Thứ hai, 18/11/2024
   

ACB thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế 20.058 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ lên 38.840 tỷ đồng trong năm 2023

Sáng 13/04/2023, tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, với 73,13% tỷ lệ cổ đông tham gia. Đại hội đã bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu lợi nhuận

Sáng 13/04/2023, tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, với 73,13% tỷ lệ cổ đông tham gia. Đại hội đã bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 20.058 tỷ đồng.

ACB thong qua ke hoach

Quang cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của ACB

Cụ thể, các cổ đông đã bầu 9 thành viên Hội đồng quản trị và các thành viên đã bầu ông Trần Hùng Huy làm Chủ tịch. Ban kiểm soát có 3 thành viên, ông Huỳnh Nghĩa Hiệp được bầu làm Trưởng ban.

Tại đại hội, ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - cho biết: “ACB đã thực hiện thành công các mục tiêu về tăng trưởng tổng tài sản; duy trì kết quả kinh doanh ở mức cao; đồng thời tuân thủ các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

Đại hội cũng đã thông qua 8 vấn đề như: (1) Kết quả hoạt động năm 2022 và định hướng hoạt động năm 2023; (2) Báo cáo của Ban kiểm soát; (3) Báo cáo tài chính; (4) Phân phối lợi nhuận năm 2022, kế hoạch lợi nhuận năm 2023; (5) Tăng vốn điều lệ từ cổ tức bằng cổ phần phổ thông; (6) Mức thù lao và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2023; (7) Bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ; và (8) Bổ sung nội dung về quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị tại Điều lệ.

Theo đó, kế hoạch kinh doanh năm 2023 của ACB, đạt lợi nhuận trước thuế trong cả năm là 20.058 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2022. Tổng tài sản đến cuối năm 2023 đạt 668.788 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tiền gửi với mục tiêu đạt 495.411 tỷ đồng, tăng 8,1% (bao gồm giấy tờ có giá) và dư nợ cho vay đạt 453.836 tỷ đồng, tăng 9,7%. Mức tăng hạn mức tín dụng thực tế sẽ được điều chỉnh khi được Ngân hàng Nhà nước cấp bổ sung). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Về phân phối lợi nhuận, Hội đồng quản trị đã trình và được ĐHĐCĐ thông qua chia cổ tức năm 2022 tổng tỷ lệ 25% (15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt). Cụ thể, ACB dự kiến phát hành hơn 506.6 triệu cổ phiếu để chia cổ tức 2022 với tỷ lệ 15%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 15 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia (theo kết quả kiểm toán tại thời điểm 31/12/2022).

Người sở hữu quyền nhận cổ phiếu sẽ không được phép chuyển nhượng quyền này. Cổ phiếu phát hành thêm sẽ được tự do chuyển nhượng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3/2023.

Như vậy, sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng.

Theo Tổng giám đốc ACB - ông Từ Tiến Phát, kết quả kinh doanh Quý 1/2023 của ACB là tương đối khả quan khi lợi nhuận toàn Tập đoàn ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ. Tình hình thanh khoản của ACB duy trì ở mức dồi dào, huy động tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 423 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2% so với đầu năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được ACB kiểm soát ở mức thấp dưới 1%.

Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT ACB cũng nhấn mạnh đến việc hệ thống hóa chương trình hành động về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), nhất là yếu tố E (môi trường) hướng tới mục tiêu Net Zero (phát thải ròng bằng 0) và xem đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của ACB.

(Nguồn: ACB)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay