Thứ sáu, 28/06/2024
   

Chuyên gia cảnh báo về hình thức lừa đảo kiểu mới của tội phạm tài chính

Tại buổi tập huấn về chủ đề “Tội phạm tài chính, phòng chống rửa tiền, cấm vận và thanh toán quốc tế trong hoạt động Ngân hàng” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Wells Fargo tổ chức ngày 30/5/2024, các chuyên gia của Ngân hàng Wells Fargo đã đưa ra cảnh báo về tội phạm tài chính với hình thức lừa đảo rất tinh vi.
tội phạm tài chính
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - VNBA)

Ngày 30/5/2024, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Wells Fargo tổ chức chương trình tập huấn với chủ đề: “Tội phạm tài chính, phòng chống rửa tiền, cấm vận và thanh toán quốc tế trong hoạt động Ngân hàng”. Chương trình diễn ra trong 2 ngày, ngày 30/5 tại Hà Nội và ngày 31/5 tại TP Hồ Chí Minh.

Tham dự buổi tập huấn có: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - VNBA); Ông Tyler Pederson, Giám đốc khu vực APAC về Rủi ro Tội phạm Tài chính, Khối Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (Wells Fargo Bank N.A); Ông Hiten Shah, Chuyên gia cấp cao khu vực APAC về rủi ro tội phạm Tài chính, khối Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (Wells Fargo Bank N.A); Ông Sudhakar Aduri, Chuyên gia cấp cao khu vực APAC về Cấm vận và Phòng Chống tham nhũng (Wells Fargo Bank N.A); Bà Kelly Chng, Giám đốc Dịch vụ Thanh toán Toàn cầu khu vực Đông Nam Á (Wells Fargo Bank N.A).

tội phạm tài chính
Toàn cảnh cuộc hội thảo

Phát biểu tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Trung tâm Đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho biết, thời gian qua, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đặt ra nhiều thách thức về rủi ro tuân thủ tài chính. Đồng thời, nhiều loại hình tội phạm tài chính mới xuất hiện. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh chuyển đổi số để đem đến những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Tuy nhiên, đi cùng với đó là tình hình tội phạm tài chính ngày càng gia tăng dẫn đến nguy cơ các tổ chức tài chính bị lợi dụng. Vậy nên, tính cấp thiết của công tác phòng chống rửa tiền, phòng chống tội phạm tài chính luôn cần được đặt lên hàng đầu.

Việt Nam được Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) ghi nhận những thay đổi tích cực trong khung khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền. Cụ thể, thời gian vừa, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã được ban hành; Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Quyết định số 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023 Thủ tướng Chính phủ quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần chủ động nghiên cứu, trang bị các giải pháp, ứng dụng công nghệ, dữ liệu datafile hỗ trợ xác thực thông tin khách hàng/chủ tài khoản ngân hàng; Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của khách hàng trong việc đăng ký mở tài khoản và sử dụng tài khoản.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã thành lập bộ phận chuyên trách phòng, chống rửa tiền. Sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng đối với vấn đề này ngày càng lớn, quy mô phát triển của phòng ban chuyên trách ngày càng tăng. Dựa trên các thông lệ quốc tế, hệ thống phòng chống rửa tiền của các ngân hàng nâng cao quyết tâm thay đổi và chủ động trước cả khi các quy định ban hành. Ngoài ra, việc tăng cường bảo mật eKYC, tăng cường kết nối với Bộ Công an là hết sức cần thiết. Bộ Công an và NHNN đã ban hành kế hoạch thực hiện, định hướng thời gian tới sẽ triển khai hiện theo kế hoạch này.

Ông Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh, buổi tập huấn là cơ hội tốt để các nhà quản lý, các chuyên gia của các Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, cập nhật thông tin liên quan đến tình hình tội phạm tài chính cũng như những xu thế, nguy cơ mới nổi lên gần đây liên quan đến tội phạm rửa tiền, tội phạm lừa đảo có tổ chức trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ chia sẻ về những nguy cơ, rủi ro cấm vận trong bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.

tội phạm tài chính
Bà Trịnh Hoàng Linh, Trưởng VPĐD Ngân Hàng Wells Fargo N.A

Tại buổi tập huấn, bà Trịnh Hoàng Linh, Trưởng VPĐD Ngân hàng Wells Fargo N.A tại Hà Nội bày tỏ lòng vui mừng khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hỗ trợ và tạo cơ hội để tổ chức buổi tập huấn với nội dung cấp thiết, chia sẻ tới các đối tác và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Bà đánh giá cao sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN) và ấn tượng với những thay đổi, phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam về tội phạm tài chính và cấm vận.

Cũng tại buổi tập huấn, các chuyên gia của Ngân hàng Wells Fargo cũng đã trình bày những nội dung: Tội phạm Tài chính – Các xu hướng và nguy cơ mới nổi - Cập nhật về lệnh cấm vận của OFAC (Cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ); Tội phạm lừa đảo có tổ chức (Pig Butchering) - Tổng quan và các dấu hiệu đáng ngờ; Góc nhìn toàn cầu về gia tăng rủi ro cấm vận; Các xu thế thanh toán toàn cầu.

tội phạm tài chính
Ông Tyler Pederson, Giám đốc khu vực APAC về Rủi Ro Tội Phạm Tài Chính, Khối Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư, Wells Fargo Bank N.A

Chuyên gia của Ngân hàng Wells Fargo đã trình bày về các tội phạm tài chính, đưa ra một số khuyến nghị về lệnh cấm vận của OFAC như: Khi gặp khách hàng có thể đưa bảng hỏi cho khách, để dự đoán trước khách hàng nằm trong diện trừng phạt hoặc cấm vận để đưa vào danh sách cảnh báo nội bộ. Cần lập hồ sơ khách hàng để tìm hiểu kỹ các sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Việc giảm thiểu rủi ro chính là thẩm định khách hàng kỹ càng hơn.

Một số hình thức tội phạm tài chính cũng đã được các chuyên gia chỉ ra, trong đó nổi bật lên là “Vỗ béo để giết thịt”. Đây là hình thức lừa đảo khiến nhiều người sập bẫy trở thành nạn nhân. Các tên tội phạm tài chính thường xây dựng một kịch bản chi tiết trong thời gian dài để tiếp cận nạn nhân dưới danh nghĩa tạo dựng mối quan hệ thân thiết, lợi dụng lòng tin và trở thành bạn thân của nạn nhân sau đó dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản. Hình thức lừa đảo này đã có báo cáo chính thức vào năm 2019 tại Trung Quốc, sau phát triển rộng rãi tại nhiều nơi, thông qua các phương thức khác nhau hay qua các nền tảng mạng xã hội.

Tại buổi tập huấn, đại diện của các ngân hàng Việt Nam và các chuyên gia đã có những thảo luận, Q&A xoay quanh nội dung chương trình như các biện pháp hỗ trợ ngân hàng tra cứu phần mềm, tra soát một cách nhanh nhất trong quá trình thực hiện các lệnh thanh toán hay các lệnh cấm vận OFAC...

Ngọc Anh
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay