Thứ bảy, 27/07/2024
   

Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số Thông tư

Ngày 29/12/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 21/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư số 21/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024.
Thông tư số 21/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Thông tư số 21/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Thông tư số 21/2023/TT-NHNN có 6 Điều, sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trang bị, quản lý vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động.

Việc sửa đổi, bổ sung để thực hiện phương án điện tử hóa chế độ báo cáo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 8/11/2022.

Do thủ tục hành chính đã được thực hiện trên môi trường mạng (đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến toàn trình) nhưng chưa được quy định cụ thể trong Thông tư hiện hành nên Thông tư số 21/2023/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung thêm cách thức thực hiện trực tuyến để đảm bảo đáp ứng với yêu cầu của Chính phủ về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao không có chứng thực xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép hoạt động của tổ chức cung ứng séc (trường hợp đăng ký lần đầu) hoặc bản sao không có chứng thực đối với trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi” để phù hợp với Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, về báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đâu năm và báo cáo năm, gồm: Báo cáo điện tử gửi qua hệ thống báo cáo Ngân hàng Nhà nước; Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo 6 tháng và từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo năm.

Trong đó, báo cáo gửi chậm nhất vào ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng và chậm nhất vào ngày 15/01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Đề cương báo cáo theo Mẫu số 4 (đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và Mẫu số 5 (đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) ban hành kèm theo Thông tư số 21/2023/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, Thông tư số 21/2023/TT-NHNN cũng sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (Thông tư 03/2014/TT-NHNN) (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN).

Theo đó, hằng năm. chậm nhất vào ngày 15/7, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm, gửi báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm của Quỹ bảo toàn cho Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này

Trong đó, chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi các báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước, gồm: Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tình hình tài chính năm trước của Quỹ bảo toàn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; Báo cáo về kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát ngân hàng hợp tác xã về hình hình hoạt động và kết quà tài chính của Quỹ bao toàn theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này…

Chi tiết Thông tư số 21/2023/TT-NHNN xem tại đây.

T.H

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay