Chủ nhật, 24/11/2024
   

Hội nghị triển khai nhiệm vụ Quỹ tín dụng Nhân dân năm 2023

Ngày 28/02/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.

Ngày 28/02/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.

Co opBank phai la ngan hang Trung uong cua cac Quy

Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo tại hội nghị, Đại diện NHNN TP. Hà Nội cho biết, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND TP. Hà Nội và Ban giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội quan tâm chỉ đạo củng cố, chấn chỉnh quyết liệt, toàn diện, bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của mô hình hợp tác xã; Tại Hà Nội bám sát các chỉ thị và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong năm 2022 đã ban hành trên 500 văn bản về quản lý cấp phép, giám sát sau thanh tra, giám sát an toàn vi mô và chỉ đạo củng cố chấn chỉnh hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân …

Với những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội cùng các cấp chính quyền điạ phương, sở ngành và từng Quỹ tín dụng nhân dân. Đến cuối năm 2022, 98 Quỹ tín dụng nhân dân trên điạ bàn đã có bình quân tổng tài sản một Quỹ tín dụng là 153 tỷ đồng. Phân loại theo quy mô hoạt động: Tổng nguồn vốn trên 500 tỷ đồng có 3 Quỹ. Tổng nguồn vốn từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng có 17 Quỹ . Tổng nguồn vốn dưới 200 tỷ đồng có 78 Quỹ. Số thành viên tham gia Quỹ tín dụng nhân dân là 132.552 thành viên;  Tổng nguồn vốn đạt 14.974 tỷ đồng; Vốn điều lệ đạt 497 tỷ đồng; Vốn huy động đạt 13.556 tỷ đồng; Tổng dư nợ cho vay đạt 9.738 tỷ đồng; Nợ xấu là 235 tỷ đồng chiếm 2,4% tổng dư nợ.

Về tình hình thực hiện Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu: (Theo quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 42/QH14), đa số các Quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều nỗ lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung theo phương án được phê duyệt; theo đó về cơ cấu tổ chức nhân sự đã được đổi mới theo hướng tích cực, trẻ hóa. Nhiều Quỹ tín dụng nhân dân đã quản lý tốt chất lượng tín dụng, trong năm đã thu hồi hết nợ xấu hoặc không để nợ quá hạn, nợ xấu mới phát sinh. Chất lượng hoạt động của đa số các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn được nâng lên, các tỷ lệ an toàn trong hoạt động được đảm bảo. Hoạt động tích cực của các Quỹ tín dụng nhân dân đã hỗ trợ vốn kịp thời cho các thành viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tạo công ăn, việc làm, góp phần trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hạn chế dần nạn cho vay nặng lãi ở các địa phương có Quỹ tín dụng nhân dân.

Tại Hội nghị, đại diện cho Co-opBank, bà Phạm Thị Hồng Minh - Phó Tổng giám đốc cho biết: Co-opBank đã nỗ lực khẳng định vai trò là ngân hàng đầu mối kết nối hệ thống đối với các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên trên nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác điều hòa vốn, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, không chỉ chuẩn bị sẵn sàng về vốn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn mở rộng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân để cho vay thành viên. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về thanh khoản Co-opBank đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh/thành phố và cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai biện pháp tuyên truyền giải thích đến khách hàng gửi tiền và thành viên. Đồng thời, Co-opBank cũng xem xét, cho vay hỗ trợ xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản. Từ đó, nhiều Quỹ tín dụng nhân dân đã vượt qua khó khăn, duy trì và tái cơ cấu để ổn định trở lại hoạt động bình thường;

Thứ hai, là ngân hàng đầu mối cung cấp dịch vụ thanh toán và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cho Quỹ tín dụng nhân dân. Dù năng lực tài chính còn hạn chế nhưng Co-opBank đã nỗ lực đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa công nghệ. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cung cấp cho Quỹ tín dụng nhân dân và thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân. Hiện sản phẩm dịch vụ chuyển tiền điện tử CF-eBank đã được triển khai tới 663 Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó, có 28 Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP. Hà Nội đưa mạng lưới giao dịch nội bộ của Co-opBank lên gần 800 điểm. Đặc biệt, Co-opBank đã triệt để tiết kiệm chi phí để hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân tập trung phát triển thanh toán, cụ thể: miễn phí toàn bộ cho các Quỹ tín dụng nhân dân thanh toán chuyển tiền liên ngân hàng, đa phương….

Thứ ba, thực hiện kiểm tra, giám sát đối với Quỹ tín dụng nhân dân; tham gia hỗ trợ xử lý đối với các Quỹ tín dụng nhân dân khó khăn được cơ cấu lại theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo yêu cầu hoạt động nghiệp vụ. Từ năm 2019 đến năm 2021, Co-opBank đã triển khai việc kiểm tra đối với 47 Quỹ tín dụng nhân dân; Năm 2022, tiếp tục thực hiện kiểm tra 42 Quỹ tín dụng nhân dân, trong đó đã kiểm tra 4 Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP. Hà Nội. Co-opBank đã đã tích cực phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố trong công tác hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân khó khăn được cơ cấu lại.

Thứ tư, là đầu mối hỗ trợ công tác đào tạo cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Hiện Co-opBank đã tổ chức khoảng 100 lớp đào tạo nghiệp vụ ngân hàng điện tử CF-eBank, đào tạo ứng dụng và phát triển sản phẩm thẻ thanh toán cho hơn 1.800 cán bộ tại hơn 930 Quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước, trong đó có 67 Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP. Hà Nội, Tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho gần 2.000 cán bộ quản lý, điều hành của các Quỹ tín dụng nhân dân trên toàn quốc về nghiệp vụ tín dụng, kế toán, quản lý, quản trị rủi ro trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kiểm soát kiểm toán nội bộ cho các Quỹ tín dụng nhân dân…

Thứ năm, phát huy hiệu quả của Quỹ Bảo đảm an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Tính đến cuối năm 2022 tổng nguồn vốn của Quỹ bảo toàn đạt 725,2 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 61,7 tỷ đồng. Doanh số cho vay đạt 208,2 tỷ đồng cho 34 Quỹ tín dụng nhân dân, doanh số thu nợ đạt 146,5 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam, Chính quyền địa phương nơi có Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động và một số Quỹ tín dụng nhân dân cũng đã trình bày tham luận và có nhiều đề xuất kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã ghi nhận TP. Hà Nội là nơi có số Quỹ tín dụng nhân dân đông nhất trong cả nước và hầu hết các Quỹ tín dụng nhân dân đều hoạt động có hiệu quả, chấp hành nghiêm túc các quy định và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đồng thuận với những nội dung tại Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội, Phó Thống đốc nhấn mạnh: TP. Hà Nội là nơi có Quỹ tín dụng nhân dân đông nhất, quản lý khó khăn nhất, nhưng thời gian qua Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội là là đơn vị quyết liệt nhất và có hiệu quả nhất trong vấn đề quản lý, giám sát hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trong 57 tỉnh thành có Quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước. Phó Thống đốc cũng đánh giá rất cao sự quan tâm của các Cấp ủy chính quyền điạ phương, cơ quan công an và các sở ban ngành trong công tác phối hợp quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Định hướng phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ổn định, an toàn và lành mạnh trong thời gian tới, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay: các Quỹ tín dụng nhân dân phải tiếp tục được củng cố và tiếp tục được cơ cấu lại, các Quỹ nhỏ cũng phải cơ cấu lại, các Quỹ lớn hơn cũng phải cơ cấu để khỏe hơn còn yếu thì phải cơ cấu lại cho bớt khó khăn, tránh mất an toàn, các Quỹ khỏe thì sẽ lớn mạnh hơn. Ngoài ra, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong đó làm rõ vai trò của thành viên vốn là đặc trưng và có yếu tố quyết định đến mô hình cơ chế tổ chức vận hành hợp tác xã.

"Các Quỹ tín dụng nhân dân phải coi thành viên là linh hồn của Quỹ tín dụng nhân dân. Cơ chế vận hành, tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân là trên cơ sở Đại hội thành viên và chăm sóc thành viên là mục đích cuối cùng của Quỹ tín dụng nhân dân. Sự gắn kết của thành viên và sự quyết định của thành viên là sự tồn tại và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân. Chúng ta không đặt ra điều đó thì không thể vận hành mô hình hợp tác xã thành công" Phó Thống đốc chia sẻ.

Bên cạnh đó, Phó Thống đốc cũng chỉ ra rằng: Co-opBank phải là ngân hàng Trung ương của các Quỹ tín dụng nhân dân, cần tập trung nguồn lực, khẩn trương xây dựng và triển khai có hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Trong đó, xây dựng phương án tăng vốn điều lệ Co-opBank từ các nguồn hợp pháp; phát triển tăng trưởng về quy mô hoạt động, cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Ngân hàng hiện đại… tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số, mở rộng hợp tác kết nối với các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng số, an toàn, tiện ích phù hợp với đối tượng khách hàng của Co-opBank là các Quỹ tín dụng nhân dân và ở khu vực nông thôn,… Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số…

Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội, Phó Thống đốc đề nghị thực hiện nghiêm các chương trình nội dung đã đặt ra theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2023 một cách đầy đủ, nhất là đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có những chỉ đạo rất rõ. Đồng thời, tăng cường công tác các thanh tra, kiểm tra, giám sát...

(Nguồn: Co-opBank)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay