Thứ ba, 08/07/2025
   

Fintech có thể thúc đẩy nhanh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Ngày 04/04/2023, tại Hà Nội, chuỗi sự kiện "Đổi mới tài chính thế giới WFIS 2023 Việt Nam" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Công ty TradePass (Ấn Độ) tổ chức đã chính thức diễn ra.

Ngày 04/04/2023, tại Hà Nội, chuỗi sự kiện "Đổi mới tài chính thế giới WFIS 2023 Việt Nam" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Công ty TradePass (Ấn Độ) tổ chức đã chính thức diễn ra.

>Hội nghị "Dịch vụ Tài chính Bán lẻ xuất sắc năm 2023"

>Ứng dụng công nghệ hỗ trợ phòng, chống rửa tiền và quản trị rủi ro

Tong Thu ky 040423

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Tham dự sự kiện có TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng; Ông Nguyễn Trường, quản lý World Bank; Hernandez Marco, Chuyên viên đầu tư cao cấp IFC; Ông Aditya Prasad - Giám đốc Tiếp thị và Phát triển kinh doanh Quốc tế, Perfios Software Solutions; Ông PramodVeturi–CEO, Perfios Software Solutions; Bà Phạm Thị Nguyệt Nga - Quyền Tổng Giám đốc, Chuyên gia Khoa học dữ liệu chính, Công ty CP Dịch vụ và Nền tảng kỹ thuật số TNEX; Đại diện lãnh đạo một số Ban, đơn vị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Cùng các đại biểu và đại diện các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Phát biểu chào mừng chuỗi sự kiện, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký, Hiêp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, tài chính toàn cầu đang chuyển dịch từ các trung tâm truyền thống tại Bắc Mỹ và châu Âu về châu Á. Hầu hết dấu hiệu chỉ ra rằng quá trình dịch chuyển từ Tây sang Đông này sẽ là xu hướng trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đó chính là cơ hội, các ngân hàng đổi mới mô hình kinh doanh, đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ tài chính thích ứng với bối cảnh mới nhằm mang đến cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính số đa dạng, đáp ứng nhu cầu và gắn kết khách hàng.

Hiện một số ngân hàng tiên phong chuyển đổi số đã bước vào giai đoạn mới là sáng tạo số. Tới đây, các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ mới, cập nhật hơn, với việc gia tăng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning), ứng dụng Blockchain, làm chủ dữ liệu và tận dụng sức mạnh của Big Data ngày càng nhiều hơn.

Trong đó, kết quả 2 tháng đầu năm 2023, các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,14% về số lượng so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, số lượng giao dịch qua kênh internet tăng 90,21% và tăng 10,01% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đối với các giao dịch qua kênh điện thoại di động cũng tăng 60,29% về số lượng và 13,89% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, giao dịch qua POS tăng 36,65% về lượng và 29,72% về giá trị so với cùng kỳ. Đặc biệt, giao dịch qua phương thức QR Code tăng 142,06% về số lượng và 49,42% về giá trị so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, lĩnh vực Fintech của Việt Nam trong những năm qua cũng đã có những bước tiến đáng chú ý nhờ áp dụng mạnh mẽ các giao thức kỹ thuật số trong kinh doanh, sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử và quyết tâm thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số từ phía Chính phủ.

Theo bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021, điểm Fintech của Việt Nam xếp hạng 70 thế giới, trong đó thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp lần lượt thứ 28 và 33 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là thành quả đáng khích lệ với một thị trường Fintech non trẻ như Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong khoảng thời gian gần đây. VNPay và MoMo là hai đại diện của Việt Nam trong Top 10 công ty fintech được rót vốn lớn nhất Đông Nam Á. Đạt được kết quả như vậy là do có sự quan tâm hỗ trợ rất lớn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ thông tin và truỳen thông.… thông qua Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; sửa đổi dự thảo Luật giao dịch điện tử và xây dựng dự thảo Nghị định sandbox...

Cat bang

Đại điện Ban tổ chức cắt băng khai mạc sự kiện

Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian tới, giá trị thanh toán qua thiết bị di động tại Việt Nam dự kiến tăng gần 4 lần, từ 16 tỷ USD vào năm 2016 lên đến 70,9 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, đến năm 2025, tín dụng cá nhân sẽ chiếm khoảng 24% thị trường ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài chính. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển và có thể trở thành thị trường rất hấp dẫn cho các sản phẩm fintech.

Các ngân hàng có lịch sử và thương hiệu lâu năm với kinh nghiệm hoạt động, tài chính đủ mạnh, dữ liệu khách hàng lớn, mạng  lưới  rộng khắp mạng lưới rộng khắp song  lại có  độ trễ nhất định về mặt công nghệ so với các công ty Fintech với ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả do vậy. Sự hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng có thể thúc đẩy  nhanh quá trình chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng. Với dự kiến thị trường Fintech tại Việt Nam đạt mức 18 tỷ USD vào năm 2024 chắc chắn sẽ khiến cho ngành ngân hàng có những thay đổi không nhỏ trong tương lai.

Việt Nam đang hướng tới các mục tiêu trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, theo đó, mọi người dân, doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm. Để thực hiện thành công các mục tiêu này, cần có sự tham gia, vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng chỉ ra các xu hướng vận động chính của Fintech châu Á như: ngân hàng số neobank; mua trước trả sau; siêu ứng dụng tài chính; dịch vụ tài chính dựa trên AI; ngân hàng mở; quan hệ đối tác thanh toán xuyên biên giới. Và với quy mô dân số tiềm năng lớn, tỷ lệ thuê bao internet, số lượng smartphone, hạ tầng thanh toán, chính sách của Chính phủ, vẫn còn nhiều dư địa cho Fintech Việt Nam phát triển.

Việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Ngân hàng đã góp phần hỗ trợ, thúc đẩy hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Đồng thời, cũng đã có kiến nghị các bộ ngành liên quan trong việc phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính gồm: Hạ tầng thanh toán; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện. Đặc biệt, Hiệp hội Ngân hàng luôn cập nhật tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông trên tạp chí, website và tổ chức hội thảo, tọa đàm, khóa đào tạo... góp phần nâng cao năng lực và kiến thức tài chính về tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Tại phiên thảo luận các đại biểu đã tham gia thảo luận về BigData trong Ngân hàng: Vai trò của động cơ tạo ra và sản xuất thông tin dữ liệu; Trang bị hoạt động tài chính với các xu hướng, mô hình và báo cáo thời gian thực đã được phân tích; Vượt qua động lực sắp xếp của các kho dữ liệu bằng cách xác định giải pháp quản lý dữ liệu đúng; Tận dụng các công cụ Business Intelligence để chuyển; Đồng thời, trao đổi về những chủ đề cấp bách nhất trong ngành về chuyển đổi số, với sự chia sẻ đến từ các nhà lãnh đạo, chuyên gia, giám đốc công nghệ và kinh doanh từ các tổ chức Ngân hàng, Bảo hiểm & Tài chính vi mô hàng đầu trong khu vực cùng chia sẻ, cập nhật các thông tin liên quan đến ngành tài chính. Đồng thời kết nối thành công các nhà phát triển công nghệ, các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh toàn cầu…

Qua đó, các đại biểu sẽ tiếp cận được những kiến thức của các chuyên gia uy tín, dày dặn kinh nghiệm về tham vấn, phản biện chính sách, các chuyên gia về đào tạo năng lực tài chính, về bảo mật dữ liệu, đám mây, và các nghiệp vụ tài chính ngân hàng nói chung… Đó là nguồn kiến thức, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, đóng góp cho các hoạt động thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Toàn cảnh040423

Quang cảnh tại sự kiện Đổi mới tài chính thế giới WFIS 2023 Việt Nam

VNBA NEWS

  • Tín dụng tăng 9,9% trong 6 tháng đầu năm 2025, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây

    Tín dụng tăng 9,9% trong 6 tháng đầu năm 2025, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây

    Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tính đến ngày 30/6/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024. Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

  • SHB - Ngân hàng hạnh phúc

    SHB - Ngân hàng hạnh phúc

    Giữa ngành ngân hàng đầy thách thức, nơi những con số và áp lực công việc luôn hiện diện, SHB đã tạo ra một môi trường làm việc khác biệt, nơi mỗi cá nhân đều cảm nhận được sự trân trọng và quan tâm chân thành. Tại đây, không chỉ có những chỉ tiêu cẩn đạt được, mà còn có những khoảnh khắc ấm áp, những nụ cười và những lời động viên, khích lệ. SHB luôn kiên định với phương châm “đặt con người là chủ thể”, khẳng định rằng chính nhân viên là tài sản quý giá nhất của Ngân hàng.

  • Công bố nhân sự mới tại VDB chi nhánh Nghệ An và khu vực Bắc Đông Bắc

    Công bố nhân sự mới tại VDB chi nhánh Nghệ An và khu vực Bắc Đông Bắc

    Nhằm kiện toàn công tác tổ chức và đảm bảo hoạt động ổn định, xuyên suốt tại các đơn vị trực thuộc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã tổ chức lễ công bố các quyết định liên quan đến công tác cán bộ tại VDB chi nhánh Nghệ An và VDB khu vực Bắc Đông Bắc.

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 7

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 7

    Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương xem xét việc gỡ bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng; Tín dụng 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng 8,3% - cao nhất trong 2 năm qua; Doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh quý III/2025 tốt hơn so với quý II/2025...; Hoạt động sản xuất ở châu Á tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ; ECB có thể chỉ cắt giảm lãi suất một lần nữa trong năm nay... Đây là những tin chính trong Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 7/2025.

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm 2 Phó Vụ trưởng

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm 2 Phó Vụ trưởng

    Bà Nguyễn Huyền Dịu, Trưởng phòng Nghiên cứu - Tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và ông Nguyễn Tất Thái, nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính

  • Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin

    Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin

    Ông Lê Hoàng Chính Quang – Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  • VIB tiên phong với công nghệ thanh toán đột phá từ Visa

    VIB tiên phong với công nghệ thanh toán đột phá từ Visa

    Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa chính thức ra mắt PayFlex - tính năng thanh toán đột phá ứng dụng công nghệ Visa Flex Credential (VFC), đánh dấu cột mốc là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ này.

  • Bac A Bank ưu đãi vay vốn với lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

    Bac A Bank ưu đãi vay vốn với lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

    Từ nay đến hết tháng 6/2026, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) triển khai chương trình “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt 2025”, với lãi suất chỉ từ 4,0%/năm, áp dụng trên toàn hệ thống.

  • Ngân hàng Nhà nước công bố mô hình tổ chức và nhân sự NHNN Chi nhánh Khu vực 12

    Ngân hàng Nhà nước công bố mô hình tổ chức và nhân sự NHNN Chi nhánh Khu vực 12

    Ngày 4/7/2025, tại Hưng Yên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức công bố các quyết định về tổ chức và nhân sự của NHNN Chi nhánh Khu vực 12.

  • VCBNeo ưu đãi khách hàng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm

    VCBNeo ưu đãi khách hàng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm

    Đối với khách hàng mở mới tài khoản tiền gửi tiết kiệm, sẽ được tặng 01 túi vải VCBNeo size nhỏ, lớn tùy hạn mức tiền gửi. Đối với khách hàng lần đầu giao dịch tại VCBNeo và đảm bảo một số yêu cầu sẽ được tặng 50.000 VNĐ vào tài khoản thanh toán mở tại VCBNeo.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay