Thứ ba, 04/02/2025
   

NHNN sử dụng kết quả xếp hạng và một số yếu tố khác để làm cơ sở phân bổ ''room'' tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo đánh giá tổng quan về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay cũng như định hướng nửa cuối năm 2022. Trong đó, cơ quan này đã thông tin chi tiết về cơ sở phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo đánh giá tổng quan về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay cũng như định hướng nửa cuối năm 2022. Trong đó, cơ quan này đã thông tin chi tiết về cơ sở phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD.

Theo NHNN, trước năm 2011, tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ lực cho nền kinh tế, tăng rất nhanh, tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng nhanh; gây bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao ở mức hai con số, an toàn hệ thống tài chính bị đe dọa nghiêm trọng (bong bóng giá bất động sản, chứng khoán), nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, rủi ro thanh khoản gia tăng, các TCTD rơi vào "vòng xoáy" đua lãi suất huy động nguồn vốn để cho vay, nợ xấu tăng cao... đặt hệ thống ngân hàng trước nguy cơ tiềm ẩn đổ vỡ.

Các tổ chức quốc tế (IMF, WB và Moody’s) cảnh báo việc nới lỏng tín dụng, nợ xấu gia tăng, căng thẳng thanh khoản giai đoạn này đã đe dọa nghiêm trọng sự ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống. Đây là bài học sâu sắc cho ngành ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, hệ lụy để lại hết sức nặng nề, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD vẫn còn tiếp tục kéo dài đến nay; đòi hỏi điều hành tín dụng phải thận trọng để không lặp lại các vấn đề đã mắc phải trong quá khứ, đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời chuyển giao dần vai trò cân đối vốn trung dài hạn cho nền kinh tế sang các phân khúc thị trường tài chính thay thế dần cho tín dụng ngân hàng.

Do đó, từ năm 2012, NHNN đã thực hiện giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng định hướng toàn ngành và giao Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng TCTD nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Với năm 2022, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Chỉ tiêu tăng trưởng định hướng 14% được NHNN xây dựng trên cơ sở: Tình hình tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021 (tăng 13,61%, cao hơn mức 12,17% của năm 2020); Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, lạm phát khoảng 4% và dự toán NSNN theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

Trong quá trình điều hành chỉ tiêu 14%, NHNN cập nhật và bám sát diễn biến lạm phát, tăng trưởng GDP, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, tiến độ xây dựng, thực hiện Đề án tái cơ cấu các TCTD và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ để thường xuyên cập nhật các dự báo kinh tế vĩ mô, rà soát điều chỉnh mô hình, đảm bảo phù hợp với tình hình diễn biến thực tiễn của thị trường.

Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, NHNN cho biết đã phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD trên hai cơ sở chính.

Thứ nhất là theo kết quả xếp hạng từng TCTD theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.

Thứ hai là xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trong quá trình phân bổ/điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD.

"Các tiêu chí này được NHNN xem xét theo nguyên tắc chung và được Ban lãnh đạo NHNN thông nhất trên cơ sở tham mưu của các đơn vị chức năng. Chủ trương được công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị số 01 hàng năm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng", NHNN nhấn mạnh.

Cũng theo NHNN, tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng nhanh trước diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Tín dụng đến ngày 30/6/2022 tăng 9,35% so với cuối năm trước (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021), là mức tăng 06 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua; trong đó số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 3,21% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).

Về tín dụng lĩnh vực bất động sản (BĐS) đến tháng 6/2022 đã đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%); trong đó tín dụng đối với BĐS kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS; tín dụng BĐS phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Nợ xấu lĩnh vực BĐS khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (năm 2021 là 1,67%).

  • Agribank vững tin cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Agribank vững tin cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Tiếp nối những thành quả đã đạt được trong năm 2024, toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vững tin bước sang năm 2025, với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, kế hoạch được giao, tiếp tục cùng đất nước sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

  • ABBank hoàn thành 81% kế hoạch năm 2024

    ABBank hoàn thành 81% kế hoạch năm 2024

    Kết thúc quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng đạt 809 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 81% kế hoạch năm. Đồng thời, số lượng giao dịch qua kênh số tại ABBank cũng có sự bứt phá đáng kể nhờ việc đầu tư nguồn lực nhằm tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng.

  • Bac A Bank dành 3.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SMEs vay ưu đãi từ 5%/năm

    Bac A Bank dành 3.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SMEs vay ưu đãi từ 5%/năm

    Từ nay tới 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn “Tiếp sức vốn vay - Cơ hội trao tay”, có tổng hạn mức 3.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp SMEs) bổ sung vốn lưu động kịp thời, phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Tăng tốc chuyển đổi số cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Tăng tốc chuyển đổi số cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, ngành Ngân hàng đã nhận thức cao và chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi số nhằm chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ tín dụng sang môi trường số, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

  • Thách thức và triển vọng ngân hàng số Việt Nam: Góc nhìn từ CEO Cake

    Thách thức và triển vọng ngân hàng số Việt Nam: Góc nhìn từ CEO Cake

    “Để phát triển bền vững, các ngân hàng số cần tập trung vào việc xây dựng niềm tin từ khách hàng, tăng cường độ bao phủ dịch vụ, đồng thời tận dụng sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo để đi sâu vào việc đáp ứng các nhu cầu thực tế và mang lại lợi ích lâu dài cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hữu Quang – Tổng Giám đốc Ngân hàng số Cake by VPBank

  • SHB sẽ ngừng sử dụng số hotline 1800 545422 và 1800 5888856, từ 15/04/2025

    SHB sẽ ngừng sử dụng số hotline 1800 545422 và 1800 5888856, từ 15/04/2025

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa cho biết, từ 15/04/2025, sẽ chính thức ngừng sử dụng số hotline 1800 545422 và 1800 5888856.

  • PGBank miễn phí chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân

    PGBank miễn phí chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân

    Từ 17/01 đến hết ngày 31/03/2025, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) chính thức miễn phí chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân, áp dụng tất cả các ngày trong tuần, đảm bảo tỷ giá tốt nhất, nhằm tối ưu lợi ích tài chính cho khách hàng.

  • VPBank dành 25 tỷ đồng tặng quà cho khách hàng dịp Tết 2025

    VPBank dành 25 tỷ đồng tặng quà cho khách hàng dịp Tết 2025

    Từ 15/1 đến 31/3/2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình “Phiên Tết Thịnh Vượng- Lộc xuân như ý”, với hàng triệu quà tặng ưu đãi có tổng trị giá lên tới 25 tỷ đồng dành cho khách hàng dịp Tết 2025.

  • KienlongBank dành 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay lãi suất từ 5,8%

    KienlongBank dành 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay lãi suất từ 5,8%

    Từ 03/02 đến hết ngày 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) sẽ chính thức triển khai gói tín dụng “Vay vốn liền tay - Nhận ngay ưu đãi”, có quy mô 5.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp với lãi suất vay chỉ từ 5,8%/năm.

  • Vietinbank thông báo lịch giải ngân online dịp Tết Nguyên đán

    Vietinbank thông báo lịch giải ngân online dịp Tết Nguyên đán

    VietinBank thông báo về thời gian hoạt động của tính năng giải ngân online dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay