Thứ hai, 12/05/2025
   

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi), trong đó có nội dung hoàn thiện quy định pháp luật để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tham gia vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém. Nếu Luật BHTG được sửa đổi kịp thời, đây là bước tiến giúp BHTGVN đóng góp hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Cơ cấu lại TCTD - cơ chế tổng thể cần sự tham gia của tổ chức BHTG

Về mục tiêu của chính sách, NHNN cho biết, khoản 13 Điều 13 Luật BHTG quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt (KSĐB) đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ.

Hiện nay, Luật Các TCTD năm 2024 quy định việc tham gia của tổ chức BHTG vào quá trình cơ cấu lại TCTD như: Cho vay đặc biệt để hỗ trợ chi trả TCTD; phối hợp với Ban KSĐB, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi TCTD được KSĐB, phối hợp với Ban KSĐB xây dựng phương án phá sản TCTD được KSĐB; mua trái phiếu dài hạn của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo quyết định của NHNN…

Cùng với đó, khoản 2 Điều 190 Luật Các TCTD năm 2024 cũng bổ sung quy định BHTGVN được vay đặc biệt của NHNN trong trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức BHTG không đủ chi trả cho người gửi tiền sau khi phương án phá sản TCTD được phê duyệt. Trong khi đó, nội dung này lại chưa được quy định tại Luật BHTG. Đối với quy định về cho vay đặc biệt của BHTGVN, Luật Các TCTD năm 2024 chỉ quy định thực hiện theo pháp luật về BHTG.

Với những lý do trên đã đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung Luật BHTG nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi trong triển khai thực hiện các quy định về việc tham gia của BHTGVN vào quá trình cơ cấu lại TCTD.

Bên cạnh đó, theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, một trong những giải pháp cơ cấu lại đó là: “Bổ sung chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN được tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém (bao gồm việc sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ để cơ cấu lại TCTD yếu kém).

Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định giải pháp đối với BHTGVN như sau: “Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, tham gia KSĐB, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia BHTG; tham gia cơ cấu lại hiệu quả đối với TCTD yếu kém…”.

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, theo NHNN, cần nghiên cứu và có cơ chế để BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý TCTD yếu kém.

Cũng theo NHNN, thực tiễn cho thấy khi phát sinh rủi ro có nguy cơ lan truyền ảnh hưởng tới an toàn hệ thống, nếu không có ngay các biện pháp nhanh chóng, kịp thời để ổn định tâm lý người gửi tiền sẽ dễ có nguy cơ dẫn đến đổ vỡ dây chuyền nhanh chóng và khó có khả năng khắc phục. Do đó, việc có các biện pháp đặc thù để ứng phó với các rủi ro, ngăn chặn khủng hoảng là vô cùng cần thiết. Luật Các TCTD năm 2024 đã bổ sung quy định về xử lý trong trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, trong đó có một số biện pháp ứng phó từ tự thân TCTD bị rút tiền hàng loạt, biện pháp từ cơ quan quản lý. “Tuy nhiên, vẫn cần một cơ chế tổng thể của nhiều biện pháp, trong đó có sự tham gia của tổ chức BHTG và quy định này cần được bổ sung tại Luật BHTG” - NHNN nhận định.

Trên cơ sở đó, NHNN đề xuất nội dung sửa đổi bổ sung Luật BHTG về việc hoàn thiện quy định pháp luật để BHTGVN tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém tại Việt Nam, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung các quy định về việc BHTGVN tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém, thống nhất với các quy định tại Luật Các TCTD năm 2024 và phát huy vai trò của BHTGVN trong cơ cấu lại TCTD như mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển BHTG; có cơ chế, biện pháp xử lý khủng hoảng, trong đó huy động được nguồn lực tham gia của tổ chức BHTG.

Đối với giải pháp thực hiện chính sách, NHNN đề xuất bổ sung quy định chi tiết về việc tổ chức BHTG cho vay đặc biệt TCTD được KSĐB để thực hiện phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc (đồng bộ với Luật Các TCTD năm 2024).

Bổ sung quy định tổ chức BHTG cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Hợp tác xã, QTDND, tổ chức tài chính vi mô bị rút tiền hàng loạt (tương tự với các trường hợp cho vay đặc biệt của NHNN, TCTD khác); hạch toán giảm quỹ dự phòng nghiệp vụ đối với số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.

Bổ sung quy định BHTGVN tự quyết định về việc cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB bị mất hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền và được vay đặc biệt của NHNN khi nguồn vốn tạm thời không đủ để cho vay hỗ trợ chi trả. Tổ chức BHTG được hoàn trả số tiền cho vay đặc biệt trong trường hợp TCTD vay đặc biệt thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc. Tổ chức BHTG xây dựng phương án tăng phí BHTG để bù đắp phần vay đặc biệt.

Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung cơ chế để tổ chức BHTG tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD; bổ sung cơ chế để tận dụng nguồn lực của BHTGVN trong quá trình xử lý sự cố, khủng hoảng trong hoạt động của TCTD, tránh nguy cơ rủi ro lan truyền hệ thống, đảm bảo tính ổn định, an toàn của hệ thống TCTD.

Đồng bộ với hệ thống pháp luật, minh bạch trong cơ chế thực hiện

Lý giải về lý do lựa chọn các giải pháp trên, NHNN cho biết các giải pháp đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật; đồng bộ giữa quy định tại Luật BHTG và Luật Các TCTD năm 2024, đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng trong cơ chế thực hiện. Đồng thời, các giải pháp trên cũng không vi phạm các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Đánh giá về tác động kinh tế - xã hội của các giải pháp đề xuất, NHNN cho biết, các giải pháp trên giúp tạo đầy đủ cơ sở để huy động nguồn lực từ tổ chức BHTG vào quá trình xử lý TCTD yếu kém, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, hạn chế việc rút tiền hàng loạt gây hiệu ứng, tác động xấu đến hệ thống các TCTD.

Cũng theo NHNN, quy định BHTGVN tự quyết định việc cho vay đặc biệt đối với TCTD để hỗ trợ chi trả tiền gửi cho người gửi tiền tại TCTD được KSĐB giúp tăng tính tự chủ, chủ động của tổ chức BHTG trong việc quyết định cho vay đặc biệt đối với TCTD. Mục tiêu hoạt động của tổ chức BHTG là bảo vệ người gửi tiền, do đó, quy định BHTGVN có thể tự quyết định cho vay đặc biệt sẽ phù hợp hơn với mục tiêu hoạt động của tổ chức này.

Một khía cạnh tích cực khác của các giải pháp được đề xuất theo NHNN đó là, tạo cơ chế để tổ chức BHTG có thêm phương thức bảo đảm quyền lợi người gửi tiền ngoài cơ chế chi trả. Theo đó, thông qua việc tham gia vào hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD, trường hợp TCTD cơ cấu lại thành công và phục hồi hoạt động, tiền gửi của người gửi tiền sẽ được đảm bảo toàn bộ (thay vì nhận chi trả bảo hiểm theo hạn mức từ tổ chức BHTG).

Ngoài ra, việc có cơ chế tổng thể đối với sự hỗ trợ từ tổ chức BHTG sẽ tạo cơ sở để xử lý kịp thời các trường hợp khủng hoảng, ngăn chặn lan truyền hệ thống, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền.

Về tác động tiêu cực, theo NHNN, đối với tổ chức BHTG, các giải pháp đề xuất có thể khiến phát sinh chi phí (tài chính, nhân lực, công nghệ) khi tham gia sâu vào quá trình cơ cấu lại TCTD. Để xử lý phát sinh này, cần hoàn thiện cơ chế tài chính để nâng cao hiệu quả, năng lực tài chính cho tổ chức BHTG (bao gồm chính sách về nguồn vốn hoạt động và chính sách về hoạt động đầu tư).

Đối với tổ chức tham gia BHTG, các giải pháp cũng có thể phát sinh thêm chi phí cho các đơn vị này (thông qua cơ chế tăng phí). Tuy nhiên, tổ chức tham gia BHTG sẽ nhận được lợi ích từ việc hệ thống được đảm bảo an toàn, ổn định.

Một tác động tiêu cực khác có thể xảy ra, theo đánh giá của NHNN, đó là cần xây dựng tiêu chí để BHTGVN ra quyết định cho vay đối với TCTD bị KSĐB bị mất hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả. Trong trường hợp tiêu chí không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc xử lý TCTD yếu kém.

NHNN cho biết, trên cơ sở phân tích, đánh giá các tác động của chính sách, mặt tích cực, tiêu cực của giải pháp đưa ra, để đảm bảo đực các mục tiêu của việc xây dựng chính sách, NHNN đề xuất lựa chọn các giải pháp nêu trên, đồng thời đề xuất việc cần thiết trình Quốc hội xây dựng Luật BHTG (sửa đổi). Kỳ vọng, các nội dung về tăng cường vai trò của BHTGVN trong quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém tại dự thảo Luật BHTG (sửa đổi) sẽ mang lại những thay đổi tích cực đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

  • VIB hợp tác KAFI ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên MyVIB

    VIB hợp tác KAFI ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên MyVIB

    Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa phối hợp cùng Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (KAFI) chính thức ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến ngay trên nền tảng ngân hàng số - MyVIB.

  • VAMC chào bán đấu giá khoản nợ xấu, khởi điểm hơn 697 tỷ đồng

    VAMC chào bán đấu giá khoản nợ xấu, khởi điểm hơn 697 tỷ đồng

    Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) vừa có thông báo tổ chức bán đấu giá (lần 4) khoản nợ xấu của Công ty TNHH Du lịch Nam Biển Đông, với giá khởi điểm hơn 697 tỷ đồng.

  • Chuyển đổi xanh để thu hút đầu tư FDI và thúc đẩy xuất khẩu

    Chuyển đổi xanh để thu hút đầu tư FDI và thúc đẩy xuất khẩu

    Chuyển đổi xanh trong các khu công nghiệp (KCN) không chỉ là việc để phát triển, chuyển đổi cách thức kinh doanh; mà tối ưu hóa, hệ thống hóa các quy trình và mô hình kinh doanh. Đây là những chia sẻ của TS. Phùng Tấn Viết, Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, NguyênTrưởng Ban quản lý KCNC TP Đà Nẵng tại Hội thảo “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 9/5/2025.

  • Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém

    Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi), trong đó có nội dung hoàn thiện quy định pháp luật để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tham gia vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém. Nếu Luật BHTG được sửa đổi kịp thời, đây là bước tiến giúp BHTGVN đóng góp hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

  • Kết nối tín dụng xanh - nền tảng phát triển khu công nghiệp bền vững

    Kết nối tín dụng xanh - nền tảng phát triển khu công nghiệp bền vững

    Ngày 9/5/2025, tại TP. Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Diễn đàn “Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh”. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

  • Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi

    Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi

    25 năm hình thành và phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam cũng là 25 năm chính sách bảo hiểm tiền gửi đi vào cuộc sống với mục đích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

  • KienlongBank Pay được triển khai tại Cao đẳng Đồng Tháp

    KienlongBank Pay được triển khai tại Cao đẳng Đồng Tháp

    Ngày 7/5/2025, tại Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đồng Tháp (KienlongBank Đồng Tháp) và trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Cao đẳng Đồng Tháp) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai dịch vụ thu hộ học phí thông qua giải pháp thanh toán số - KienlongBank Pay.

  • Eximbank chính thức công bố giải chạy đêm TP. Hồ Chí Minh 2025

    Eximbank chính thức công bố giải chạy đêm TP. Hồ Chí Minh 2025

    Chiều 8/5/2025, tại khách sạn Novotel Saigon Centre, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cùng Ban tổ chức chính thức công bố Giải Chạy Đêm TP. Hồ Chí Minh - Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2025 lần thứ 4.

  • Agribank tài trợ hệ thống chụp cắt lớp cho Trung tâm Y tế Giao Thủy

    Agribank tài trợ hệ thống chụp cắt lớp cho Trung tâm Y tế Giao Thủy

    Chiều 8/5/2025, Trung tâm Y tế huyện Giao Thủy, Nam Định tổ chức lễ khai trương hệ thống chụp cắt lớp vi tính 32 lát hiện đại, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tài trợ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe địa phương.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam từ 28/4-09/5/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam từ 28/4-09/5/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam từ 28/4-09/5/2025 với các thông tin chính: Doanh thu nhiều ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, kết quả kinh doanh tăng trưởng cao; Một số hội viên nhận các giải thưởng danh giá...

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay