Thứ năm, 19/12/2024
   

Chuyển đổi số ngành ngân hàng mang lợi ích “kép”

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, thời gian qua, việc chuyển đổi số của các ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã mang lại lợi ích “kép” cho cả người dân và ngân hàng.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến: “Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số” tổ chức ngày 21/8/2023, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, ngành ngân hàng luôn tiên phong trong chuyển đổi số với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm. Các ngân hàng đã dành nguồn lực khoảng 15.000 tỷ đồng để đầu tư cho chuyển đổi số.

Thời gian qua, việc chuyển đổi số của các ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và khách hàng được hưởng nhiều lợi ích. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19, khi các hoạt động của người dân bị hạn chế nhưng mọi hoạt động giao dịch thanh toán vẫn thông suốt, đầy đủ và an toàn.

Đối với ngành ngân hàng, trước đây phải luôn chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn để phục vụ nhu cầu của khách hàng nhưng nhờ chuyển đổi số việc sử dụng tiền mặt đã giảm rấtthanh toán nhiều, biến ngân hàng trở thành ví tiền điện tử của người dân.

Với lượng giao dịch rất lớn mỗi ngày nhưng hệ thống ngân hàng vẫn đảm bảo giao dịch thông suốt, an toàn, các giao dịch thanh toán hoàn thành gần như tức thời tính bằng giây, đồng thời tối ưu hóa đáng kể nguồn nhân lực.

Tính đến tháng 6/2023, hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống đã tăng trưởng trên 23%. Ngoài ra, thanh toán thông qua POS, QR Code, Internet, Mobile,… cũng tăng cả về giá trị và số lượng. Trong khi đó lượng rút tiền mặt qua ATM cũng giảm khoảng 6,3%.

Trên cơ sở đó, có thể thấy hoạt động thanh toán của người dân đã dần hạn chế sử dụng tiền mặt. Qua thống kê, hiện đã có khoảng 40 ngân hàng mở tài khoản thanh toán qua eKYC cho khách hàng, với khoảng 11 triệu tài khoản thanh toán. Đối với hình thức mở tài khoản thanh toán thẻ, đã có khoảng 20 ngân hàng thực hiện mở theo hình thức này thông qua eKYC, với khoảng 10,8 triệu tài khoản.

Đặc biệt, với Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo. Sau khi Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước ký kết Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Đến nay, đã có khoảng 25 triệu tài khoản đã tích hợp dữ liệu dân cư với tài khoản ngân hàng.

Với “trái ngọt” kết quả từ chuyển đổi số đã mang lại lợi ích “kép” cho cả người dân và ngân hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và thực hiện chương trình toàn diện quốc gia. TS. Nguyễn Quốc Hùng tin tưởng chiến lược chuyển đổi số trong ngành ngân hàng sẽ hoàn thành trước thời hạn. Do các sản phẩm thích ứng của ngành ngân hàng phù hợp với nhu cầu lợi ích của người dân.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, bên cạnh những thành công thì cũng có những thách thức, rủi ro trong chuyển đổi số ngành ngân hàng. Thời gian qua, gian lận rủi ro trong thanh toán cũng tăng cao với diễn biến rất phức tạp và khó dự báo. Trong khi đó, người dân cùng doanh nghiệp đang bị phụ thuộc nhiều vào giao dịch điện tử.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, trong quá trình chuyển đổi số, các tổ chức tín dụng luôn đặt mục tiêu an toàn lên cao nhất. Việc triển khai hệ thống phần mềm và công nghệ luôn đảm bảo, an toàn. Tuy nhiên ở bất cứ lĩnh vực nào dù hiện đại đến đâu thì vẫn có kẽ hở và bị kẻ gian phát hiện, dùng các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản.

Chuyển đổi số ngành ngân hàng mang lợi ích “kép”
Quang cảnh buổi tọa đàm

Thời gian qua vẫn xảy ra tình trạng đối tượng xấu tung các “chiêu” lừa hết sức tinh vi khiến người dùng (khách hàng) đã vô tình cung cấp những thông tin mật khẩu, số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, OTP,… để kẻ gian lợi dụng, từ đó chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Thậm chí, kẻ gian còn lợi dụng việc nâng cấp SIM 4G, giả mạo nhà mạng để lừa khách hàng có nhu cầu nâng cấp SIM nhằm chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại. Khi đã chiếm được quyền sử dụng SIM điện thoại thì mọi hoạt động ngân hàng số trên SIM đó sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, để thúc đẩy chuyển đổi số cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Luật giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua có hiệu lực vào đầu năm 2024 cũng là cơ sở để các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện. Từ đó Ngân hàng Nhà nước cũng có chính sách về thanh toán, bảo lãnh, cho vay, lưu trữ hồ sơ,… để chuyển đổi số toàn diện hơn, phù hợp với Luật giao dịch điện tử.

TS. Nguyễn Quốc Hùng kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị định mới quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Đồng thời ban hành Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm (sandbox) có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng để đảm bảo chuyển số toàn diện hơn.

VNBA News

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay