Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phù và các chi đạo của Ngân hàng Nhà nước về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón tết Nguyên đán lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, trong đó lập trung vào một số nội dung.
Thứ 1, tập trung tốt nhất nguồn lực để tổ chức vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch giao dịch tài chính quốc gia và bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán của các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đảm bảo các hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết; tăng cường triển khai các biện pháp giám sát hoạt động, giải pháp kỹ thuật đảm bào an ninh, an toàn hệ thống thanh toán và bảo mật dữ liệu thông tin khách hàng.
Thứ 2, Tổ chức tốt công tác điều hòa, lưu thông và cung ứng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá trong dịp Tết; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ và công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; các TCTD triển khai tốt việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối, thu, đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài; tăng cường phối hợp kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
Thứ 3, theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới và thị trường trong nước, để điều hành công cụ chính sách tiền tệ, có các giải pháp tín dụng chủ động, linh hoạt, kịp thời, đồng bộ, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, vàng và hệ thống ngân hàng; điều hành linh hoạt, hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Thứ 4, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc cán bộ, công chức, nhân viên, người lao động của đơn vị thực hiện đầy đủ các quỵ định về bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống chảy nổ, thiên tai, khủng bố trước khi nghỉ Tết; rà soát, kiểm tra kỹ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, triển khai các biện pháp cụ thể để bảo quản, lưu giữ tài liệu an toàn trong những ngày nghỉ Tết; tăng cường công tác bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở, phòng giao dịch, tài sản, kho tiền và hoạt động ngân hàng, đặc biệt những nơi vắng, xa khu dân cư; bố trí cán bộ trực để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong dịp Tết, đảm bảo các hoạt động thuận lợi, thông suốt.
Thứ 5, không tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; không dự các lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công; không tham gia hoạt động mê tín, dị đoan; không sử dụng ngân, sách nhà nước, phương tiện ô tô, tài sản công đi lễ hội hoặc các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội...
Thứ 6, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc về việc cung ứng tiền mặt cho các TCTD, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn, đảm bảo lưu thông tiền mặt thông suốt, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khất, hoãn chi. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị: (i) thực hiện, nghiêm các quy định, quy trình về kiểm đếm, giao nhận, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và cung ứng tiền mặt trên địa bàn; (ii) đảm bảo chi tiền mặt phải thực hiện theo cơ cấu các loại mệnh giá hợp lý; (iii) chủ động nắm bắt tình hình thu, chí tiền mặt trên địa bàn, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra khi nhu cầu rút tiền lớn tập trung vào thời điểm giáp Tết; (iv) tăng cường kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm trường hợp phòng giao dịch, chi nhánh để ATM thiêu tiền, không hoạt động do lỗi chủ quan của ngân hàng; (v) chấp hành nghiêm túc quy định kiểm kê cuối ngày và định kỳ, tăng cường bảo vệ kho tiền, nơi giao dịch tiền mặt.
Thứ 7, các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, nhất là các động lực tăng trưởng và không đề xảy ra tiêu cực trong cung ứng tín dụng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, lợi ích nhóm, sở hữu chéo,... ; theo dõi sát tình hình thu, chi tiền mặt trong hệ thống để kịp thời có phương án xử lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt của khách hàng trước, trong và sau dịp Tết; có phương án bố trí nhân sự làm việc để cung ứng các dịch vụ thanh toán thiết yếu phục vụ người dân ổn định, an toàn, thông suốt; tăng cường cảnh giác đối với phương thức, thủ đoạn phạm tội và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ ngân hàng và hoạt động ATM.
Thứ 8, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về công tác thanh toán; phối hợp với các đơn vị thành viên chủ động dự báo nhu cầu thanh toán qua các hệ thống thanh toán (hệ thống chuyển mạch thẻ, hệ thống chuyển tiền, hệ thống thanh toán và bù trừ tự động) của Napas để xây dựng các phương án theo dõi, giám sát chặt chẽ nhằm ứng phó kịp thời các sự cố, tình huống phát sinh cụ thể, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định thông suốt 24/7 phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng dịp Tết.
Thư 9, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ngân hàng nước tại công văn số 9357/NHNN-TT ngày 06/12/2023, công văn số 9558ZNHNN-TT ngày 14/12/2023 và công văn số 9976/NHNN-CNTT ngày 27/12/2023, nhằm đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, đúng quy định trong dịp Tết; bố trí nhân sự trực, rà soát, kiểm tra, bảo đảm sẵn sàng các phương án, kịch bản ứng cứu sự cố vả dự phòng cho các hệ thống thông tin; theo dõi, giám sát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai sót, sự cố xảy ra đảm bảo hệ thống giao dịch hoạt động ổn định, an toàn, liên tục đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, báo cáo kịp thời các sự cổ phát sinh về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thanh toán).
Thứ 10, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên làm tốt công tác quan tâm, chăm sóc các gia đình chính sách có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương binh và các cán bộ trong ngành Ngân hàng có hoàn cảnh khó khăn; làm tốt công tác an sinh xã hội với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và bộ đội biên phòng trong dịp Tết.
Thứ 11, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động trong toàn hệ thống khẩn trương tập trung vào công việc ngay sau dịp nghỉ Tết, thi đua hoàn thảnh tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm, tạo đà hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng năm 2024.
T.H