Thứ bảy, 18/01/2025
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền tại các tổ chức tín dụng

Tại buổi tọa đàm “Rủi ro tội phạm tài chính/rửa tiền mà các TCTD đối mặt và chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm triển khai”, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền tại các tổ chức tín dụng.

 

TTK phat bieu 280623

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phát biểu tại tọa đàm.

Ngày 28/06/2023, Ủy ban Chính sách thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tọa đàm “Rủi ro tội phạm tài chính/rửa tiền mà các TCTD đối mặt và chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm triển khai”.

Tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống rửa tiền và các văn bản liên quan  theo đúng chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tế hoạt động của các TCTD, song vẫn  bộc lộ những  hạn chế bất cập.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của các công nghệ mới, điện toán đám mây, kinh tế số… cùng với yếu tố dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen sống và hành vi đầu tư, tiêu dùng. Các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng với tốc độ số hóa nhanh và mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy và thu hút số lượng người dùng chuyển từ ngoại tuyến lên trực tuyến, sử dụng nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, các tội phạm nguồn của rửa tiền cũng có sự biến chuyển, trở nên tinh vi và phức tạp hơn.

Trước những nguy cơ, rủi ro liên quan tới rửa tiền mà các TCTD đang phải đối mặt, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục tổng hợp ý kiến của các tổ chức hội viên về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Phòng chống rửa tiền, phản ảnh đến NHNN để nghiên cứu bổ sung ban hành Thông tư nhằm phù hợp với thực tế của các TCTD để các TCTD triển khai có hiệu quả nhất.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ làm việc với các cơ quan quản lý như NHNN, Cục Phòng, chống rửa tiền, Cục CNTT, Bộ TTTT, Bộ Công an, … để lên kế hoạch tổ chức hội thảo, tọa đàm tập huấn về cơ chế, chính sách quy định tại Luật, Nghị định, Thông tư đến các tổ chức hội viên và đến cán bộ thừa hành tại các TCTD. Đồng thời, vận động các TCHV tích cực triển khai Luật PCRT một cách có hiệu quả phù hợp thông lệ quốc tế và thực tế tại từng TCTD.

Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất xây dựng các kênh đối thoại với các TCTD nhằm hướng dẫn, truyền tải thông tin, chia sẻ về các thủ đoạn rửa tiền, các xu hướng rủi ro rửa tiền, thách thức mới cũng như định hướng, chỉ đạo của NHNN. Đồng thời, qua đó, NHNN cũng được phản hồi về các vấn đề, vướng mắc chung của các TCTD để kịp thời giải đáp, đưa ra cách hiểu và thực hiện thống nhất trong toàn thị trường.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất NHNN xem xét việc ban hành sổ tay, văn bản hướng dẫn cho các TCTD phương pháp kiểm tra, kiểm toán và giám sát từ xa trong hoạt động phòng chống rửa tiền. Đồng thời nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về thanh tra giám sát về công tác PCRT đối với các TCTD.

Đối với Bộ Công an, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kiến nghị nghiên cứu, xây dựng sớm phương án cho phép toàn ngành ngân hàng kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư, CSDL về Căn cước công dân (CCCD), thẻ CCCD gắn chíp để phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng. Về dài hạn, nghiên cứu đồng bộ thông tin tài khoản ngân hàng với CSDL quốc gia về dân cư, tạo thuận lợi cho việc xác thực và định danh thông tin tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, để công tác phòng chống rửa tiền tại các TCTD đạt hiệu quả tốt hơn nữa, các TCTD cần thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là công tác nhận biết thông tin khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ; Cập nhật và xây dựng các kịch bản để đáp ứng sự thay đổi của các phương thức, thủ đoạn rửa tiền mới.

Bên cạnh đó, các TCTD cần chủ động nghiên cứu, trang bị các giải pháp, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống trong bối cảnh tội phạm rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp. Nâng cao hiểu biết, nhận thức của các TCTD về rủi ro rửa tiền; Tăng cường công tác đào tạo nhằm đảo bảo các cán bộ, nhân viên của TCTD được đào tạo kiến thức phòng, chống rửa tiền một cách đầy đủ.

Việc chia sẻ dữ liệu giữa các TCTD vẫn khá rủi ro vì chưa có hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề này. Hơn nữa, vấn đề an ninh, bảo mật cũng là thách thức với các TCTD. Do vậy, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kiến nghị các TCTD cần nghiên cứu, đề xuất các cơ quan quản lý về cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý với các TCTD nhằm giúp các TCTD tối ưu nguồn lực, nâng cao hiệu quả phòng, chống rửa tiền.

M.H – VNBA News

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay