Thứ ba, 01/07/2025
   

Phó Thống đốc NHNN: Thử nghiệm chấm điểm tín dụng, Open API, cho vay ngang hàng P2P Lending

Trong quá trình triển khai Nghị định 94, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực ngân hàng để đánh giá và đề xuất mở rộng các giải pháp tham gia Cơ chế thử nghiệm.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng

Ngày 01/7/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) hỗ trợ, ủy thác qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Tọa đàm "Triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiếm soát trong lĩnh vực ngân hàng (Nghị định 94). Tọa đàm nhằm phổ biến, tuyên truyền nội dung Nghị định 94, nâng cao nhận thức về khung pháp lý, trang bị kiến thức chuyên môn cho các đối tượng áp dụng của Nghị định, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong quá trình thử nghiệm.

Tại tọa đàm, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết: "Có lẽ đây là Sandbox (Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) đầu tiên của Việt Nam".

Theo Nghị định 94, có 3 giải pháp được xem xét tham gia Cơ chế thử nghiệm gồm: Chấm điểm tín dụng, Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), Cho vay ngang hàng (P2P Lending). Trong quá trình triển khai Nghị định, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực ngân hàng để đánh giá và đề xuất mở rộng các giải pháp tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Đồng thời, sáng 27/6, với 438/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Nghị quyết nêu rõ, Trung tâm tài chính quốc tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định do Chính phủ thành lập đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, tập trung hệ sinh thái đa dạng các dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ.

Phó Thống đốc đề nghị các đơn vị chuyên môn của NHNN cần làm rõ tinh thần trong Nghị định, các dịch vụ là gì, bản chất là gì, các điều kiện, thủ tục, thời gian.. để các đơn vị, doanh nghiệp Fintech tham gia.

Các Bộ ngành tiếp tục phối hợp NHNN triển khai Nghị định, làm sao các doanh nghiệp tham gia được xem xét nhanh chóng hồ sơ, tao điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia, góp phần cung ứng các dịch vụ tài chính tiện ích cho khách hàng.

Phó Thống đốc cho hay, đến nay, đã có khoảng 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản tại NH và các tổ chức được phép. Đây là điều kiện tiên quyết, tiền đề để chúng ta phát triển các dịch vụ tài chính, đặc biệt tài chính toàn diện, trong đó có sự hỗ trợ của Fintech.

Vai trò của Fintech rất lớn với hoạt động ngân hàng và 2 bên cùng đồng hành phát triển, hỗ trợ nhau. Ông cũng hi vọng, với Sandbox này, các doanh nghiệp Fintech tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của ngành tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là giúp cho phát triển toàn diện, giúp những người yếu thế có thể sử dụng dịch vụ tài chính với giá hợp lý, chất lượng tốt.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay