Thứ năm, 10/04/2025
   

OCB và những điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm 2022

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa cho biết, luôn duy trì tăng trưởng các mảng kinh doanh lõi, tái cấu trúc tài sản theo hướng lành mạnh và đẩy mạnh phát triển kênh số,… là những điểm sáng trong hoạt động của ngân hàng vào năm 2022.

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa cho biết, luôn duy trì tăng trưởng các mảng kinh doanh lõi, tái cấu trúc tài sản theo hướng lành mạnh và đẩy mạnh phát triển kênh số,… là những điểm sáng trong hoạt động của ngân hàng vào năm 2022.

OCB va nhung diem sang trong kinh doanh 1

Duy trì tăng trưởng tại các mảng kinh doanh cốt lõi

Trong năm 2022, thị trường tài chính trong nước và thế giới đứng trước nhiều biến số khó lường, những vấn đề như chiến tranh, áp lực tỷ giá, mặt bằng lãi suất tăng cao,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của ngành ngân hàng tại Việt Nam.

Dù gặp nhiều thách thức nhưng điểm tích cực trong bức tranh kinh doanh của OCB là các hoạt động cốt lõi vẫn duy trì tăng trưởng hai chữ số.

Với tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 18,5%, cao hơn trung bình ngành, thu nhập lãi thuần của OCB duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2022, tăng gần 22% so với năm trước và đạt hơn 6.900 tỷ đồng. Thu nhập từ mảng dịch vụ cũng tăng gần 30% mang về hơn 1.000 tỷ đồng trong đó lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối tăng hơn 45% đạt hơn 145 tỷ đồng.

OCB va nhung diem sang trong kinh doanh 2

Thu nhập lãi thuần của OCB duy trì đà tăng trưởng hai chữ số qua các năm.

Trong cơ cấu thu phí dịch vụ của ngân hàng, thu nhập từ bán chéo bảo hiểm (bancassurance) tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với tỷ trọng gần 43% trong tổng thu phí, mảng này đã mang về cho OCB 433 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 23% so với năm trước.

Bên cạnh đó, các mảng thu từ phí khác của ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng cao. Cụ thể, thu thuần phí của thẻ tăng 138% so với cùng kỳ, doanh số giao dịch thẻ tăng trưởng 83% so với năm 2021. Thu nhập từ mảng quản lý tài sản cũng tăng trưởng 55% từ 94 tỷ đồng trong năm 2021 lên 145 tỷ đồng năm 2022.

Sau 5 năm liên tiếp (2016 - 2021) tăng trưởng cao với CAGR 63%, lợi nhuận trước thuế của OCB năm 2022 ghi nhận gần 4.400 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên không đạt kế hoạch. Đại diện ngân hàng lý giải do ảnh hưởng bất lợi từ hoạt động đầu tư và kinh doanh trái phiếu chính phủ, mảng từng mang lại hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận cho ngân hàng những năm trước đó. Để giảm thiểu rủi ro, OCB tăng cường cơ chế quản lý và có chiến lược kiểm soát danh mục này.

Tuy nhiên, không chỉ riêng tại OCB, lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư đã sụt giảm mạnh tại hầu hết các ngân hàng khi lãi suất chịu áp lực tăng cao trong năm 2022. Khảo sát tại 27 ngân hàng trong nước cho thấy có tới 23 ngân hàng ghi nhận lãi thuần từ mảng này giảm, tổng lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tại các ngân hàng đã giảm gần 64% so với năm trước.

Cùng với đó, ngân hàng cũng luôn chú trọng việc tối ưu hóa cấu trúc tài sản sinh lời, giảm tỷ trọng tài sản lợi suất thấp. Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của OCB đạt gần 194.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Dư nợ tín dụng thị trường 1 chiếm 63% trong cơ cấu tổng tài sản của OCB, tăng mạnh từ mức 56% năm 2021. Trong khi đó tỷ trọng đầu tư trái phiếu và tài sản có khác đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Phần lớn danh mục tín dụng của OCB là cho vay khách hàng, chiếm tỷ trọng 97,6%, trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 2,4%.

OCB va nhung diem sang trong kinh doanh 3

Ngân hàng đã thực hiện tái cấu trúc lại cơ cấu tài sản để tối ưu hoạt động.

NIM tăng nhờ tối ưu cơ cấu huy động và cho vay (tiết kiệm chi phí)

Một trong những điểm sáng khác của OCB trong năm qua là đã đưa NIM tăng từ 3,7% trong năm 2021 lên 3,9% trong bối cảnh chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên thị trường 1 thu hẹp. Mặc dù tăng trưởng NIM là không quá lớn và vẫn thấp hơn so với các năm trước nhưng kết quả này cho thấy sự nỗ lực hết mình của toàn bộ lãnh đạo và nhân viên của OCB trong năm.

Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết để có được sự cải thiện và tăng trưởng NIM, OCB đã tập trung vào việc phát triển và đẩy mạnh hoạt động của mảng ngân hàng bán lẻ (RB), thay đổi cấu trúc của hoạt động cho vay và tối ưu hoá việc sử dụng các hệ số tài chính như tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động (LDR).

OCB va nhung diem sang trong kinh doanh 4

Ngân hàng đã tăng NIM từ 3,7% lên 3,9% trong năm 2022.

Tỷ trọng cho vay bán lẻ (mảng có biên lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển các mảng bán chéo) đã ghi nhận sự thay đổi đáng kể từ 36% năm 2020 lên 41% trong năm 2022. Dư nợ bán lẻ của OCB đã tăng từ 32.100 tỷ đồng lên 49.500 tỷ đồng trong hai năm trở lại đây. Đặc biệt trong năm 2022, tăng trưởng mảng này đạt 30% trong khi mảng khách hàng doanh nghiệp (CIB) chỉ tăng chưa đầy 10%.

Ngân hàng cũng thực hiện đẩy mạnh phát triển khách hàng mới qua kênh ngân hàng số OMNI, gần 80% khách hàng mới của ngân hàng có được qua kênh số. Tính đến cuối năm 2022, số lượng người dùng tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ, tăng 63% so với năm 2021 và gấp 3,3 lần so với đầu năm 2020; tổng số lượng giao dịch tăng hơn 83%; trên 90% giao dịch được thực hiện qua số hoá.

Lý giải về việc tỷ lệ CASA (11%) đạt thấp hơn mục tiêu (15 - 16%) mà ngân hàng đặt ra trước đó, phía OCB cho biết ngân hàng đã điều chỉnh và tập trung hơn với huy động vốn có kỳ hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn dài hạn trong bối cảnh những biến động về lãi suất, thị trường trái phiếu.

Trong cơ cấu huy động vốn ở thị trường 1, tiền gửi khách hàng có kỳ hạn đã tăng 9,2% trong năm 2022, chiếm tỷ trọng 66%; giấy tờ có giá tăng 41,5%, chiếm tỷ trọng 23% trong khi tiền gửi không kỳ hạn lại giảm 27,2%.

OCB va nhung diem sang trong kinh doanh 5

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn duy trì ở mức 66% trong năm 2022.

Ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của khối bán lẻ để có thể tăng CASA lên ngưỡng mục tiêu.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro của OCB cho biết ngân hàng luôn chú trọng việc đảm bảo an toàn hoạt động, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế vĩ mô đầy biến động như thời gian qua.

Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) luôn được giữ ở mức cẩn trọng (75,6% vào cuối năm 2022) dựa trên việc tính toán hợp lý nhằm tối ưu hoá chi phí, dòng tiền, cân đối các nguồn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn luôn duy trì ở mức an toàn, tuân thủ quy định NHNN.

“Ngân hàng luôn duy trì lượng tài sản thanh khoản cao, để đảm bảo các yêu cầu về thanh khoản ngay lập tức, thể hiện qua tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao hơn rất nhiều so với yêu cầu của NHNN, được duy trì ở ngưỡng 19,8%, so với yêu cầu 10% và ở tỷ lệ khả năng chi trả là 90,3% so với yêu cầu là 50%”, đại diện OCB chia sẻ.

Trong tháng 11/2022 vừa qua, OCB đã công bố hoàn thành triển khai và áp dụng quản lý rủi ro thanh khoản theo Basel III; chuẩn mực ILAAP của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và quản lý rủi ro thị trường theo phương pháp Mô hình nội bộ IMA (Basel II nâng cao). Cuối năm 2022, hệ số an toàn vốn (CAR) của OCB được duy trì ở mức cao, đạt 12,9%.

Tổ chức Moody’s đã nâng bậc xếp hạng của OCB từ B1 lên Ba3 ở xếp hạng tiền gửi và xếp hạng nhà phát hành dài hạn. Xếp hạng rủi ro đối tác dài hạn vẫn giữ ở mức Ba3, mức thuộc top cao trong các tổ chức tín dụng hiện nay. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự phát triển an toàn, bền vững và toàn diện của nhà băng này.

Hiện ngân hàng chưa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023, tuy nhiên ban lãnh đạo cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của khối bán lẻ để tăng trưởng CASA, lợi nhuận, đồng thời đa dạng hoá nguồn thu để giảm thiểu rủi ro.

Theo đó, OCB đã có chiến lược đa dạng hóa danh mục tín dụng với nhiều ngành nghề. Đây sẽ là nền tảng để ngân hàng đối diện với những khó khăn của 2023 cũng như tạo tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng (dự kiến vào khoảng quý III, quý IV/2023).

(Nguồn: OCB)

  • ACB đặt mục tiêu lợi nhuận 23.000 tỷ đồng, trả cổ tức 25% và tăng trưởng bền vững

    ACB đặt mục tiêu lợi nhuận 23.000 tỷ đồng, trả cổ tức 25% và tăng trưởng bền vững

    Ngày 8/4/2025, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên tại TP. Hồ Chí Minh, thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 - năm bản lề cho chiến lược phát triển giai đoạn 2025-2030.

  • OCB mở rộng hợp tác chiến lược với VinaCapital

    OCB mở rộng hợp tác chiến lược với VinaCapital

    Ngày 03/04/2025, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital (VinaCapital) đã chính thức ký kết nâng tầm hợp tác nhằm cung cấp những giải pháp quản lý tài sản tiên tiến cho phân khúc khách hàng ưu tiên của ngân hàng.

  • Agribank phát động giải chạy trực tuyến “Bước chạy triệu niềm tin”

    Agribank phát động giải chạy trực tuyến “Bước chạy triệu niềm tin”

    Sáng 6/4/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức tổ chức lễ phát động giải chạy trực tuyến “Bước chạy triệu niềm tin”.

  • Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

    Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.

  • Agribank và hành trình hơn 3 thập kỷ với những thành tựu vượt bậc

    Agribank và hành trình hơn 3 thập kỷ với những thành tựu vượt bậc

    Nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông) luôn giữ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nền tảng vững chắc để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank luôn khẳng định là NHTM hàng đầu, chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

  • Nam A Bank triển khai xác thực điện tử qua VNeID trên Open Banking

    Nam A Bank triển khai xác thực điện tử qua VNeID trên Open Banking

    Ngày 03/04/2025, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã chính thức phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID ngay trên nền tảng Open Banking.

  • Khai thác dữ liệu, nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ngân hàng

    Khai thác dữ liệu, nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ngân hàng

    Sáng 8/4/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị “Khởi động dự án đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu dùng chung chuyên ngành ngân hàng”. Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự và chủ trì hội nghị.

  • Vietcombank bổ nhiệm ông Trương Sỹ Nghị làm Giám đốc Chi nhánh Kon Tum

    Vietcombank bổ nhiệm ông Trương Sỹ Nghị làm Giám đốc Chi nhánh Kon Tum

    Sáng 03/04/2025, tại trụ sở của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum (Vietcombank Kon Tum), đã diễn ra Lễ công bố Quyết định chuẩn y Bí thư Chi bộ và bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh đối với ông Trương Sỹ Nghị.

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 4

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 4

    Chính sách thuế mới của Mỹ "có thể định hình lại nguồn cung ứng, giá cả và chiến lược địa chính trị toàn cầu"; Tình hình sản xuất khu vực ASEAN tháng 3/2025 có dấu hiệu chậm lại.Trong nước, kinh tế Việt Nam trong quý I/2025 đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước; Tín dụng toàn hệ thống đang tăng nhanh, nguồn vốn đã được tối ưu hóa để hỗ trợ nền kinh tế... Đây là những thông tin chính trong Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 4/2025.

  • EVNFinance bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    EVNFinance bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    Ngày 08/04/2025, Hội đồng Quản trị Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã chính thức công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Điệp, Giám đốc Khối Nguồn vốn giữ chức Phó Tổng Giám đốc.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay