Chủ nhật, 19/01/2025
   

Ở đâu có Tam nông - ở đó có Agribank

Gần 70% dư nợ tín dụng tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; xây dựng và phủ sóng gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nước; không ngừng đổi mới dịch vụ sản phẩm… Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang giúp người dân phát

Gần 70% dư nợ tín dụng tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; xây dựng và phủ sóng gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nước; không ngừng đổi mới dịch vụ sản phẩm… Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang giúp người dân phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất lớn…

O dau co Tam nong o do co Agribank

Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng thăm vườn sầu riêng của ông Bùi Văn Quyển.

Giúp dân làm giàu trên đất khó

Hơn 20 năm gắn bó với nguồn vốn nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã giúp người lính Nguyễn Văn Thành trở thành ông chủ trang trại Thành Thoa ở thôn Ngọc Thu, xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum. Từ hai bàn tay trắng, cùng với bao tâm sức cải tạo đất đai, mày mò học hỏi, đến nay, ông Thành đã có hơn 10ha trồng cà phê, hồ tiêu và trang trại 120 heo nái. Liên tiếp mấy năm nay, lợi nhuận thu được đạt từ 1,8 - 2,2 tỷ đồng/năm. “Đây đúng là trận thắng lớn đối với một người lính tình nguyện từ chiến trường biên giới Tây Nam trở về như tôi” - ông Thành nói.

Quả thật, năm 1998, khi rời quân ngũ, nếu không có 15 triệu đồng vốn vay của Agribank Kon Tum hỗ trợ thì chắc chắn ông Thành rất khó có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Từ khoản vay 15 triệu đồng, tăng dần theo các chu kỳ và cao điểm lên tới 12 tỷ đồng, nguồn vốn không chỉ giúp gia đình ông Thành có của ăn của để mà còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động trong thôn. “Hiện tại, dư nợ của trang trại chỉ còn gần 4 tỷ đồng. Nếu vụ tiêu và cà phê năm nay được giá như mọi năm thì chả mấy chốc chúng tôi sẽ trả hết nợ Agribank Ngọc Hồi và sẽ tiếp tục đầu tư lớn hơn” - ông Thành chia sẻ.

Thăm nông trại 40ha của ông Bùi Văn Quyển ở làng Tum, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy mới thấy hết ý nghĩa của câu: “Không gì là không thể” và “có sức người sỏi đá cũng thành cơm!”, càng thấm thía hơn ý nghĩa của nguồn vốn trợ lực từ Agribank mang lại cho người dân.

Vốn là dân Bắc di cư và lập nghiệp tại từ những năm 1990, ông Bùi Văn Quyển cũng tam phen, tứ phen khốn đốn với cao su, hồ tiêu và cà phê. Ban đầu, vợ chồng ông Quyển cũng chỉ sở hữu vài hécta trồng cao su, sau tích lũy được thêm đất đai, ông lại đầu tư vào cà phê và giờ là sầu riêng. Theo ông Quyển, quyết định chuyển đổi cây cao su sang trồng sầu riêng cũng là một cuộc cách mạng.

Thời điểm đó là năm 2017, tức là sau 27 năm rời Bắc vào Kon Tum lập nghiệp, ông Quyển mới dám cắt hẳn 20ha cao su để lấy tiền xây cho vợ con mộ mái ấm “đàng hoàng”. Kể từ đó, công việc phát triển thuận lợi, đến nay, số diện tích cây trồng các loại đã tăng lên chục lần và mỗi năm cho giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, năm nay ước tính cây sầu riêng sẽ mang lại cho ông Quyển và gia đình nguồn thu đáng nể với trên 10 tỷ đồng/năm.

Hoạt động không chỉ vì lợi nhuận

Kon Tum ngày nay không thiếu những tỷ phú chân đất; họ thành công với các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương. Song, điểm chung của những “đại gia” này đều khởi nghiệp bằng nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Agribank.

Ông Nguyễn Văn Thành tâm sự, làm nông nghiệp vất vả đã đành mà rủi ro rất lớn. Lúc được mùa thì mất giá, lúc được giá thì mất mùa, rồi dịch bệnh, thiên tai... nhưng nhờ đồng vốn vay của Agribank, người nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn đủ ăn và làm giàu chân chính. “Agirbank giữ vai trò bà đỡ của người nông dân chúng tôi. Vì ngoài việc được giải ngân kịp thời, khách hàng còn được khoanh nợ, miễn, giảm lãi suất nếu không may gặp rủi ro như dịch bệnh, thiên tai khi vay", ông Thành nói.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Agribank huyện Sa Thầy Nguyễn Quý Hà cho biết, làm nông nghiệp vô cùng vất vả. Bà con phải đối mặt với rất nhiều thách thức, rủi ro. Bởi thế, chúng tôi luôn bám sát từng bước đi của khách hàng, thường xuyên nắm bắt tình hình để xử lý kịp thời vướng mắc phát sinh. Hiện nay, tổng nguồn vốn huy động của Sa Thầy là 520 tỷ đồng; có hơn 4.500 hộ vay, dư nợ trên 1 nghìn tỷ đồng và nợ xấu các năm đều dưới 0,5%; năm 2022 là 0,24%. Tuy nhiên, nếu so với nhu cầu thực tế của bà con hiện nay, Sa Thầy luôn bị thiếu vốn, chưa đáp ứng đủ.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng cho biết, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là đối tượng được Agribank ưu tiên, nhất là về lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho đối tượng này thấp hơn các đối tượng khác từ 1 - 2%/năm. Bên cạnh đó, Agribank còn có những chính sách tháo gỡ kịp thời để hỗ trợ khách hàng như cơ cấu nợ, khoanh nợ, miễn giảm lãi suất... Đặc biệt, có những khoản nợ cách đây 10 - 20 năm, khách hàng không có khả năng trả nợ, Agribank đã quyết định miễn lãi nên khách hàng chỉ phải trả nợ gốc. Như trong năm 2022, tổng số tiền miễn, giảm lãi của Agribank là khoảng 5.000 tỷ đồng.

“Tính riêng từ năm 2019 đến nay, ngoài việc tập trung đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, Agribank đã giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch. Đến nay, Agribank đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 20.025 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ hơn 52.000 tỷ đồng” - Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng nhấn mạnh.

(Nguồn: Agribank)

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Tại phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là một mô hình hay, điển hình về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong năm 2024.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Ngày 17/01/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Thương mại TNHH Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay