Các hình thức lừa đảo
Đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ, công an,... yêu cầu người dùng tải, cài đặt các ứng dụng giả mạo (App Định danh điện tử, App Thuế điện tử, App Hệ thống bảo vệ Bộ công An, App An ninh mạng,...) có chứa mã độc và cấp quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại máy tính bảng/... hệ điều hành Android. Đối tượng lừa đảo sẽ theo dõi và kiểm soát thiết bị của khách hàng từ xa.
Ngoài ra, mạo danh nhân viên ngân hàng giới thiệu ưu đãi thẻ/vay, thông báo khách hàng nhận được khoản tiền chuyển nhầm, yêu khoản tiền chuyển nhầm, yêu cầu chuyển phí hồ sơ/phí bảo hiểm/phí dịch vụ, ... Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật (tên truy cập, mật khẩu, OTP, thông tin thẻ,...).
Rủi ro hoặc thiệt hại
Khách hàng có nguy cơ bị lộ hoặc bị mất thông tin bảo mật như: tên truy cập, mật khẩu, OTP, thông tin thẻ, ... Dẫn đến tiền trong tài khoản hoặc trong thẻ của khách hàng có khả năng bị chiếm đoạt hoặc bị lừa mất tiền.
Theo đó, ACB đã tổng hợp được bí quyết “3 Nhớ và 3 Không” để giúp khách hàng phòng tránh bị lừa đảo.
3 Nhớ
Một là, chỉ giao dịch với ACB qua ứng dụng ACB ONE, ACB ONE BIZ hoặc website tại https://online.acb.com.vn và https://buisiness.acb.com.vn
Hai là, nhập sai mật khẩu liên tiếp 5 lần để khóa quyền đăng nhập dịch vụ ngân hàng số qua các ứng dụng, website trên hoặc liên hệ ngay ngân hàng để tạm khóa các dịch vụ.
Ba là, chỉ tải và cài đặt các ứng dụng trực tiếp trên CHPlay (hệ điều hành Android) hoặc App Store (hệ điều hành iOS)
3 Không
Một là, không nhập tên đăng nhập, mật khẩu và OTP SMS/OTP Safekey vào các website lạ không phải https://online.acb.com.vn hoặc https:/business.acb.com.vn.
Hai là, không bấm vào các liên kết gửi qua tin nhắn/mạng xã hội từ nguồn tin chưa xác thực hoặc làm theo các hướng dẫn qua cuộc gọi mạo danh trên.
Ba là, không cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc.