Thứ ba, 01/10/2024
   

23 năm “thầm lặng” bảo vệ người gửi tiền

Ra đời trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị rung chuyển giữa cơn bão khủng hoảng kinh tế châu Á và hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân bị đổ vỡ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã phát huy vai trò là công cụ hiệu quả nhằm bảo vệ người gửi tiền và giữ an toàn hệ thống ngân hàng.

Ra đời trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị rung chuyển giữa cơn bão khủng hoảng kinh tế châu Á và hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân bị đổ vỡ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã phát huy vai trò là công cụ hiệu quả nhằm bảo vệ người gửi tiền và giữ an toàn hệ thống ngân hàng.

Ra đời từ giông bão

Cuối những năm 90 của thể kỷ XX, châu Á bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể không chịu những tác động nhất định, ảnh hưởng lên nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đã phát triển nở rộ, thực hiện nhiệm vụ nhận tiền gửi và cung ứng vốn tại chỗ vấp phải thử thách nặng nề. Việc phát triển quá nóng trong khi trình độ quản trị, năng lực quản lý và đạo đức nghề nghiệp của không ít cá nhân quản lý quỹ không theo kịp đã khiến một số QTDND rơi vào tình trạng sa sút, khó khăn. Những rủi ro, hạn chế này đã trở thành điểm yếu chí tử, khiến một số QTDND không vượt qua được khủng hoảng, dẫn tới mất khả năng chi trả hoặc phá sản. Trong bối cảnh đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) được thành lập ngày 9/11/1999 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Ngay sau khi đi vào hoạt động, song song với quá trình kiện toàn tổ chức, tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) còn non trẻ đã tham gia xử lý các QTDND bị đổ vỡ, đứng ra chi trả cho người gửi tiền, qua đó trấn an tâm lý người dân, góp phần giữ gìn trật tự, an ninh và an toàn xã hội tại nhiều địa phương. Cho tới nay, DIV đã chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại 39 tổ chức tham gia BHTG, đảm bảo quyền lợi cho những người gửi tiền quy mô nhỏ, dễ bị tổn thương.

Tại Việt Nam, DIV là tổ chức duy nhất được giao làm đầu mối trực tiếp triển khai chính sách BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy, DIV đã có những đóng góp tích cực vào tiến trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống các TCTD, tiêu biểu là đối với hệ thống QTDND - nơi người gửi tiền chủ yếu ở khu vực nông thôn. Thông qua triển khai các hoạt động nghiệp vụ BHTG, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền đã được đảm bảo, niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng ngày càng được củng cố, từ đó gia tăng uy tín, thúc đẩy quá trình huy động vốn của các TCTD.

TS. Võ Trí Thành nhận định, ngay từ khi ra đời, DIV đã gắn bó mật thiết với hệ thống QTDND, đóng vai trò như một điểm tựa hỗ trợ cho QTDND. Từ đó tới nay, QTDND nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung, cũng như DIV đều đã có những bước phát triển có ý nghĩa, đóng vai trò ngày càng lớn trong hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo vệ cho tiền gửi của người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, gồm 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 QTDND, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô. Trên thực tế, không chỉ trực tiếp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp người gửi tiền thông qua hoạt động chi trả tiền bảo hiểm, tổ chức BHTG còn thực thi một hệ thống các hoạt động nghiệp vụ chặt chẽ theo quy định của pháp luật để bảo vệ người gửi tiền.

Từ những chức năng, nhiệm vụ được giao, DIV đã thực hiện kiểm tra tại chỗ theo kế hoạch đối với các tổ chức tham gia BHTG, triển khai kiểm tra một số tổ chức tham gia BHTG theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giám sát từ xa đối với 100% tổ chức tham gia BHTG. Khi phát hiện các vấn đề sai sót, tồn tại cũng như các rủi ro, yếu kém, DIV báo cáo NHNN để chấn chỉnh, xử lý. Bên cạnh đó, DIV tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt, tiếp sức các tổ chức tín dụng gặp vấn đề khôi phục lại hoạt động bình thường thông qua việc miễn nộp phí, cho vay đặc biệt, đánh giá phương án tái cơ cấu... Nhờ vậy, từ năm 2015 cho tới nay chưa xảy ra đổ vỡ, phá sản tổ chức tham gia BHTG. Đặc biệt, từ sau khi Luật BHTG được Quốc hội thông qua vào năm 2012 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2013 cũng như Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi vào năm 2017, mới chỉ phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm tại QTDND Trần Cao (Hưng Yên) cuối năm 2013. Số lượng tổ chức tín dụng bị đổ vỡ đã giảm mạnh so với giai đoạn trước chính là kết quả thể hiện vai trò quan trọng của Luật BHTG cũng như những nỗ lực “thầm lặng” của DIV nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.

Hoàn thiện và phát triển theo mô hình tổ chức BHTG hiệu quả

Sau 23 năm kể từ khi thành lập, DIV đã có sự phát triển không ngừng. Tính đến hết tháng 9/2022, Quỹ dự phòng nghiệp vụ của DIV đã đạt khoảng 86 nghìn tỷ đồng, tăng 17.6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là nguồn lực tài chính để DIV sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm khi cần thiết, cũng như triển khai các nghiệp vụ hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

Ông Vũ Văn Long – Phó Tổng giám đốc DIV cho biết, trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng cũng như Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều đã đề cập đến DIV trong những vai trò mới nhằm tham gia sâu hơn, tích cực và hiệu quả hơn vào quá trình tái cơ cấu. Đây cũng là những giải pháp huy động nguồn lực của tổ chức BHTG một các hợp lý, qua đó hạn chế nguy cơ đổ vỡ tổ chức tín dụng và giảm nguy cơ mất an toàn hệ thống.

Trong thời gian qua, DIV đã thực hiện chỉ đạo của NHNN nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm đối với quá trình thực thi Luật BHTG, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất các nội dung cụ thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về BHTG.

Theo Phó Tổng giám đốc DIV Vũ Văn Long, các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG tựu chung lại sẽ thuộc 3 nhóm vấn đề:

Một là hoàn thiện cơ sở pháp lý theo thông lệ quốc tế, nhằm nâng cao vị thế, vai trò của DIV để tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD, nhằm bảo vệ tốt hơn, kịp thời hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Hai là sửa đổi, bổ sung các nội dung nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc phat ssinh trong quá trình triển khai Luật BHTG trong thời gian qua

Ba là sửa đổi Luật BHTG nhằm thống nhất với các Luật có liên quan như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, Luật Phá sản…

Bên cạnh đó, lãnh đạo DIV khẳng định, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế cũng như kỳ vọng của Đảng, Chính phủ, NHNN, tổ chức này sẽ chủ động, tích cực nâng cao năng lực tài chính, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền chính sách BHTG sẽ được đẩy mạnh, bao gồm cả tuyên truyền trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật BHTG để kịp thời nâng cao nhận thức công chúng, ghi nhận những phản hồi, qua đó không ngừng hoàn thiện chính sách quan trọng này.

Theo DIV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay