các quốc gia OECD. Lạm phát đang tăng nhanh, phản ánh sự kết hợp của nhiều yếu tố. Chúng bao gồm tác động của cuộc xung đột tới giá năng lượng và lương thực, những hạn chế nguồn cung đang tiếp diễn và sự phục hồi nhu cầu toàn cầu vững chắc sau đại dịch. Giá cả cao hơn đang làm suy yếu sức mua của các hộ gia đình và thúc đẩy các NHTW trên khắp thế giới tăng lãi suất, gây áp lực lên hoạt động đầu tư. OECD dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay sẽ giảm mạnh xuống còn 3,1%, thấp hơn khoảng 1,5 điểm % so với mức dự báo hồi tháng 12/2021, và sẽ vẫn yếu ở mức 2,2% trong năm 2023.

Đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì

Trong bối cảnh đó, tăng trưởng của Việt Nam đã rất tích cực từ đầu năm 2020. Nhìn chung, nhu cầu nội địa là đặc biệt vững vàng. Đầu tư nước ngoài bắt đầu gia tăng trong nửa đầu năm 2022. Hoạt động kinh doanh cũng vững vàng, với sản xuất công nghiệp đã phục hồi đều đặn kể từ cuối năm 2021.

Tuy nhiên môi trường bên ngoài trở nên bất định hơn kể từ đầu năm 2022. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng những diễn biến chưa có tiền lệ nổi bật là đại dịch COVID toàn cầu và xung đột Nga - Ukraine đã mạng lại thêm thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Sự suy thoái của các nền kinh tế châu Âu cũng có tác động đáng kể đến kinh tế Việt Nam.

Bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về sự gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ duy trì được đà tăng trưởng từ năm 2022 trở đi. Dự báo tăng trưởng GDP thực tế sẽ ở mức 6,5% vào năm 2023 và duy trì tốc độ 6,6% vào năm 2024. Nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục gia tăng do các hạn chế kiểm dịch đang được dỡ bỏ. Đầu tư của doanh nghiệp sẽ vững chắc khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài quay trở lại. Đầu tư của chính phủ, gồm cả gói kích thích kinh tế mới nhất, cũng được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, giá năng lượng và lương thực cao đang đè nặng lên triển vọng kinh tế. Đặc biệt, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo được dự báo sẽ tiếp tục giảm, sức mua của các hộ gia đình đang bị ảnh hưởng và tăng trưởng tiêu dùng tư nhân sẽ giảm bớt sau khi phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của quý III/2021.

Xung đột kéo dài ở Ukraine đang tác động tới thương mại toàn cầu và các chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn. Tuy nhiên, tác động trực tiếp của cuộc xung đột đối với Việt Nam là hạn chế và nhu cầu bên ngoài dự kiến sẽ ổn định. Chính sách COVID thay đổi của Trung Quốc đang gây thêm bất ổn cho thương mại khu vực, nhưng điều này cũng sẽ giúp tăng sức hấp dẫn tương đối của Việt Nam như một điểm đến đầu tư.

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện những cải cách cơ cấu, đặc biệt là cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh là rất quan trọng để đạt được sự phục hồi mạnh mẽ và thúc đẩy tăng trưởng trong trung hạn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi những nỗ lực đáng kể và liên tục.

Rủi ro theo hướng tiêu cực sẽ là xu hướng chủ đạo. Đại dịch toàn cầu chưa kết thúc và sự xuất hiện các biến thể virus mới dễ lây lan hơn có thể sẽ đòi hỏi tái áp đặt các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ, làm gia tăng sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Nếu nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái do lạm phát gia tăng và việc thắt chặt chính sách tiền tệ liên quan, cũng như xung đột kéo dài ở Ukraine điều này có thể tác động nghiêm trọng tới một Việt Nam vốn phụ thuộc cao vào thương mại. Nếu tăng trưởng của Trung Quốc giảm tốc, nhu cầu bên ngoài có thể trở nên dễ biến động hơn và chứng kiến những giai đoạn suy yếu dai dẳng. Lạm phát duy trì ở mức cao hơn so với dự báo hiện thời có thể làm suy yếu sức mua của các hộ gia đình và ngăn cản sự phục hồi, làm gia tăng tỷ lệ nghèo khổ.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng hơn ở các nền kinh tế phát triển sẽ gây áp lực giảm tỷ giá hối đoái và đòi hỏi thắt chặt đột ngột chính sách tiền tệ trong nước, làm tổn hại tới công cuộc phục hồi đang trong giai đoạn khởi đầu. Việc này cũng sẽ đòi hỏi thắt chặt tài khóa, làm suy yếu hơn nữa nhu cầu trong nước. Ở chiều ngược lại theo hướng tích cực, mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự kiến của nền kinh tế Hoa Kỳ, có thể thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa.

Trong bối cảnh môi trường bên ngoài ngày càng bất định, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể ngày càng đánh giá cao môi trường đầu tư ổn định của Việt Nam. Các yếu tố rủi ro này, cả theo hướng tiêu cực và tích cực, làm gia tăng sự bất định đối với các dự báo kinh tế trong ngắn hạn.

Kiềm chế lạm phát đi liền với hỗ trợ phục hồi là ưu tiên chính sách

Theo OECD, lạm phát đã tăng lên do giá cả năng lượng và hàng hóa tăng. Việc bình thường hóa chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển đã nới rộng khoảng cách về lãi suất, là nóng thêm tình hình lạm phát ở Việt Nam bằng việc gia tăng áp lực giảm tỷ giá hối đoái. Điều này đang làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình, cản trợ sự phục hồi mới manh nha của tiêu dùng tư nhân và làm tăng nguy cơ nghèo khổ của các hộ gia đình dễ bị tổn thương.

OECD cũng cho rằng, trong tương lai, chính sách tiền tệ cần phải thận trọng trước những rủi ro gia tăng lạm phát, đồng thời tìm cách bình thường hóa dần định hướng chính sách. Với giả định kinh tế tiếp tục phục hồi, lãi suất điều hành sẽ cao hơn mức trước đại dịch vào cuối năm 2023, trong khi lạm phát được dự báo ở mức 4,3% vào năm 2023 trước khi giảm nhẹ xuống còn 3,7% vào năm 2023.

CSTT sẽ cần được thắt chặt sớm hơn nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến. Cho dù triển vọng lạm phát rất bất ổn, việc duy trì bình ổn giá phải được coi là trọng tâm hàng đầu. Trì hoãn việc giảm nhẹ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng có thể dẫn tới nguy cơ củng cố những kỳ vọng lạm phát cao hơn.

Báo cáo của OECD cũng cho rằng Việt Nam có thể sử dụng dư địa tài khóa để cung cấp thêm hỗ trợ nhằm giảm thiểu tác động của chi phí sinh hoạt gia tăng đối với các nhóm dễ tổn thương. Thuế giá trị gia tăng và thuế nhiên liệu đã tạm thời được cắt giảm. Có thể cần hỗ trợ bổ sung nhưng có trọng tâm hơn nếu các rủi ro suy giảm thành hiện thực. Đầu tư công cần được triển khai theo kế hoạch và việc đơn giản hóa các quy định, thủ tục đầu tư công sẽ giúp tăng tốc giải ngân.

OECD chính sách kinh tế vĩ mô cần giúp tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, ưu tiên giảm thiểu tác động của giá năng lượng cao thông qua hỗ trợ có đối tượng mục tiêu cho các hộ gia đình dễ tổn thương, thay vì thực hiện những biện pháp tài khóa mở rộng hơn nữa. Trong trung hạn, điều quan trọng là phải củng cố các khung chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách cải thiện tính bền vững tài khóa thông qua mở rộng cơ sở thuế. Cũng cần tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và giảm bớt nền kinh tế phi chính thức.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sau khi phục hồi, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Việc tiếp thêm sức mạnh cho tính năng động của doanh nghiệp đòi hỏi phỉa tinh giản các quy định, tăng tính minh bạch của các quy trình điều tiết và tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia thị trường, gồm cả giữa doanh nghiệp nhà nước và các thực thể tư nhân.

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sẽ cần phải duy trì mức đầu tư cao cho năng lượng tái tạo và theo đuổi hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn. Có thể đạt được điều này thông qua cách tiếp cận chính sách toàn diện, trong đó ưu tiên đầu tư nhà nước và tư nhân hiệu quả, thiết lập các quy định tạo thuận lợi và giá cả thị trường phản ánh tốt hơn hàm lượng các bon.

Theo SBV

  • Thị trường cho vay Việt Nam và xu hướng phát triển năm 2025

    Thị trường cho vay Việt Nam và xu hướng phát triển năm 2025

    Ngày 14/1/2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Hiệp hội Cho vay Thái Bình Dương (APLMA) tổ chức Hội nghị về thị trường cho vay Việt Nam. Đây là năm thứ 6 Hiệp hội Ngân hàng cùng APLMA tổ chức hội nghị về chủ đề này.

  • Nhiều ngân hàng chung tay mang Tết đến với đồng bào vùng cao

    Nhiều ngân hàng chung tay mang Tết đến với đồng bào vùng cao

    Trong khuôn khổ chương trình “Tết đồng bào 2025”, nhiều ngân hàng như HDBank, MB, Co-opBank cùng các đơn vị tài trợ đã cùng chung tay mang Tết sớm, Tết ấm no đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

  • OCB sử dụng AI hiện đại hóa nền tảng phân tích dữ liệu

    OCB sử dụng AI hiện đại hóa nền tảng phân tích dữ liệu

    Sáng 10/01, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Tập đoàn FPT đã chính thức ký kết, khởi động “Dự án hiện đại hóa nền tảng phân tích dữ liệu với Oracle ExaC@C Database 23ai”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của ngân hàng.

  • LPBank lần đầu tiên đạt lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng

    LPBank lần đầu tiên đạt lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng

    Lần đầu tiên, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đạt lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng nhờ tinh gọn bộ máy, đa dạng hóa nguồn thu và tập trung phân khúc bán lẻ.

  • MSB điều chuyển, bổ nhiệm nhân sự cấp cao

    MSB điều chuyển, bổ nhiệm nhân sự cấp cao

    Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa cho biết, đã có quyết định miễn nhiệm 02 Phó Tổng Giám đốc là bà Đinh Thị Tố Uyên và ông Nguyễn Thế Minh để điều chuyển, bổ nhiệm vào vị trí mới là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Chiến lược và quyền Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV TNEX (TNEX Finance).

  • Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tặng quà hộ nghèo, gia đình chính sách tại tỉnh Yên Bái

    Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tặng quà hộ nghèo, gia đình chính sách tại tỉnh Yên Bái

    Ngày 11/1/2025, Đoàn công tác của ngành Ngân hàng do Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Đào Minh Tú làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại tỉnh Yên Bái.

  • Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai mức phí bảo lãnh

    Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai mức phí bảo lãnh

    Đó là một trong những điểm mới tại Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

  • Bac A Bank dành 1.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi lãi suất

    Bac A Bank dành 1.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi lãi suất

    Từ 25/12/2024 đến hết 31/03/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình "Vui đón Xuân sang - Rộn ràng ưu đãi”, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc

    SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc

    Ngày 11/1/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025, nhằm kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao, tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến lược ngân hàng bán lẻ gắn với phát triển bền vững.

  • VietABank miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc

    VietABank miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc

    Ngày 9/1/2025, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đã có quyết định số 06/2025/QĐ-HĐQT về việc miễn nhiệm và chấp thuận giải quyết nghỉ việc theo nguyện vọng đối với ông Phạm Linh, Phó Tổng Giám đốc, kể từ ngày 11/1/2025 vì lý do cá nhân.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay