Thứ ba, 08/07/2025
   

Dòng vốn ngân hàng luôn ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân diễn ra chiều nay (30/12), Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, về phía ngành Ngân hàng, NHNN luôn xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn. Đây là lĩnh vực có tăng trưởng tín dụng luôn duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 10-12% hàng năm, kể cả những năm có dịch hay khó khăn như thời gian qua.

Tại Hội nghị, ngoài các ý kiến về vấn đề chính sách phát triển nông nghiệp xanh, hiện đại; phát triển đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp... còn có đề xuất liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Chia sẻ tại Hội nghị nông dân Nguyễn Hồng Quyết đến từ Bình Dương cho biết, thực tế hiện nay chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP nay là Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, lâu năm được vay tối đa 200 triệu đồng/hộ. Trong khi nhiều hộ nông dân sản xuất với diện tích lớn tới hàng chục, hàng trăm ha cần nhu cầu vốn hàng tỷ đồng. Vì vậy, ông Quyết có đề nghị cần ban hành cơ chế, giải pháp để nông dân được thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (sản phẩm thu hoạch trong tương lai) để có thể vay nhiều vốn hơn phục vụ sản xuất quy mô lớn.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN khẳng định nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn của ngành Ngân hàng
Phó Thống đốc Thường trực NHNN khẳng định nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn của ngành Ngân hàng

Với ý kiến này, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho rằng, đây là câu chuyện rất thời sự làm sao tạo cơ chế chính sách cho bà con nông dân phát triển nông nghiệp, làm ăn lớn, nhất là nông nghiệp giá trị cao. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có rất nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vì xác định đây là mặt trận hàng đầu của kinh tế đất nước. Riêng ngành Ngân hàng, đến thời điểm hiện nay có 18 văn bản đồng nghĩa với 18 chính sách trực tiếp hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Không chỉ cơ chế chung cả nước mà chính sách của ngành Ngân hàng còn đi vào từng vùng miền như cơ chế riêng cho Đồng bằng sông Cửu Long với cây lúa, tôm, cá; với khu vực Tây Nguyên là cây cà phê, trồng trọt cây công nghiệp; khu vực vùng núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng hoặc đối với bà con đóng tàu để đánh bắt khơi xa... Bên cạnh đó, khi có thiên tai, dịch bệnh có tổn thất, khó khăn liên quan đến nông nghiệp, ngân hàng cũng có hỗ trợ kịp thời. “18 chính sách hiện nay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và bà con nông dân đang phát huy hiệu quả”, Phó Thống đốc khẳng định.

Đối với việc tiếp cận tín dụng, theo lãnh đạo NHNN, nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên, không có một cơ chế nào hạn chế thậm chí còn có cơ chế động viên khuyến khích, ưu tiên với các NHTM để đầu tư lĩnh vực này. Chính vì vậy, hiện tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 1/4 dư nợ của cả nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn thường xuyên duy trì ở mức cao nhất trong tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 10-12% hàng năm, kể cả những năm có dịch hay khó khăn như thời gian qua.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Được đánh giá là quyết sách rất đổi mới, căn cơ với bà con nông dân, nhưng theo 8 năm được ban hành, một số nhóm đối tượng được hưởng cơ chế ưu tiên, ưu đãi tại Nghị định 55 sau này là Nghị định 116 đã thay đổi theo hướng ngày càng lớn mạnh hơn. Nên có thể giờ đây "chiếc áo" cơ chế này đã chật cần nới rộng hơn. Đây là điều NHNN cũng rất trăn trở mà mong muốn phải có cơ chế mở rộng hơn, không chỉ doanh nghiệp, hộ cá thể nhỏ.

Vì vậy, vừa qua NHNN tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và các bộ, ngành khác chuẩn bị nghiên cứu để mở rộng thêm đối tượng. Đơn cử, với quy định cá nhân, hộ gia đình được TCTD xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 200 triệu đồng đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, rõ ràng với đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mô lớn thì cần có sự cân nhắc, phải đưa vào đối tượng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất chuỗi giá trị liên kết…

“Đề xuất của anh Quyết là cần thiết, NHNN sẽ cùng Bộ Nông nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ mở rộng đối tượng của Nghị định 55, phù hợp hơn với điều kiện thực tế và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước hiện nay”, Phó Thống đốc chia sẻ.

Còn với vấn đề lãi suất thì phải thực hiện theo quy luật kinh tế thị trường. Các NHTM huy động để cho vay và quyết định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nông nghiệp nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên được ưu đãi với mức trần lãi suất được các NHTM áp dụng không quá 4%/năm.

Về tài sản đảm bảo, các cơ chế chính sách đã nêu rõ không phải tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo mà có thể bằng tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai… "Tất cả những điều này đã được quy định cụ thể, tuy nhiên sử dụng hình thức nào thì do NHTM và người vay thoả thuận. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ cả hai phía, để có hình thức vay phù hợp", Phó Thống đốc lưu ý.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị về phía ngành Ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu hình thức cho vay tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai nhiều hơn để hỗ trợ cho người nông dân. Người nông dân thật thà, chân thành, nếu vay được đồng vốn thì có thể giàu lên, và ngược lại. Vì vậy, ngân hàng phải linh hoạt giúp người nông dân tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn, nhưng đảm bảo đồng vốn đi đúng địa chỉ và hiệu quả.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của địa phương trong việc hỗ trợ người dân giải quyết khó khăn từ cơ sở, nắm được chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước. Đồng thời, phải phát huy và nâng cao vai trò của các quỹ hỗ trợ người nông dân…

  • Agribank tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025

    Agribank tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025

    Ngày 07/7/2025, Agribank tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và kết nối trực tuyến tới các điểm cầu của Agribank trên toàn hệ thống.

  • PGBank miễn nhiệm thêm một Phó Tổng Giám đốc

    PGBank miễn nhiệm thêm một Phó Tổng Giám đốc

    Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank - Mã: PGB) vừa công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lê Văn Phú theo nguyện vọng cá nhân, hiệu lực từ ngày 10/7/2025.

  • Tín dụng tăng 9,9% trong 6 tháng đầu năm 2025, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây

    Tín dụng tăng 9,9% trong 6 tháng đầu năm 2025, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây

    Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tính đến ngày 30/6/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024. Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

  • SHB - Ngân hàng hạnh phúc

    SHB - Ngân hàng hạnh phúc

    Giữa ngành ngân hàng đầy thách thức, nơi những con số và áp lực công việc luôn hiện diện, SHB đã tạo ra một môi trường làm việc khác biệt, nơi mỗi cá nhân đều cảm nhận được sự trân trọng và quan tâm chân thành. Tại đây, không chỉ có những chỉ tiêu cẩn đạt được, mà còn có những khoảnh khắc ấm áp, những nụ cười và những lời động viên, khích lệ. SHB luôn kiên định với phương châm “đặt con người là chủ thể”, khẳng định rằng chính nhân viên là tài sản quý giá nhất của Ngân hàng.

  • Công bố nhân sự mới tại VDB chi nhánh Nghệ An và khu vực Bắc Đông Bắc

    Công bố nhân sự mới tại VDB chi nhánh Nghệ An và khu vực Bắc Đông Bắc

    Nhằm kiện toàn công tác tổ chức và đảm bảo hoạt động ổn định, xuyên suốt tại các đơn vị trực thuộc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã tổ chức lễ công bố các quyết định liên quan đến công tác cán bộ tại VDB chi nhánh Nghệ An và VDB khu vực Bắc Đông Bắc.

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 7

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 7

    Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương xem xét việc gỡ bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng; Tín dụng 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng 8,3% - cao nhất trong 2 năm qua; Doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh quý III/2025 tốt hơn so với quý II/2025...; Hoạt động sản xuất ở châu Á tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ; ECB có thể chỉ cắt giảm lãi suất một lần nữa trong năm nay... Đây là những tin chính trong Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 1 tháng 7/2025.

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm 2 Phó Vụ trưởng

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm 2 Phó Vụ trưởng

    Bà Nguyễn Huyền Dịu, Trưởng phòng Nghiên cứu - Tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và ông Nguyễn Tất Thái, nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính

  • Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin

    Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin

    Ông Lê Hoàng Chính Quang – Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  • VIB tiên phong với công nghệ thanh toán đột phá từ Visa

    VIB tiên phong với công nghệ thanh toán đột phá từ Visa

    Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa chính thức ra mắt PayFlex - tính năng thanh toán đột phá ứng dụng công nghệ Visa Flex Credential (VFC), đánh dấu cột mốc là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ này.

  • Bac A Bank ưu đãi vay vốn với lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

    Bac A Bank ưu đãi vay vốn với lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

    Từ nay đến hết tháng 6/2026, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) triển khai chương trình “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt 2025”, với lãi suất chỉ từ 4,0%/năm, áp dụng trên toàn hệ thống.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay